Tin tức
on Tuesday 26-10-2021 4:57pm
Danh mục: Tin quốc tế
NHS Lê Thị Minh Thương – IVFMD Tân Bình
Từ năm 2019 đến nay, thế giới đang phải đối mặt với một vấn đề sức khỏe cộng đồng chưa từng có – đại dịch SARS-CoV-2. Do quá trình bùng phát dịch diễn ra nhanh chóng và phức tạp, các nhà khoa học đã dành sự ưu tiên trong việc xác định đặc tính của virus để điều trị bệnh và điều chế vaccine mà ít quan tâm về các tác động bất lợi lâu dài đến sức khoẻ con người, trong đó có hệ sinh sản. Gần đây, tình hình dịch đã phần nào được kiểm soát sau khi vaccine xuất hiện, các tác giả bắt đầu có nhiều báo cáo về ảnh hưởng của COVID-19 đối với hệ sinh sản. Angiotensin-converting enzyme 2 (ACE2) là thụ thể chính để virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào vật chủ, được tìm thấy nhiều trong tế bào tinh hoàn ở nam giới. Một số nghiên cứu khám nghiệm trên tử thi của các bệnh nhân nam nhiễm COVID-19 cho thấy có tình trạng viêm tinh hoàn và phát hiện SARS-CoV-2 trong tinh dịch. Điều này đặt ra câu hỏi: vậy COVID-19 gây ảnh hưởng như thế nào đến chức năng sinh sản của nam giới?
Để trả lời câu hỏi trên, Mojgan và cộng sự đã tìm hiểu từ nhiều bài báo nghiên cứu khoa học, bài tranh luận, tổng quan và nhận xét của các chuyên gia liên quan đến hệ thống sinh sản nam giới và SARS-CoV-2. SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào thông qua protein spike (S) và thụ thể ACE2 ở màng tế bào. Tế bào tinh hoàn, đặc biệt ở các ống sinh tinh – nơi sản xuất tinh trùng, các tế bào Leydig, Sertoli và tinh tử đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tinh trùng cũng ghi nhận gia tăng biểu hiện thụ thể ACE2. Các tế bào dương tính với ACE2 sau nhuộm cho thấy giảm sinh tinh so với các tế bào không nhiễm. Nhóm tác giả đưa ra 2 giả thuyết chính về sinh lý bệnh: (1) các tế bào tinh hoàn bị phá huỷ, sự thấm nhuộm của các tế bào lympho, tế bào bạch cầu làm ngăn chặn sự sinh tinh hoàn và sản xuất testosterone, (2) hàng rào máu-tinh hoàn không thể ngăn chặn được cơn bão cytokine trong quá trình viêm cấp làm virus xâm nhập và phá huỷ tế bào.
Tác giả Ma và cộng sự báo cáo về tác động của SARS-CoV-2 đối với hormone sinh dục ở những bệnh nhân nam trẻ tuổi đã khỏi bệnh. Nghiên cứu kết luận rằng chức năng sinh dục nam có thể bị suy giảm do nhiễm SARS-CoV-2 vì đã quan sát thấy sự gia tăng đáng kể nồng độ LH huyết thanh, làm giảm tỷ lệ Testosterone/LH và tỷ lệ FSH/LH ở bệnh nhân đã hồi phục khi so với nhóm nam giới khỏe mạnh. Đồng thời, sự kết hợp của các yếu tố gây viêm và stress oxy hóa có thể làm tăng sự phân mảnh DNA của tinh trùng, giảm khả năng sống và chức năng của tinh trùng. Nhóm tác giả cũng tìm hiểu các nghiên cứu ảnh hưởng đến hệ nội tiết, nhưng chưa có báo cáo nào rõ ràng về tác động đến chức năng nội tiết cũng như tuyến giáp của SARS-CoV-2. Tuy nhiên, trước đây người ta đã chỉ ra rằng virus SARS có thể gây hủy hoại tuyến giáp. Suy giáp và nhiễm độc giáp có những ảnh hưởng đáng kể đến chức năng tinh hoàn, do đó SARS-CoV-2 có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tinh hoàn trong quá trình nhiễm bệnh. Mặt khác, chức năng tinh hoàn có thể bị suy giảm theo độ tuổi của nam giới. Do đó, việc theo dõi các chức năng sinh sản và khả năng sinh sản của nam giới là cần thiết trong những trường hợp đã hồi phục, đặc biệt là ở nam giới cao tuổi.
Một vấn đề khác cần quan tâm là liệu chúng ta có nên trữ lạnh tinh trùng trong thời kỳ này hay không? Mối quan tâm này nảy sinh từ nghiên cứu của Sandro và cộng sự. Ông quan sát thấy rằng một số nhóm bệnh nhân bị giảm liên tục số lượng tinh trùng, cần phải can thiệp khẩn cấp để bảo tồn khả năng sinh sản, bao gồm các nhóm bệnh nhân sau:
(1) Vô sinh nam nặng, như bệnh nhân không có tinh trùng trong tinh dịch hay suy tinh hoàn
(2) Bệnh nhân có rất ít tinh trùng trong tinh dịch
(3) Bệnh nhân không có tinh trùng do gặp vấn đề ở mào tinh hay ống dẫn tinh
(4) Nam giới trong độ tuổi sinh sản mắc các bệnh lý ác tính hay bệnh tự miễn cần dùng đến thuốc đặc trị gây độc đến cơ quan sinh dục
(5) Những bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục bệnh
(6) Lớn tuổi (trên 50 tuổi)
(7) Bệnh nhân có bất thường về tinh dịch đồ và đang điều trị hỗ trợ sinh sản.
Trong tất cả các trường hợp trên, không nên hoãn việc phân tích tinh dịch đồ chẩn đoán cũng như trữ lạnh tinh trùng, do cơ hội điều trị thành công thấp và họ có thể gặp stress khi điều trị hỗ trợ sinh sản. Việc trữ tinh trùng ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 sẽ nảy sinh thêm vấn đề lây nhiễm trong quá trình bảo quản mẫu. Hiện nay vẫn chưa có báo cáo nào làm rõ sự lây nhiễm chéo trong quá trình bảo quản mẫu, nhưng chưa loại trừ virus SARS-CoV-2 có thể có trong tinh dịch và nitơ lỏng, gây ra các mối nguy hiểm nghiêm trọng về sức khỏe lâu dài cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế. Vì vậy, cần đánh giá các triệu chứng, kiểm tra nhiệt độ và nên cho bệnh nhân thực hiện các biện pháp tầm soát virus trước khi tiến hành. Trong quá trình thực hiện, nhân viên tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản cần thận trọng và tuân thủ các hệ thống mở, nên thực hiện lọc rửa nhiều lần bằng phương pháp gradient nồng độ để loại bỏ virus càng nhiều càng tốt.
SARS-CoV-2 đã gây ra những tác động rất khó lường và là một thách thức lớn đối với các chuyên gia y tế. Các bệnh nhân mắc bệnh trong độ tuổi sinh sản có khả năng bị tổn thương tinh hoàn với các biến chứng sinh sản sau này. Vì vậy, cần thêm nhiều các nghiên cứu dài hạn để theo dõi những tổn thương tinh hoàn và ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người nam giới nhiễm SARS-CoV-2 để đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
Moshrefi M, Ghasemi-Esmailabad S, Ali J, Findikli N, Mangoli E, Khalili MA. The probable destructive mechanisms behind COVID-19 on male reproduction system and fertility. J Assist Reprod Genet. 2021 Jul;38(7):1691-1708. doi: 10.1007/s10815-021-02097-1. Epub 2021 May 11. PMID: 33977466; PMCID: PMC8112744.
Từ năm 2019 đến nay, thế giới đang phải đối mặt với một vấn đề sức khỏe cộng đồng chưa từng có – đại dịch SARS-CoV-2. Do quá trình bùng phát dịch diễn ra nhanh chóng và phức tạp, các nhà khoa học đã dành sự ưu tiên trong việc xác định đặc tính của virus để điều trị bệnh và điều chế vaccine mà ít quan tâm về các tác động bất lợi lâu dài đến sức khoẻ con người, trong đó có hệ sinh sản. Gần đây, tình hình dịch đã phần nào được kiểm soát sau khi vaccine xuất hiện, các tác giả bắt đầu có nhiều báo cáo về ảnh hưởng của COVID-19 đối với hệ sinh sản. Angiotensin-converting enzyme 2 (ACE2) là thụ thể chính để virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào vật chủ, được tìm thấy nhiều trong tế bào tinh hoàn ở nam giới. Một số nghiên cứu khám nghiệm trên tử thi của các bệnh nhân nam nhiễm COVID-19 cho thấy có tình trạng viêm tinh hoàn và phát hiện SARS-CoV-2 trong tinh dịch. Điều này đặt ra câu hỏi: vậy COVID-19 gây ảnh hưởng như thế nào đến chức năng sinh sản của nam giới?
Để trả lời câu hỏi trên, Mojgan và cộng sự đã tìm hiểu từ nhiều bài báo nghiên cứu khoa học, bài tranh luận, tổng quan và nhận xét của các chuyên gia liên quan đến hệ thống sinh sản nam giới và SARS-CoV-2. SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào thông qua protein spike (S) và thụ thể ACE2 ở màng tế bào. Tế bào tinh hoàn, đặc biệt ở các ống sinh tinh – nơi sản xuất tinh trùng, các tế bào Leydig, Sertoli và tinh tử đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tinh trùng cũng ghi nhận gia tăng biểu hiện thụ thể ACE2. Các tế bào dương tính với ACE2 sau nhuộm cho thấy giảm sinh tinh so với các tế bào không nhiễm. Nhóm tác giả đưa ra 2 giả thuyết chính về sinh lý bệnh: (1) các tế bào tinh hoàn bị phá huỷ, sự thấm nhuộm của các tế bào lympho, tế bào bạch cầu làm ngăn chặn sự sinh tinh hoàn và sản xuất testosterone, (2) hàng rào máu-tinh hoàn không thể ngăn chặn được cơn bão cytokine trong quá trình viêm cấp làm virus xâm nhập và phá huỷ tế bào.
Tác giả Ma và cộng sự báo cáo về tác động của SARS-CoV-2 đối với hormone sinh dục ở những bệnh nhân nam trẻ tuổi đã khỏi bệnh. Nghiên cứu kết luận rằng chức năng sinh dục nam có thể bị suy giảm do nhiễm SARS-CoV-2 vì đã quan sát thấy sự gia tăng đáng kể nồng độ LH huyết thanh, làm giảm tỷ lệ Testosterone/LH và tỷ lệ FSH/LH ở bệnh nhân đã hồi phục khi so với nhóm nam giới khỏe mạnh. Đồng thời, sự kết hợp của các yếu tố gây viêm và stress oxy hóa có thể làm tăng sự phân mảnh DNA của tinh trùng, giảm khả năng sống và chức năng của tinh trùng. Nhóm tác giả cũng tìm hiểu các nghiên cứu ảnh hưởng đến hệ nội tiết, nhưng chưa có báo cáo nào rõ ràng về tác động đến chức năng nội tiết cũng như tuyến giáp của SARS-CoV-2. Tuy nhiên, trước đây người ta đã chỉ ra rằng virus SARS có thể gây hủy hoại tuyến giáp. Suy giáp và nhiễm độc giáp có những ảnh hưởng đáng kể đến chức năng tinh hoàn, do đó SARS-CoV-2 có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tinh hoàn trong quá trình nhiễm bệnh. Mặt khác, chức năng tinh hoàn có thể bị suy giảm theo độ tuổi của nam giới. Do đó, việc theo dõi các chức năng sinh sản và khả năng sinh sản của nam giới là cần thiết trong những trường hợp đã hồi phục, đặc biệt là ở nam giới cao tuổi.
Một vấn đề khác cần quan tâm là liệu chúng ta có nên trữ lạnh tinh trùng trong thời kỳ này hay không? Mối quan tâm này nảy sinh từ nghiên cứu của Sandro và cộng sự. Ông quan sát thấy rằng một số nhóm bệnh nhân bị giảm liên tục số lượng tinh trùng, cần phải can thiệp khẩn cấp để bảo tồn khả năng sinh sản, bao gồm các nhóm bệnh nhân sau:
(1) Vô sinh nam nặng, như bệnh nhân không có tinh trùng trong tinh dịch hay suy tinh hoàn
(2) Bệnh nhân có rất ít tinh trùng trong tinh dịch
(3) Bệnh nhân không có tinh trùng do gặp vấn đề ở mào tinh hay ống dẫn tinh
(4) Nam giới trong độ tuổi sinh sản mắc các bệnh lý ác tính hay bệnh tự miễn cần dùng đến thuốc đặc trị gây độc đến cơ quan sinh dục
(5) Những bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục bệnh
(6) Lớn tuổi (trên 50 tuổi)
(7) Bệnh nhân có bất thường về tinh dịch đồ và đang điều trị hỗ trợ sinh sản.
Trong tất cả các trường hợp trên, không nên hoãn việc phân tích tinh dịch đồ chẩn đoán cũng như trữ lạnh tinh trùng, do cơ hội điều trị thành công thấp và họ có thể gặp stress khi điều trị hỗ trợ sinh sản. Việc trữ tinh trùng ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 sẽ nảy sinh thêm vấn đề lây nhiễm trong quá trình bảo quản mẫu. Hiện nay vẫn chưa có báo cáo nào làm rõ sự lây nhiễm chéo trong quá trình bảo quản mẫu, nhưng chưa loại trừ virus SARS-CoV-2 có thể có trong tinh dịch và nitơ lỏng, gây ra các mối nguy hiểm nghiêm trọng về sức khỏe lâu dài cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế. Vì vậy, cần đánh giá các triệu chứng, kiểm tra nhiệt độ và nên cho bệnh nhân thực hiện các biện pháp tầm soát virus trước khi tiến hành. Trong quá trình thực hiện, nhân viên tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản cần thận trọng và tuân thủ các hệ thống mở, nên thực hiện lọc rửa nhiều lần bằng phương pháp gradient nồng độ để loại bỏ virus càng nhiều càng tốt.
SARS-CoV-2 đã gây ra những tác động rất khó lường và là một thách thức lớn đối với các chuyên gia y tế. Các bệnh nhân mắc bệnh trong độ tuổi sinh sản có khả năng bị tổn thương tinh hoàn với các biến chứng sinh sản sau này. Vì vậy, cần thêm nhiều các nghiên cứu dài hạn để theo dõi những tổn thương tinh hoàn và ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người nam giới nhiễm SARS-CoV-2 để đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
Moshrefi M, Ghasemi-Esmailabad S, Ali J, Findikli N, Mangoli E, Khalili MA. The probable destructive mechanisms behind COVID-19 on male reproduction system and fertility. J Assist Reprod Genet. 2021 Jul;38(7):1691-1708. doi: 10.1007/s10815-021-02097-1. Epub 2021 May 11. PMID: 33977466; PMCID: PMC8112744.
Các tin khác cùng chuyên mục:
SARS-CoV-2 và nhau thai: những quan điểm mới - Ngày đăng: 26-10-2021
Can thiệp cải thiện lối sống trước khi thụ tinh ống nghiệm không cải thiện chất lượng phôi và tỷ lệ sinh sống tích lũy ở nhóm phụ nữ béo phì: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 26-10-2021
Chuyển động tự nhiên của phôi (enMotion): một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên ghép đôi đánh giá hệ thống nuôi cấy phôi động - Ngày đăng: 22-10-2021
Sự hiện diện của trí tuệ nhân tạo liệu có cần thiết? Thuật toán trí tuệ nhân tạo giúp chuyên viên phôi học lựa chọn phôi có tiềm năng làm tổ tốt hơn - Ngày đăng: 22-10-2021
Đông lạnh tinh trùng trong hơi nitơ lỏng bằng phương pháp thủy tinh hóa không sử dụng chất bảo vệ đông lạnh: Tác động có lợi của nhiệt độ cao trong rã đông - Ngày đăng: 21-10-2021
Số lượng phôi bào tối ưu và mối liên hệ với kết quả thai và tỉ lệ đa thai ở các chu kì chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 21-10-2021
Không tìm thấy SARS-CoV-2 trong mẫu nước tiểu, dịch tiết tuyến tiền liệt và tinh dịch ở 74 người đàn ông hồi phục sau nhiễm Covid - Ngày đăng: 21-10-2021
Tiền xử lý mô buồng trứng bằng collagenase trước khi thủy tinh hóa giúp duy trì các liên kết tế bào trong các nang buồng trứng - Ngày đăng: 19-10-2021
Tăng nguy cơ biến chứng ở mẹ và trẻ sơ sinh trong các chu kỳ điều trị hormone thay thế trong chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 19-10-2021
Những nguy cơ của SARS-CoV-2 đối với sức khỏe sinh sản nam giới và khuyến cáo thực hành phân tích, bảo quản lạnh tinh dịch - Ngày đăng: 19-10-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK