Tin tức
on Saturday 04-12-2021 5:02pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương
Các điều kiện nuôi cấy phôi như nhiệt độ, nồng độ khí, loại môi trường, độ ẩm, độ thẩm thấu là những yếu tố cần thiết và được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo cho sự phát triển của phôi đến giai đoạn phôi nang, trong đó bao gồm thông số về pH ngoại bào (pH môi trường nuôi cấy - pHe). Độ pH trong khoảng 7,2 - 7,4 đã được đề xuất để đảm bảo sự phát triển của phôi và giá trị này phụ thuộc vào từng hãng môi trường khác nhau. Giá trị của pHe có thể thay đổi tùy theo phương pháp đo, tỉ lệ phần trăm và chất lượng khí CO2 đã được cài đặt trong tủ cấy, loại và nồng độ hệ đệm, nhiệt độ và độ cao của trung tâm so với mực nước biển. Tất cả các điều kiện nuôi cấy phôi đều có tác động đến khả năng tồn tại của tế bào, đặc biệt là trên ti thể - nơi cung cấp ATP cho nhiều hoạt động khác nhau, sự thiếu hụt ti thể có thể tác động tiêu cực đến khả năng thụ tinh, phân chia tế bào và phân li nhiễm sắc thể. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Sinh Sản và Phôi học người Châu Âu (European Society of Human Reproduction and Embryology - ESHRE), môi trường có hệ đệm bicacbonat nên sử dụng nồng độ CO2 trong tủ cấy từ 5-7%. Dù vậy, không có giá trị pHe tối ưu trong nuôi cấy phôi. Hiện tại, CO2 được chấp nhận sử dụng rộng rãi nhưng chưa có nghiên cứu nào sử dụng noãn của một bệnh nhân để đánh giá nồng độ CO2 thích hợp nhất trong nuôi cấy phôi. Nghiên cứu này được thực hiện để phân tích mối liên hệ giữa nồng độ CO2 6% và 7% cũng như pHe khác nhau đến sự phát triển của phôi nang và tỉ lệ phôi nguyên bội từ noãn của một bệnh nhân.
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 7 - 2018 đến tháng 10 - 2019 trên 604 noãn MII của 44 chu kì ICSI kết hợp PGT-A. Noãn của một bệnh nhân được chia thành hai nhóm: nhóm nuôi cấy ở nồng độ CO2 6,0% (pHe = 7,374 ± 0,014) và nhóm nuôi cấy ở nồng độ CO2 7,0% (pHe = 7,300 ± 0,013), 5,0% O2 và 89,0% hoặc 88,0% N2. Sử dụng môi trường Global Total LP và nuôi cấy trong tủ G185 K-SYSTEM. Các biến phân tích là noãn thụ tinh bình thường (2PN), tỉ lệ phôi phân chia, tỉ lệ phôi nang, tỉ lệ phôi nang hữu dụng (phôi sinh thiết/2PN), và tỉ lệ phôi nguyên bội. Phôi nang được sinh thiết vào ngày thứ 5, thứ 6, hoặc 7 để phân tích di truyền và định lượng DNA ty thể (mtDNA) bằng phương pháp giải trình tự thế hệ mới.
Kết quả từ nghiên cứu:
- Không có sự khác biệt nào giữa nhóm CO2 6,0% và 7,0% về tỉ lệ thụ tinh bình thường và tỉ lệ phôi phân chia, tương ứng 72,3% so với 67,1%, p = 0,169 và 96,6% so với 96,3%, p = 0,897.
- Tỉ lệ phôi nang tương đương giữa nhóm CO2 6,0% và 7,0% (68,1% so với 64,2%, p = 0,409).
- Mặc dù tỉ lệ phôi nang hữu dụng không có sự khác biệt ở hai nhóm (54,3% so với 55,3%, p = 0,922), tổng tỉ lệ phôi nguyên bội giảm đáng kể khi so sánh giữa nhóm CO2 6,0% và 7,0%, tương ứng 58,7% so với 42,8%, p = 0,01.
- mtDNA trung bình của phôi thấp hơn đáng kể ở nhóm CO2 6,0% so với 7,0%, tương ứng 30,4 ± 9,1 so với 32,9 ± 10,3, p = 0,037.
Các kết quả từ nghiên cứu cho thấy sự phát triển phôi nang không bị ảnh hưởng khi phôi được nuôi cấy ở nồng độ CO2 6,0% hoặc 7,0%, trong khi đó tỉ lệ phôi nguyên bội giảm đáng kể ở nồng độ CO2 cao hơn, tương ứng ở pHe thấp hơn. Cuối cùng, nhóm tác giả đề nghị mỗi trung tâm IVF nên xác định nồng độ CO2 tối ưu nhằm đảm bảo kết quả nuôi cấy phôi tốt nhất.
Tài liệu tham khảo:
Abdala A, Elkhatib I, Bayram A và cộng sự. Different CO2 settings (6.0% vs 7.0%) do have an impact on extracellular pH of culture medium (pHe) and euploidy rates rather than on blastocyst development: a sibling oocyte study. J Assist Reprod Genet. 2021 Aug 26; 1-9.
Các điều kiện nuôi cấy phôi như nhiệt độ, nồng độ khí, loại môi trường, độ ẩm, độ thẩm thấu là những yếu tố cần thiết và được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo cho sự phát triển của phôi đến giai đoạn phôi nang, trong đó bao gồm thông số về pH ngoại bào (pH môi trường nuôi cấy - pHe). Độ pH trong khoảng 7,2 - 7,4 đã được đề xuất để đảm bảo sự phát triển của phôi và giá trị này phụ thuộc vào từng hãng môi trường khác nhau. Giá trị của pHe có thể thay đổi tùy theo phương pháp đo, tỉ lệ phần trăm và chất lượng khí CO2 đã được cài đặt trong tủ cấy, loại và nồng độ hệ đệm, nhiệt độ và độ cao của trung tâm so với mực nước biển. Tất cả các điều kiện nuôi cấy phôi đều có tác động đến khả năng tồn tại của tế bào, đặc biệt là trên ti thể - nơi cung cấp ATP cho nhiều hoạt động khác nhau, sự thiếu hụt ti thể có thể tác động tiêu cực đến khả năng thụ tinh, phân chia tế bào và phân li nhiễm sắc thể. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Sinh Sản và Phôi học người Châu Âu (European Society of Human Reproduction and Embryology - ESHRE), môi trường có hệ đệm bicacbonat nên sử dụng nồng độ CO2 trong tủ cấy từ 5-7%. Dù vậy, không có giá trị pHe tối ưu trong nuôi cấy phôi. Hiện tại, CO2 được chấp nhận sử dụng rộng rãi nhưng chưa có nghiên cứu nào sử dụng noãn của một bệnh nhân để đánh giá nồng độ CO2 thích hợp nhất trong nuôi cấy phôi. Nghiên cứu này được thực hiện để phân tích mối liên hệ giữa nồng độ CO2 6% và 7% cũng như pHe khác nhau đến sự phát triển của phôi nang và tỉ lệ phôi nguyên bội từ noãn của một bệnh nhân.
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 7 - 2018 đến tháng 10 - 2019 trên 604 noãn MII của 44 chu kì ICSI kết hợp PGT-A. Noãn của một bệnh nhân được chia thành hai nhóm: nhóm nuôi cấy ở nồng độ CO2 6,0% (pHe = 7,374 ± 0,014) và nhóm nuôi cấy ở nồng độ CO2 7,0% (pHe = 7,300 ± 0,013), 5,0% O2 và 89,0% hoặc 88,0% N2. Sử dụng môi trường Global Total LP và nuôi cấy trong tủ G185 K-SYSTEM. Các biến phân tích là noãn thụ tinh bình thường (2PN), tỉ lệ phôi phân chia, tỉ lệ phôi nang, tỉ lệ phôi nang hữu dụng (phôi sinh thiết/2PN), và tỉ lệ phôi nguyên bội. Phôi nang được sinh thiết vào ngày thứ 5, thứ 6, hoặc 7 để phân tích di truyền và định lượng DNA ty thể (mtDNA) bằng phương pháp giải trình tự thế hệ mới.
Kết quả từ nghiên cứu:
- Không có sự khác biệt nào giữa nhóm CO2 6,0% và 7,0% về tỉ lệ thụ tinh bình thường và tỉ lệ phôi phân chia, tương ứng 72,3% so với 67,1%, p = 0,169 và 96,6% so với 96,3%, p = 0,897.
- Tỉ lệ phôi nang tương đương giữa nhóm CO2 6,0% và 7,0% (68,1% so với 64,2%, p = 0,409).
- Mặc dù tỉ lệ phôi nang hữu dụng không có sự khác biệt ở hai nhóm (54,3% so với 55,3%, p = 0,922), tổng tỉ lệ phôi nguyên bội giảm đáng kể khi so sánh giữa nhóm CO2 6,0% và 7,0%, tương ứng 58,7% so với 42,8%, p = 0,01.
- mtDNA trung bình của phôi thấp hơn đáng kể ở nhóm CO2 6,0% so với 7,0%, tương ứng 30,4 ± 9,1 so với 32,9 ± 10,3, p = 0,037.
Các kết quả từ nghiên cứu cho thấy sự phát triển phôi nang không bị ảnh hưởng khi phôi được nuôi cấy ở nồng độ CO2 6,0% hoặc 7,0%, trong khi đó tỉ lệ phôi nguyên bội giảm đáng kể ở nồng độ CO2 cao hơn, tương ứng ở pHe thấp hơn. Cuối cùng, nhóm tác giả đề nghị mỗi trung tâm IVF nên xác định nồng độ CO2 tối ưu nhằm đảm bảo kết quả nuôi cấy phôi tốt nhất.
Tài liệu tham khảo:
Abdala A, Elkhatib I, Bayram A và cộng sự. Different CO2 settings (6.0% vs 7.0%) do have an impact on extracellular pH of culture medium (pHe) and euploidy rates rather than on blastocyst development: a sibling oocyte study. J Assist Reprod Genet. 2021 Aug 26; 1-9.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cải thiện kết quả lâm sàng ở những phôi ngày 3 có số phôi bào ít bằng cách nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang, trữ lạnh và chuyển phôi trữ sau đó - Ngày đăng: 04-12-2021
Tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy sau khi bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung - cần đông lạnh bao nhiêu noãn? - Ngày đăng: 04-12-2021
Tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy sau khi bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung - cần đông lạnh bao nhiêu noãn? - Ngày đăng: 04-12-2021
Sự hình thành phôi nang là tương tự nhau giữa phụ nữ béo phì và phụ nữ có cân nặng bình thường: một nghiên cứu động học hình thái phôi - Ngày đăng: 04-12-2021
Chất lượng phôi, tỷ lệ nguyên bội và kết quả chuyển phôi trên phôi nang có giới tính nam so với nữ - Ngày đăng: 03-12-2021
Tác động của nhiệt độ môi trường xung quanh lên dự trữ buồng trứng - Ngày đăng: 03-12-2021
Kỹ thuật hỗ trợ thoát màng bằng cách làm mỏng màng ZP bằng tia laser không giúp cải thiện tỷ lệ thai của phôi nang chất lượng kém trong chu kỳ chuyển phôi trữ: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 30-11-2021
Mối tương quan giữa uống nước ngọt và chức năng tinh hoàn ở nam giới trẻ tuổi - Ngày đăng: 30-11-2021
Mối liên hệ giữa trầm cảm, stress oxy hóa và chất lượng tinh dịch từ 1.000 nam giới khỏe mạnh - Ngày đăng: 30-11-2021
Giá trị dự đoán của các kiểu bào tương hạt ở các noãn MII trong IVF: phần II, noãn hiến tặng trong chu kỳ xin-cho noãn - Ngày đăng: 30-11-2021
Quan điểm hiện tại về trữ noãn xã hội - Ngày đăng: 28-11-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK