Tin tức
on Monday 06-12-2021 7:28am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Lê Thị Bích Phượng- IVFMD Phú Nhuận
Không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch sau ly tâm (Azoospermia) chiếm khoảng 10% - 20% nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Trong những trường hợp này, tinh trùng của bệnh nhân sẽ được thu nhận từ phẫu thuật mào tinh hoặc tinh hoàn, và một tỉ lệ lớn tinh trùng từ thủ thuật thường di động kém hoặc bất động hoàn toàn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng noãn vẫn có thể thụ tinh với tinh trùng sống nhưng bất động, điều này cho thấy tầm quan trọng của sự sống hơn là sự di động ở tinh trùng. Một số nghiên cứu đã báo cáo về kết quả thai thành công và có trẻ sinh sống khoẻ mạnh từ những chu kỳ sử dụng tinh trùng từ thủ thuật. Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ phôi hữu dụng từ những chu kỳ này thấp hơn đáng kể so với chu kỳ ICSI sử dụng tinh trùng di động. Bên cạnh đó, lựa chọn tinh trùng bất động để ICSI gây không ít khó khăn cho chuyên viên phôi học. Do đó, cần có các phương pháp lựa chọn tinh trùng bất động còn sống để sử dụng cho ICSI.
Có nhiều hướng tiếp cận để phát hiện tinh trùng bất động còn sống, những kỹ thuật này bao gồm thử nghiệm nhược trương (HOST), sử dụng hoá chất để cảm ứng cử động đuôi tinh trùng hay sử dụng laser. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng laser để lựa chọn tinh trùng bất động cho ICSI là kỹ thuật tối ưu hơn so với những kỹ thuật khác. ICSI những tinh trùng bất động được thu nhận sau khi hỗ trợ laser cho tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ phôi phân chia tương đương với việc sử dụng tinh trùng di động thu nhận từ tinh hoàn. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, có rất ít dữ liệu về việc liệu rằng sử dụng laser để lựa chọn tinh trùng có ảnh hưởng đến kết quả sản khoa và kết quả sơ sinh của trẻ sinh ra từ chu kỳ ICSI hay không. Do đó Huanhua Chen và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của phương pháp lựa chọn tinh trùng bất động thu nhận từ tinh hoàn bằng laser lên kết quả thai và em bé sinh của bệnh nhân.
Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên những bệnh nhân có chu kỳ ICSI sử dụng tinh trùng thu nhận từ chọc hút tinh hoàn (TESA) từ tháng 06/2014 đến tháng 06/2018. Tiêu chuẩn nhận bao gồm các chu kỳ TESA - ICSI sử dụng tinh trùng tươi hoặc trữ. Tiêu chuẩn loại bao gồm các chu kỳ không có phôi hữu dụng, và thực hiện chuyển phôi tại giai đoạn tuổi phôi ngày 1, ngày 2. Tất cả những bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chia thành 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng dựa vào việc sử dụng tinh trùng di động hay bất động để ICSI. Ở nhóm thử nghiệm, laser được sử dụng để lựa chọn tinh trùng bất động. Ở nhóm chứng, sử dụng những tinh trùng di động để ICSI. Kỹ thuật TESA được thực hiện chính trên những nam giới được chẩn đoán vô sinh do tắc (OA) hoặc không do tắc (NOA). Một số trường hợp cryptozoospermia, không có ống dẫn tinh bẩm sinh, xuất tinh ngược dòng, không lấy được tinh dịch vào ngày vợ chọc hút cũng được thu nhận tinh trùng bằng kỹ thuật TESA và được nhận vào nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng tia laser có cường độ khoảng 200 J với thời gian khoảng 2ms, những tinh trùng có đuôi cuộn tròn sau khi bắn laser được xem là sống, những tinh trùng không phản ứng lại với laser được xem là chết. Tiêu chuẩn đầu tiên để lựa chọn tinh trùng là tinh trùng phải còn sống. Nếu có nhiều tinh trùng sống để thụ tinh với noãn thì lúc đó sẽ tiến hành lựa chọn hình dạng tinh trùng.
Tổng cộng có 132 chu kỳ ICSI tham gia nghiên cứu với 33 chu kỳ ở nhóm thử nghiệm và 99 chu kỳ ở nhóm đối chứng. Khi đánh giá các thông số đặc điểm nền của bệnh nhân, nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm thử nghiệm và đối chứng ở các thông số độ tuổi trung bình, số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm, BMI, thời gian vô sinh, lượng FSH và LH nền (P > 0,05). Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về các yếu tố vô sinh dẫn đến việc sử dụng tinh trùng TESA giữa hai nhóm (P > 0,05).
Không có sự khác biệt nào được tìm thấy về tỉ lệ thụ tinh (78,17% so với 80,48%), tỉ lệ tạo phôi phân chia (95,76% so với 96,59%); tỉ lệ phôi ngày 3 loại 1 (44,65% so với 43,14%); tỉ lệ phôi hữu dụng (46,49% so với 50,07%) giữa nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng (P > 0,05). Trong chu kỳ chuyển phôi tươi, tỉ lệ thai lâm sàng (64,00% so với 45,33%), tỉ lệ làm tổ (45,95% so với 34,86%), tỉ lệ sẩy thai (12,50% so với 11,76%) và tỉ lệ sinh sống (56,00% so với 38,67%) không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (P > 0,05). Trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, không có sự khác biệt nào được tìm thấy giữa tỉ lệ thai lâm sàng (58,33% so với 49,41%), tỉ lệ làm tổ (53,57% so với 46,24%) và tỉ lệ sinh sống (41,67% so với 40,00%) giữa hai nhóm (P > 0,05). Tỉ lệ sinh sống cộng dồn (69,70% so với 60,61%) ở nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm chứng nhưng không có khác biệt thống kê (P > 0,05).
Về kết cục trẻ sinh sống, có tổng cộng 94 trẻ được sinh ra bao gồm 6 trẻ sinh đôi trong nhóm nghiên cứu và 8 trẻ sinh đôi trong nhóm đối chứng. Không có sự khác biệt về tuổi thai trung bình (38,26 ± 1,28 tuần so với 38,37 ± 1,35 tuần), tỉ lệ sinh non (11,11% so với 7,46%), cân nặng trung bình lúc sinh (2894,82 gam ± 623,32 so với 3101,34 gam ± 435,04) và tỷ lệ dị tật (0,00% so với 1,49%) giữa nhóm thử nghiệm và nhóm chứng (P > 0,05). Nghiên cứu cũng báo cáo rằng không có sự khác biệt về kết quả sản khoa giữa nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng (P > 0,05).
Như vậy, với mục tiêu đánh giá tính hiệu quả và an toàn của việc sử dụng laser trong lựa chọn tinh trùng bất động ở những chu kỳ TESA- ICSI, nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về kết quả phôi, kết quả thai, kết quả sản khoa và kết cục trẻ sinh ở nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả nghiên cứu này giúp cung cấp thêm chứng cứ y văn cho việc sử dụng laser để lựa chọn tinh trùng bất động nhưng còn sống trong phòng thí nghiệm phôi học. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế như cỡ mẫu nhỏ, chưa thực hiện so sánh theo nhóm bệnh nhận chuyển phôi phân chia và phôi nang và chưa theo dõi đến sự phát triển của trẻ. Do đó, cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu với cỡ mẫu lớn hơn.
Nguồn: Huanhua Chen và cộng sự (2021). Laser-assisted selection of immotile spermatozoa has no effect on obstetric and neonatal outcomes of TESA-ICSI pregnancies. Reproductive Biology and Endocrinology. 10.1186/s12958-021-00835-9
Không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch sau ly tâm (Azoospermia) chiếm khoảng 10% - 20% nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Trong những trường hợp này, tinh trùng của bệnh nhân sẽ được thu nhận từ phẫu thuật mào tinh hoặc tinh hoàn, và một tỉ lệ lớn tinh trùng từ thủ thuật thường di động kém hoặc bất động hoàn toàn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng noãn vẫn có thể thụ tinh với tinh trùng sống nhưng bất động, điều này cho thấy tầm quan trọng của sự sống hơn là sự di động ở tinh trùng. Một số nghiên cứu đã báo cáo về kết quả thai thành công và có trẻ sinh sống khoẻ mạnh từ những chu kỳ sử dụng tinh trùng từ thủ thuật. Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ phôi hữu dụng từ những chu kỳ này thấp hơn đáng kể so với chu kỳ ICSI sử dụng tinh trùng di động. Bên cạnh đó, lựa chọn tinh trùng bất động để ICSI gây không ít khó khăn cho chuyên viên phôi học. Do đó, cần có các phương pháp lựa chọn tinh trùng bất động còn sống để sử dụng cho ICSI.
Có nhiều hướng tiếp cận để phát hiện tinh trùng bất động còn sống, những kỹ thuật này bao gồm thử nghiệm nhược trương (HOST), sử dụng hoá chất để cảm ứng cử động đuôi tinh trùng hay sử dụng laser. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng laser để lựa chọn tinh trùng bất động cho ICSI là kỹ thuật tối ưu hơn so với những kỹ thuật khác. ICSI những tinh trùng bất động được thu nhận sau khi hỗ trợ laser cho tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ phôi phân chia tương đương với việc sử dụng tinh trùng di động thu nhận từ tinh hoàn. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, có rất ít dữ liệu về việc liệu rằng sử dụng laser để lựa chọn tinh trùng có ảnh hưởng đến kết quả sản khoa và kết quả sơ sinh của trẻ sinh ra từ chu kỳ ICSI hay không. Do đó Huanhua Chen và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của phương pháp lựa chọn tinh trùng bất động thu nhận từ tinh hoàn bằng laser lên kết quả thai và em bé sinh của bệnh nhân.
Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên những bệnh nhân có chu kỳ ICSI sử dụng tinh trùng thu nhận từ chọc hút tinh hoàn (TESA) từ tháng 06/2014 đến tháng 06/2018. Tiêu chuẩn nhận bao gồm các chu kỳ TESA - ICSI sử dụng tinh trùng tươi hoặc trữ. Tiêu chuẩn loại bao gồm các chu kỳ không có phôi hữu dụng, và thực hiện chuyển phôi tại giai đoạn tuổi phôi ngày 1, ngày 2. Tất cả những bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chia thành 2 nhóm thử nghiệm và đối chứng dựa vào việc sử dụng tinh trùng di động hay bất động để ICSI. Ở nhóm thử nghiệm, laser được sử dụng để lựa chọn tinh trùng bất động. Ở nhóm chứng, sử dụng những tinh trùng di động để ICSI. Kỹ thuật TESA được thực hiện chính trên những nam giới được chẩn đoán vô sinh do tắc (OA) hoặc không do tắc (NOA). Một số trường hợp cryptozoospermia, không có ống dẫn tinh bẩm sinh, xuất tinh ngược dòng, không lấy được tinh dịch vào ngày vợ chọc hút cũng được thu nhận tinh trùng bằng kỹ thuật TESA và được nhận vào nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng tia laser có cường độ khoảng 200 J với thời gian khoảng 2ms, những tinh trùng có đuôi cuộn tròn sau khi bắn laser được xem là sống, những tinh trùng không phản ứng lại với laser được xem là chết. Tiêu chuẩn đầu tiên để lựa chọn tinh trùng là tinh trùng phải còn sống. Nếu có nhiều tinh trùng sống để thụ tinh với noãn thì lúc đó sẽ tiến hành lựa chọn hình dạng tinh trùng.
Tổng cộng có 132 chu kỳ ICSI tham gia nghiên cứu với 33 chu kỳ ở nhóm thử nghiệm và 99 chu kỳ ở nhóm đối chứng. Khi đánh giá các thông số đặc điểm nền của bệnh nhân, nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm thử nghiệm và đối chứng ở các thông số độ tuổi trung bình, số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm, BMI, thời gian vô sinh, lượng FSH và LH nền (P > 0,05). Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về các yếu tố vô sinh dẫn đến việc sử dụng tinh trùng TESA giữa hai nhóm (P > 0,05).
Không có sự khác biệt nào được tìm thấy về tỉ lệ thụ tinh (78,17% so với 80,48%), tỉ lệ tạo phôi phân chia (95,76% so với 96,59%); tỉ lệ phôi ngày 3 loại 1 (44,65% so với 43,14%); tỉ lệ phôi hữu dụng (46,49% so với 50,07%) giữa nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng (P > 0,05). Trong chu kỳ chuyển phôi tươi, tỉ lệ thai lâm sàng (64,00% so với 45,33%), tỉ lệ làm tổ (45,95% so với 34,86%), tỉ lệ sẩy thai (12,50% so với 11,76%) và tỉ lệ sinh sống (56,00% so với 38,67%) không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (P > 0,05). Trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, không có sự khác biệt nào được tìm thấy giữa tỉ lệ thai lâm sàng (58,33% so với 49,41%), tỉ lệ làm tổ (53,57% so với 46,24%) và tỉ lệ sinh sống (41,67% so với 40,00%) giữa hai nhóm (P > 0,05). Tỉ lệ sinh sống cộng dồn (69,70% so với 60,61%) ở nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm chứng nhưng không có khác biệt thống kê (P > 0,05).
Về kết cục trẻ sinh sống, có tổng cộng 94 trẻ được sinh ra bao gồm 6 trẻ sinh đôi trong nhóm nghiên cứu và 8 trẻ sinh đôi trong nhóm đối chứng. Không có sự khác biệt về tuổi thai trung bình (38,26 ± 1,28 tuần so với 38,37 ± 1,35 tuần), tỉ lệ sinh non (11,11% so với 7,46%), cân nặng trung bình lúc sinh (2894,82 gam ± 623,32 so với 3101,34 gam ± 435,04) và tỷ lệ dị tật (0,00% so với 1,49%) giữa nhóm thử nghiệm và nhóm chứng (P > 0,05). Nghiên cứu cũng báo cáo rằng không có sự khác biệt về kết quả sản khoa giữa nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng (P > 0,05).
Như vậy, với mục tiêu đánh giá tính hiệu quả và an toàn của việc sử dụng laser trong lựa chọn tinh trùng bất động ở những chu kỳ TESA- ICSI, nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về kết quả phôi, kết quả thai, kết quả sản khoa và kết cục trẻ sinh ở nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả nghiên cứu này giúp cung cấp thêm chứng cứ y văn cho việc sử dụng laser để lựa chọn tinh trùng bất động nhưng còn sống trong phòng thí nghiệm phôi học. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế như cỡ mẫu nhỏ, chưa thực hiện so sánh theo nhóm bệnh nhận chuyển phôi phân chia và phôi nang và chưa theo dõi đến sự phát triển của trẻ. Do đó, cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu với cỡ mẫu lớn hơn.
Nguồn: Huanhua Chen và cộng sự (2021). Laser-assisted selection of immotile spermatozoa has no effect on obstetric and neonatal outcomes of TESA-ICSI pregnancies. Reproductive Biology and Endocrinology. 10.1186/s12958-021-00835-9
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hình ảnh trao đổi chất của các tế bào cumulus cho thấy các mối liên quan giữa các kiểu trao đổi chất của các tế bào cumulus với các yếu tố lâm sàng của bệnh nhân và sự trưởng thành noãn - Ngày đăng: 06-12-2021
Thiết lập nồng độ CO2 khác nhau (6,0% so với 7,0%) ảnh hưởng đến pH của môi trường nuôi cấy (pHe) và tỉ lệ phôi nguyên bội hơn sự phát triển của phôi nang: một nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 04-12-2021
Cải thiện kết quả lâm sàng ở những phôi ngày 3 có số phôi bào ít bằng cách nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang, trữ lạnh và chuyển phôi trữ sau đó - Ngày đăng: 04-12-2021
Tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy sau khi bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung - cần đông lạnh bao nhiêu noãn? - Ngày đăng: 04-12-2021
Tỉ lệ trẻ sinh sống tích lũy sau khi bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung - cần đông lạnh bao nhiêu noãn? - Ngày đăng: 04-12-2021
Sự hình thành phôi nang là tương tự nhau giữa phụ nữ béo phì và phụ nữ có cân nặng bình thường: một nghiên cứu động học hình thái phôi - Ngày đăng: 04-12-2021
Chất lượng phôi, tỷ lệ nguyên bội và kết quả chuyển phôi trên phôi nang có giới tính nam so với nữ - Ngày đăng: 03-12-2021
Tác động của nhiệt độ môi trường xung quanh lên dự trữ buồng trứng - Ngày đăng: 03-12-2021
Kỹ thuật hỗ trợ thoát màng bằng cách làm mỏng màng ZP bằng tia laser không giúp cải thiện tỷ lệ thai của phôi nang chất lượng kém trong chu kỳ chuyển phôi trữ: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 30-11-2021
Mối tương quan giữa uống nước ngọt và chức năng tinh hoàn ở nam giới trẻ tuổi - Ngày đăng: 30-11-2021
Mối liên hệ giữa trầm cảm, stress oxy hóa và chất lượng tinh dịch từ 1.000 nam giới khỏe mạnh - Ngày đăng: 30-11-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK