Tin tức
on Saturday 30-10-2021 10:36pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Đông lạnh tinh trùng đã phát triển như một chiến lược quan trọng để bảo tồn khả năng sinh sản và hỗ trợ sinh sản ở người. Các phương pháp đông lạnh tinh trùng bao gồm đông lạnh chậm, đông lạnh nhanh và thuỷ tinh hoá. Mặc dù đông lạnh chậm vẫn được sử dụng rộng rãi để đông lạnh tinh trùng người, nhưng phương pháp này tốn thời gian và các chất bảo vệ đông lạnh (cryoprotective agents - CPA) thẩm thấu như glycerol có thể gây độc tế bào trong quá trình đông lạnh. Do đó, nghiên cứu về đông lạnh tinh trùng người đã được chuyển sang đông lạnh nhanh và thủy tinh hóa bằng cách sử dụng CPA không thẩm thấu, chẳng hạn như sucrose và trehalose. Đông lạnh nhanh và thủy tinh hóa bằng cách sử dụng CPA không thẩm thấu không chỉ hiệu quả về chi phí, nhanh hơn và đơn giản hơn mà còn vượt trội hơn so với đông lạnh chậm trong việc bảo vệ khả năng di động và tính toàn vẹn DNA của tinh trùng. Tuy nhiên, vẫn chưa chắc chắn phương pháp nào trong số hai phương pháp này tốt hơn cho việc đông lạnh tinh trùng người. Bên cạnh đó, mặc dù sucrose ở nồng độ 0,25 mol/l đã được sử dụng để đông lạnh tinh trùng người, các nghiên cứu về nồng độ sucrose tối ưu để đông lạnh nhanh và thủy tinh hóa rất hạn chế. Do đó, Huanhuan Hu và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định nồng độ tối ưu của sucrose để đông lạnh tinh trùng và so sánh hiệu quả bảo vệ lạnh của quá trình đông lạnh nhanh so với thủy tinh hóa bằng cách sử dụng sucrose làm CPA và các hệ thống cọng rạ kín khác nhau đối với độ di động và tính toàn vẹn DNA của tinh trùng.
Nghiên cứu thực hiện trên 18 người tình nguyện khỏe mạnh ở độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi. Nghiên cứu sử dụng các nồng độ sucrose là 0; 0,125; 0,25 và 0,5 mol/l với 4 mục đích là (1) So sánh hiệu quả bảo vệ lạnh của thủy tinh hóa với các nồng độ sucrose khác nhau trên tổng độ di động và độ di động tiến tới của tinh trùng bằng cách sử dụng cọng rạ tiêu chuẩn 0,5 ml (cryostraws); (2) So sánh đông lạnh nhanh với thuỷ tinh hoá bằng cách sử dụng 0,25 mol/l sucrose và cọng rạ tiêu chuẩn 0,5 ml về tổng độ di động và độ di động tiến tới của tinh trùng; (3) So sánh đông lạnh nhanh trong cọng rạ tiêu chuẩn 0,5 ml so với thuỷ tinh hoá trong hệ thống straw-in-straw sử dụng sucrose 0,25 mol/l về tổng độ di động và độ di động tiến tới của tinh trùng; (4) So sánh đông lạnh nhanh trong cọng rạ tiêu chuẩn 0,5 ml với thuỷ tinh hoá trong hệ thống straw-in-straw sử dụng 0,25 mol/l sucrose về tính toàn vẹn DNA của tinh trùng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: (1) Nồng độ sucrose tối ưu cho quá trình thủy tinh hóa là 0,25 mol/l trong số các nồng độ 0; 0,125; 0,25 và 0,5 mol/l được thử nghiệm; (2) Tổng độ di động và độ di động tiến tới của tinh trùng sau khi đông lạnh tốt hơn đáng kể với phương pháp đông lạnh nhanh so với thủy tinh hóa trong cọng rạ tiêu chuẩn 0,5 ml (P < 0,05); và (3) Tổng độ di động và độ di động tiến tới của tinh trùng sau khi đông lạnh tốt hơn đáng kể với phương pháp thủy tinh hóa trong hệ thống straw-in-straw so với đông lạnh nhanh trong cọng rạ tiêu chuẩn 0,5 ml (P < 0,05), nhưng không có sự khác biệt nào về mức độ phân mảnh DNA tinh trùng giữa hai phương pháp (P > 0,05).
Nghiên cứu cho thấy rằng sucrose ở nồng độ 0,25 mol/l thích hợp cho phương pháp đông lạnh nhanh và thủy tinh hóa của tinh trùng người, và việc đông lạnh tinh trùng có thể đạt được với phương pháp đông lạnh nhanh sử dụng cọng rạ tiêu chuẩn kín 0,5 ml hoặc bằng cách thủy tinh hóa bằng hệ thống straw-in-straw mới làm bằng cọng rạ tiêu chuẩn 0,25 ml và 0,5 ml.
Tài liệu tham khảo: Huanhuan Hu, Guojie Ji, Xiaowei Shi và cộng sự. Comparison of rapid freezing versus vitrification for human sperm cryopreservation using sucrose in closed straw systems. Cell Tissue Bank. 2020.
Đông lạnh tinh trùng đã phát triển như một chiến lược quan trọng để bảo tồn khả năng sinh sản và hỗ trợ sinh sản ở người. Các phương pháp đông lạnh tinh trùng bao gồm đông lạnh chậm, đông lạnh nhanh và thuỷ tinh hoá. Mặc dù đông lạnh chậm vẫn được sử dụng rộng rãi để đông lạnh tinh trùng người, nhưng phương pháp này tốn thời gian và các chất bảo vệ đông lạnh (cryoprotective agents - CPA) thẩm thấu như glycerol có thể gây độc tế bào trong quá trình đông lạnh. Do đó, nghiên cứu về đông lạnh tinh trùng người đã được chuyển sang đông lạnh nhanh và thủy tinh hóa bằng cách sử dụng CPA không thẩm thấu, chẳng hạn như sucrose và trehalose. Đông lạnh nhanh và thủy tinh hóa bằng cách sử dụng CPA không thẩm thấu không chỉ hiệu quả về chi phí, nhanh hơn và đơn giản hơn mà còn vượt trội hơn so với đông lạnh chậm trong việc bảo vệ khả năng di động và tính toàn vẹn DNA của tinh trùng. Tuy nhiên, vẫn chưa chắc chắn phương pháp nào trong số hai phương pháp này tốt hơn cho việc đông lạnh tinh trùng người. Bên cạnh đó, mặc dù sucrose ở nồng độ 0,25 mol/l đã được sử dụng để đông lạnh tinh trùng người, các nghiên cứu về nồng độ sucrose tối ưu để đông lạnh nhanh và thủy tinh hóa rất hạn chế. Do đó, Huanhuan Hu và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định nồng độ tối ưu của sucrose để đông lạnh tinh trùng và so sánh hiệu quả bảo vệ lạnh của quá trình đông lạnh nhanh so với thủy tinh hóa bằng cách sử dụng sucrose làm CPA và các hệ thống cọng rạ kín khác nhau đối với độ di động và tính toàn vẹn DNA của tinh trùng.
Nghiên cứu thực hiện trên 18 người tình nguyện khỏe mạnh ở độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi. Nghiên cứu sử dụng các nồng độ sucrose là 0; 0,125; 0,25 và 0,5 mol/l với 4 mục đích là (1) So sánh hiệu quả bảo vệ lạnh của thủy tinh hóa với các nồng độ sucrose khác nhau trên tổng độ di động và độ di động tiến tới của tinh trùng bằng cách sử dụng cọng rạ tiêu chuẩn 0,5 ml (cryostraws); (2) So sánh đông lạnh nhanh với thuỷ tinh hoá bằng cách sử dụng 0,25 mol/l sucrose và cọng rạ tiêu chuẩn 0,5 ml về tổng độ di động và độ di động tiến tới của tinh trùng; (3) So sánh đông lạnh nhanh trong cọng rạ tiêu chuẩn 0,5 ml so với thuỷ tinh hoá trong hệ thống straw-in-straw sử dụng sucrose 0,25 mol/l về tổng độ di động và độ di động tiến tới của tinh trùng; (4) So sánh đông lạnh nhanh trong cọng rạ tiêu chuẩn 0,5 ml với thuỷ tinh hoá trong hệ thống straw-in-straw sử dụng 0,25 mol/l sucrose về tính toàn vẹn DNA của tinh trùng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: (1) Nồng độ sucrose tối ưu cho quá trình thủy tinh hóa là 0,25 mol/l trong số các nồng độ 0; 0,125; 0,25 và 0,5 mol/l được thử nghiệm; (2) Tổng độ di động và độ di động tiến tới của tinh trùng sau khi đông lạnh tốt hơn đáng kể với phương pháp đông lạnh nhanh so với thủy tinh hóa trong cọng rạ tiêu chuẩn 0,5 ml (P < 0,05); và (3) Tổng độ di động và độ di động tiến tới của tinh trùng sau khi đông lạnh tốt hơn đáng kể với phương pháp thủy tinh hóa trong hệ thống straw-in-straw so với đông lạnh nhanh trong cọng rạ tiêu chuẩn 0,5 ml (P < 0,05), nhưng không có sự khác biệt nào về mức độ phân mảnh DNA tinh trùng giữa hai phương pháp (P > 0,05).
Nghiên cứu cho thấy rằng sucrose ở nồng độ 0,25 mol/l thích hợp cho phương pháp đông lạnh nhanh và thủy tinh hóa của tinh trùng người, và việc đông lạnh tinh trùng có thể đạt được với phương pháp đông lạnh nhanh sử dụng cọng rạ tiêu chuẩn kín 0,5 ml hoặc bằng cách thủy tinh hóa bằng hệ thống straw-in-straw mới làm bằng cọng rạ tiêu chuẩn 0,25 ml và 0,5 ml.
Tài liệu tham khảo: Huanhuan Hu, Guojie Ji, Xiaowei Shi và cộng sự. Comparison of rapid freezing versus vitrification for human sperm cryopreservation using sucrose in closed straw systems. Cell Tissue Bank. 2020.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự dư thừa Fibronectin-1 trong cơ chế bệnh sinh của biến chứng tiền sản giật thông qua thúc đẩy quá trình apoptosis và quá trình tự thực bào ở các tế bào nội mô thành mạch - Ngày đăng: 26-10-2021
Điều hoà giảm biểu hiện aromatase đóng vai trò kép trong biến chứng tiền sản giật - Ngày đăng: 26-10-2021
Tỉ lệ noãn có bào tương hạt cao hơn ở những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng trong các chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 26-10-2021
Cập nhật mới về ảnh hưởng của COVID-19 đối với sinh sản nam giới - Ngày đăng: 26-10-2021
SARS-CoV-2 và nhau thai: những quan điểm mới - Ngày đăng: 26-10-2021
Can thiệp cải thiện lối sống trước khi thụ tinh ống nghiệm không cải thiện chất lượng phôi và tỷ lệ sinh sống tích lũy ở nhóm phụ nữ béo phì: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 26-10-2021
Chuyển động tự nhiên của phôi (enMotion): một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên ghép đôi đánh giá hệ thống nuôi cấy phôi động - Ngày đăng: 22-10-2021
Sự hiện diện của trí tuệ nhân tạo liệu có cần thiết? Thuật toán trí tuệ nhân tạo giúp chuyên viên phôi học lựa chọn phôi có tiềm năng làm tổ tốt hơn - Ngày đăng: 22-10-2021
Đông lạnh tinh trùng trong hơi nitơ lỏng bằng phương pháp thủy tinh hóa không sử dụng chất bảo vệ đông lạnh: Tác động có lợi của nhiệt độ cao trong rã đông - Ngày đăng: 21-10-2021
Số lượng phôi bào tối ưu và mối liên hệ với kết quả thai và tỉ lệ đa thai ở các chu kì chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 21-10-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK