Tin chuyên ngành
on Tuesday 19-10-2021 9:36am
Danh mục: Vô sinh & hỗ trợ sinh sản
ThS. Võ Như Thanh Trúc – Chuyên viên phôi học – IVFAS
Giới thiệu
Vô sinh chưa rõ nguyên nhân hiện đang là vấn đề đang được quan tâm trong các chu kì điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON), chiếm khoảng 1/3 các trường hợp vô sinh, hiếm muộn thực hiện thăm khám ở các trung tâm IVF (In Vitro Fertilization) trên thế giới. Ở những cặp vợ chồng được chẩn đoán vô sinh chưa rõ nguyên nhân, quá trình thăm khám thông thường không thể tìm ra được các bất thường lâm sàng và cận lâm sàng, có thể kể đến như các thông số trong kết quả đánh giá chất lượng tinh dịch, các kết quả phân tích máu cũng như phân tích nồng độ các hormone, kết quả siêu âm,… không chỉ ra bất kì bất thường nào được cho là liên quan đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Liệu rằng các chỉ định xét nghiệm và thăm khám thường quy có thể khảo sát hết tất cả các yếu tố gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở những cặp vợ chồng này hay chưa?
Vài báo cáo cho thấy có tình trạng một số phụ nữ vô sinh chưa rõ nguyên nhân tồn tại các kháng thể kháng lại tinh trùng (ASA – Anti-Sperm Antibody) cũng như báo cáo một số trường hợp có triệu chứng quá mẫn với tinh trùng. Bên cạnh đó, nhiều báo cáo cũng ghi nhận một số trường hợp nam giới sản sinh các kháng thể kháng tinh trùng tự thân do các chấn thương tại tinh hoàn hoặc mào tinh, các biến chứng do phẫu thuật tại cơ quan sinh dục nam,… Vậy tình trạng dị ứng tinh trùng có thực sự là nguyên nhân gây vô sinh hay không? Bài viết này sẽ tổng hợp các mô tả về tình trạng dị ứng tinh trùng cũng như những ảnh hưởng của nó đến khả năng sinh sản.
Kháng thể kháng tinh trùng có thực sự gây vô sinh?
Mặc dù các dữ liệu nghiên cứu đều chỉ ra rằng nhiều thành phần trong tinh dịch có khả năng trở thành tác nhân sinh miễn dịch, không chỉ riêng tinh trùng, vẫn chưa có báo cáo nào khẳng định các sản phẩm từ đáp ứng miễn dịch này trực tiếp gây ra tình trạng vô sinh ở cả nam và nữ. Do tinh dịch và tinh trùng chứa nhiều epitope trình diện kháng nguyên, đáp ứng miễn dịch dịch thể sẽ tạo ra nhiều kháng thể khác nhau kháng lại các epitope tương ứng. Không phải chỉ một loại kháng thể kháng tinh trùng đã có thể gây ra các ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Cụ thể hơn, nếu chỉ có một loại kháng thể kháng lại kháng nguyên tinh trùng tồn tại ở một cá thể, cũng không đủ để tạo thành các phản ứng ngưng kết dẫn đến tình trạng vô sinh. Ngoài ra, vài báo cáo cũng cho thấy không phải tất cả các kháng thể kháng tinh trùng được sản sinh ra trong đường sinh dục nam hoặc đường sinh dục nữ đều có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản [1-3]. Tổ hợp nhiều dạng kháng thể kháng tinh trùng khác nhau sản sinh ra ở đường sinh dục nữ có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh tự nhiên do gia tăng nguy cơ kết tụ tinh trùng tại niêm mạc âm đạo, gia tăng nguy cơ tạo ra trạng thái vón cục của các thành phần tinh dịch xung quanh vị trí diễn ra phản ứng ngưng kết tinh trùng, làm hạn chế sự di động của tinh trùng khiến chúng di chuyển khó khăn hơn trong đường sinh dục nữ. Các kháng thể kháng tinh trùng còn gây kết tụ tinh trùng tại cổ tử cung, khiến cho chất nhầy cổ tử cung trở nên đặc hơn, gây khó khăn hơn cho quá trình di chuyển của tinh trùng xuyên qua cổ tử cung để di chuyển về phía ống dẫn trứng [4, 5].
Các phương pháp phát hiện kháng thể kháng tinh trùng
Trước đây, đa số các nghiên cứu sử dụng phản ứng trung hoà, phát hiện bằng kết quả ngưng kết tinh trùng trong đĩa thí nghiệm để xác định sự hiện diện của kháng thể kháng tinh trùng trong tinh tương hoặc huyết thanh. Hiện nay, một số phương pháp xét nghiệm miễn dịch đang được phát triển nhằm phát hiện sự hiện diện của các kháng thể kháng tinh trùng trong nhiều loại mẫu khác nhau như mẫu tinh dịch, mẫu huyết thanh, mẫu tinh tương và thậm chí là mẫu chất nhầy cổ tử cung. Vào năm 1990, Andolz P. và cộng sự đã công bố một nghiên cứu phát triển xét nghiệm phát hiện các kháng thể kháng tinh trùng trên nhiều loại mẫu khác nhau bằng kỹ thuật IBT trực tiếp (Immunobead Test), sử dụng các hạt polyarilamide gắn kháng thể có khả năng gắn đặc hiệu với các kháng thể kháng tinh trùng. Nghiên cứu đã khảo sát khả năng phát hiện các kháng thể kháng tinh trùng ở các lớp kháng thể khác nhau như IgG, IgM và IgA [6]. Năm 1992, Takahshi K và cộng sự ghi nhận báo cáo khi sử dụng kit IBT nhằm phát hiện các kháng thể kháng tinh trùng trong mẫu tinh tương thu nhận từ 290 trường hợp vô sinh nam. Các dữ liệu phân tích của nghiên cứu được so sánh với dữ liệu phân tích tinh dịch và hormone giúp đưa ra một số giả thuyết sau [7]:
(1) Các Immunobead gắn IgG có thể liên kết được với hơn 50% các tinh trùng di động ở 21 (chiếm 7,2%) trường hợp vô sinh nam tham gia nghiên cứu. Trong đó, 10 trường hợp vô sinh nam tham gia nghiên cứu dương tính với xét nghiệm sử dụng Immunobead gắn IgA.
(2) Đối với các mẫu chứng (nam giới có khả năng sinh sản bình thường) thì tỉ lệ tinh trùng gắn với các Immunobead gắn IgG thấp hơn 60% và tỉ lệ tinh trùng gắn với các Immunobead gắn IgA thấp hơn 40%. So với kết quả (1) chúng ta có thể thấy sự hiện diện các kháng thể kháng tinh trùng tự thân ở nam giới có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh.
(3) Các kháng thể gắn vào đầu tinh trùng với tỉ lệ gắn kết dưới 40% không được xem là yếu tố gây ra vô sinh nam.
(4) Tỉ lệ dương tính trong xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng tinh trùng sử dụng Immunobead gắn IgG cao hơn so với khi sử dụng các Immunobead gắn IgA.
(5) Không có mối liên hệ nào giữa kết quả phân tích chất lượng tinh dịch bằng phương pháp đánh giá truyền thống, giữa các kết quả cận lâm sàng phân tích nồng độ hormone sinh dục và tỉ lệ gắn tinh trủng với các Immunobead.
Đến năm 1996, Ford W.C. và cộng sự cũng công bố mô tả một phương pháp xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng tinh trùng, phương pháp này là phương pháp được cải tiến từ phương pháp IBT, được gọi là xét nghiệm IBT gián tiếp (Indirect Immunobead Test). Nghiên cứu này chỉ ra rằng dường như việc phát hiện sự hiện diện của các kháng thể kháng tinh trùng dạng IgM trong tinh dịch không có giá trị lâm sàng liên quan đến việc chẩn đoán các nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh ở những bệnh nhân này [8].
Gần đây, Gatimel N. và cộng sự cũng báo cáo khả năng phát hiện các ASA trong tinh dịch ở nam giới có tình trạng tinh trùng kết đám, kết dính khi phân tích chất lượng tinh dịch, bởi kit xét nghiệm SpermMAR (Sperm Mixed Antiglobulin Reaction) nhằm xác định các kháng thể kháng tinh trùng [9]. Khác với các kit xét nghiệm IBT, các kit xét nghiệm MAR sử dụng hạt latex có đường kính khoảng 2µm. Các hạt này được phủ bởi các kháng thể dạng IgG bắt đặc hiệu với các kháng thể kháng tinh trùng ở các lớp kháng thể khác nhau, tuỳ vào thiết kế của kit. Có ba loại kit xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng SpermMAR được phát triển gồm SpermMAR IgG, SpermMAR IgA, SpermMAR IgM. Kit xét nghiệm SpermMAR có thể được áp dụng trên mẫu tinh dịch mà không cần thiết phải xử lý tách bỏ tinh trùng để thu nhận tinh tương như kit xét nghiệm IBT. Ngoài ra, kit này còn có một số ưu điểm hơn so với kit xét nghiệm IBT như các bước thực hiện đơn giản hơn, tiết kiệm nhiều thời gian hơn và cần thể tích tinh dịch ít hơn cho mỗi lần phân tích nên có thể được sử dụng trên các mẫu tinh dịch chứa mật độ tinh trùng di động thấp.
Các phương pháp điều trị tình trạng xuất hiện kháng thể kháng tinh trùng
Do tình trạng sản sinh ASA được báo cáo khá rời rạc nên cho đến nay, rất ít các thông tin về điều trị cho tình trạng này ở người. Nghiên cứu của Jawad HM và cộng sự thử nghiệm điều trị tình trạng sản sinh ASA do tự miễn ở nam giới bằng kẽm sulfate và prednisolone cho thấy cả hai liệu pháp này đều cải thiện được các thông số chất lượng tinh dịch, có thể kể đến như mật độ tinh trùng, tỉ lệ di động, tỉ lệ tinh trùng sống và tỉ lệ hình dạng tinh trùng bình thường. Nghiên cứu này cũng cho thấy các trường hợp điều trị bằng kẽm sulfate có kết quả cải thiện sau điều trị cao hơn đáng kể so với điều trị bằng prednisolone [10].
Ở nữ giới, đa số các trường hợp sản sinh ra ASA đều không thể phát hiện bằng mắt thường hoặc qua quá trình thăm khám cũng như thông qua các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng thông thường, ngoại trừ một số trường hợp có triệu chứng quá mẫn với tinh dịch rõ rệt (HSPA – Human seminal plasma hypersensitivity). Báo cáo 1 ca của Lee-Wong M và cộng sự (2008) mô tả về một trường hợp có triệu chứng quá mẫn với tinh dịch và được điều trị bằng cách pha loãng tinh dịch với các độ pha loãng khác nhau 1:1000, 1:100, 1:10 và tinh dịch không pha loãng. Các mẫu này sẽ được thử nghiệm lần lượt bơm vào âm đạo bệnh nhân nữ mỗi 20 phút cho đến khi dung nạp được 2ml tinh dịch. Sau đó, cặp vợ chồng này được khuyến cáo duy trì tần suất giao hợp mỗi 48h để duy trì đáp ứng, hạn chế phản ứng quá mẫn. Sau 5 tháng quan sát, tình trạng HSPA ở bệnh nhân nữ đã có cải thiện đáng kể [11]. Một báo cáo 1 ca khác cũng ghi nhận tình trạng cải thiện các triệu chứng HSPA khi duy trì tần suất giao hợp mà không cần các can thiệp y khoa nào [12]. Ngoài ra, như đa số các bệnh lý dị ứng hoặc đáp ứng quá mẫn khác, để giảm thiểu sự khó chịu bởi các triệu chứng ngứa rát do quá mẫn gây ra, một số loại thuốc có bản chất kháng histamine có thể được sử dụng. Một nghiên cứu ghi nhận sau khi sử dụng thuốc kháng histamine, bệnh nhân nữ không xuất hiện tình trạng quá mẫn và có thể có thai tự nhiên [13].
Kết luận
Kháng thể kháng tinh trùng (ASA) là sản phẩm của quá trình đáp ứng miễn dịch ở đường sinh dục nam và đường sinh dục nữ với các cơ chế khác nhau, có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Một số kit xét nghiệm phát hiện sự hiện diện kháng thể kháng tinh trùng trên các mẫu tinh dịch, tinh tương, huyết thanh, dịch nhầy cổ tử cung có thể được kể đến như IBT, SpermMAR. Sự sản sinh kháng thể kháng tinh trùng tự thân có thể được cải thiện khi cho bệnh nhân sử dụng kẽm sulfate hoặc prednisolone, trong đó kèm sulfate có hiệu quả cải thiện rõ rệt. Ở bệnh nhân nữ có tình trạng HSPA, có thể áp dụng phương pháp pha loãng tinh dịch rồi bơm vào âm đạo mỗi 20 phút cho đến khi dung nạp được lượng tinh dịch, sau đó duy trì tần suất quan hệ trong vòng 48h để duy trì tình trạng mẫn cảm, hạn chế các đáp ứng quá mẫn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các thuốc kháng histamine để hạn chế các đáp ứng quá mẫn và có khả năng có thai tự nhiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sedlackava T, Zidkova J, Brazdova A, Melcova M, Skop V, Cibulka J. Anti-sperm antibodies. Chem Listry. 2010;104(1):3 - 6.
2. Bronson R. Biology of the male reproductive tract: its cellular and morphological considerations. Am J Reprod Immunol. 2011;65(3):212-9.
3. Wang M, Shi JL, Cheng GY, Hu YQ, Xu C. The antibody against a nuclear autoantigenic sperm protein can result in reproductive failure. Asian J Androl. 2009;11(2):183-92.
4. Brazdova A, Zidkova J, Peltre G, Ulcova-Gallova Z. IgG, IgA and IgE reactivities to sperm antigens in infertile women. Jordan J Biol Sci. 2012;5(2):85 - 9.
5. Brazdova A, Vermachova M, Zidkova J, Ulcova-Gallova Z, Peltre G. Immunodominant semen proteins I: new patterns of sperm proteins related to female immune infertility. Cent Eur J Biol. 2013;8(9):813 - 8.
6. Andolz P, Bielsa MA, Martinez P, Garcia-Framis V, Benet-Rubinat JM, Egozcue J. Detection of anti-sperm antibodies in serum, seminal plasma and cervical mucus by the immunobead test. Hum Reprod. 1990;5(6):685-9.
7. Takahashi K, Ogawa K, Tobai H, Kojima T, Shioda K, Izuta M, et al. [Clinical significance of direct immunobead test to detect anti-sperm antibody]. Nihon Sanka Fujinka Gakkai Zasshi. 1992;44(7):779-86.
8. Ford WC, Williams KM, McLaughlin EA, Harrison S, Ray B, Hull MG. The indirect immunobead test for seminal antisperm antibodies and fertilization rates at in-vitro fertilization. Hum Reprod. 1996;11(7):1418-22.
9. Gatimel N, Moreau J, Isus F, Moinard N, Parinaud J, Leandri RD. Anti-sperm antibodies detection by a modified MAR test: Towards a better definition of its indications. Reprod Biomed Online. 2018;37(6):717-23.
10. Jawad H. Zinc sulfate treatment of secondary male infertility associated with positive serum and seminal plasma anti-sperm antibody test. Middle East Fertil Soc J. 2013;18(1):24 - 30.
11. Lee-Wong M, Collins JS, Nozad C, Resnick DJ. Diagnosis and treatment of human seminal plasma hypersensitivity. Obstet Gynecol. 2008;111(2 Pt 2):538-9.
12. Wolthers OD. A five-year followup of human seminal plasma allergy in an 18-year-old woman. Case Rep Med. 2012;2012:257246.
13. Song WJ, Kim DI, Kim MH, Yang MS, Kim YJ, Kim SH, et al. Human seminal plasma allergy: successful pregnancy after prophylactic anti-histamine treatment. Asia Pac Allergy. 2011;1(3):168-71.
Giới thiệu
Vô sinh chưa rõ nguyên nhân hiện đang là vấn đề đang được quan tâm trong các chu kì điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON), chiếm khoảng 1/3 các trường hợp vô sinh, hiếm muộn thực hiện thăm khám ở các trung tâm IVF (In Vitro Fertilization) trên thế giới. Ở những cặp vợ chồng được chẩn đoán vô sinh chưa rõ nguyên nhân, quá trình thăm khám thông thường không thể tìm ra được các bất thường lâm sàng và cận lâm sàng, có thể kể đến như các thông số trong kết quả đánh giá chất lượng tinh dịch, các kết quả phân tích máu cũng như phân tích nồng độ các hormone, kết quả siêu âm,… không chỉ ra bất kì bất thường nào được cho là liên quan đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Liệu rằng các chỉ định xét nghiệm và thăm khám thường quy có thể khảo sát hết tất cả các yếu tố gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở những cặp vợ chồng này hay chưa?
Vài báo cáo cho thấy có tình trạng một số phụ nữ vô sinh chưa rõ nguyên nhân tồn tại các kháng thể kháng lại tinh trùng (ASA – Anti-Sperm Antibody) cũng như báo cáo một số trường hợp có triệu chứng quá mẫn với tinh trùng. Bên cạnh đó, nhiều báo cáo cũng ghi nhận một số trường hợp nam giới sản sinh các kháng thể kháng tinh trùng tự thân do các chấn thương tại tinh hoàn hoặc mào tinh, các biến chứng do phẫu thuật tại cơ quan sinh dục nam,… Vậy tình trạng dị ứng tinh trùng có thực sự là nguyên nhân gây vô sinh hay không? Bài viết này sẽ tổng hợp các mô tả về tình trạng dị ứng tinh trùng cũng như những ảnh hưởng của nó đến khả năng sinh sản.
Kháng thể kháng tinh trùng có thực sự gây vô sinh?
Mặc dù các dữ liệu nghiên cứu đều chỉ ra rằng nhiều thành phần trong tinh dịch có khả năng trở thành tác nhân sinh miễn dịch, không chỉ riêng tinh trùng, vẫn chưa có báo cáo nào khẳng định các sản phẩm từ đáp ứng miễn dịch này trực tiếp gây ra tình trạng vô sinh ở cả nam và nữ. Do tinh dịch và tinh trùng chứa nhiều epitope trình diện kháng nguyên, đáp ứng miễn dịch dịch thể sẽ tạo ra nhiều kháng thể khác nhau kháng lại các epitope tương ứng. Không phải chỉ một loại kháng thể kháng tinh trùng đã có thể gây ra các ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Cụ thể hơn, nếu chỉ có một loại kháng thể kháng lại kháng nguyên tinh trùng tồn tại ở một cá thể, cũng không đủ để tạo thành các phản ứng ngưng kết dẫn đến tình trạng vô sinh. Ngoài ra, vài báo cáo cũng cho thấy không phải tất cả các kháng thể kháng tinh trùng được sản sinh ra trong đường sinh dục nam hoặc đường sinh dục nữ đều có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản [1-3]. Tổ hợp nhiều dạng kháng thể kháng tinh trùng khác nhau sản sinh ra ở đường sinh dục nữ có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh tự nhiên do gia tăng nguy cơ kết tụ tinh trùng tại niêm mạc âm đạo, gia tăng nguy cơ tạo ra trạng thái vón cục của các thành phần tinh dịch xung quanh vị trí diễn ra phản ứng ngưng kết tinh trùng, làm hạn chế sự di động của tinh trùng khiến chúng di chuyển khó khăn hơn trong đường sinh dục nữ. Các kháng thể kháng tinh trùng còn gây kết tụ tinh trùng tại cổ tử cung, khiến cho chất nhầy cổ tử cung trở nên đặc hơn, gây khó khăn hơn cho quá trình di chuyển của tinh trùng xuyên qua cổ tử cung để di chuyển về phía ống dẫn trứng [4, 5].
Các phương pháp phát hiện kháng thể kháng tinh trùng
Trước đây, đa số các nghiên cứu sử dụng phản ứng trung hoà, phát hiện bằng kết quả ngưng kết tinh trùng trong đĩa thí nghiệm để xác định sự hiện diện của kháng thể kháng tinh trùng trong tinh tương hoặc huyết thanh. Hiện nay, một số phương pháp xét nghiệm miễn dịch đang được phát triển nhằm phát hiện sự hiện diện của các kháng thể kháng tinh trùng trong nhiều loại mẫu khác nhau như mẫu tinh dịch, mẫu huyết thanh, mẫu tinh tương và thậm chí là mẫu chất nhầy cổ tử cung. Vào năm 1990, Andolz P. và cộng sự đã công bố một nghiên cứu phát triển xét nghiệm phát hiện các kháng thể kháng tinh trùng trên nhiều loại mẫu khác nhau bằng kỹ thuật IBT trực tiếp (Immunobead Test), sử dụng các hạt polyarilamide gắn kháng thể có khả năng gắn đặc hiệu với các kháng thể kháng tinh trùng. Nghiên cứu đã khảo sát khả năng phát hiện các kháng thể kháng tinh trùng ở các lớp kháng thể khác nhau như IgG, IgM và IgA [6]. Năm 1992, Takahshi K và cộng sự ghi nhận báo cáo khi sử dụng kit IBT nhằm phát hiện các kháng thể kháng tinh trùng trong mẫu tinh tương thu nhận từ 290 trường hợp vô sinh nam. Các dữ liệu phân tích của nghiên cứu được so sánh với dữ liệu phân tích tinh dịch và hormone giúp đưa ra một số giả thuyết sau [7]:
(1) Các Immunobead gắn IgG có thể liên kết được với hơn 50% các tinh trùng di động ở 21 (chiếm 7,2%) trường hợp vô sinh nam tham gia nghiên cứu. Trong đó, 10 trường hợp vô sinh nam tham gia nghiên cứu dương tính với xét nghiệm sử dụng Immunobead gắn IgA.
(2) Đối với các mẫu chứng (nam giới có khả năng sinh sản bình thường) thì tỉ lệ tinh trùng gắn với các Immunobead gắn IgG thấp hơn 60% và tỉ lệ tinh trùng gắn với các Immunobead gắn IgA thấp hơn 40%. So với kết quả (1) chúng ta có thể thấy sự hiện diện các kháng thể kháng tinh trùng tự thân ở nam giới có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh.
(3) Các kháng thể gắn vào đầu tinh trùng với tỉ lệ gắn kết dưới 40% không được xem là yếu tố gây ra vô sinh nam.
(4) Tỉ lệ dương tính trong xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng tinh trùng sử dụng Immunobead gắn IgG cao hơn so với khi sử dụng các Immunobead gắn IgA.
(5) Không có mối liên hệ nào giữa kết quả phân tích chất lượng tinh dịch bằng phương pháp đánh giá truyền thống, giữa các kết quả cận lâm sàng phân tích nồng độ hormone sinh dục và tỉ lệ gắn tinh trủng với các Immunobead.
Đến năm 1996, Ford W.C. và cộng sự cũng công bố mô tả một phương pháp xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng tinh trùng, phương pháp này là phương pháp được cải tiến từ phương pháp IBT, được gọi là xét nghiệm IBT gián tiếp (Indirect Immunobead Test). Nghiên cứu này chỉ ra rằng dường như việc phát hiện sự hiện diện của các kháng thể kháng tinh trùng dạng IgM trong tinh dịch không có giá trị lâm sàng liên quan đến việc chẩn đoán các nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh ở những bệnh nhân này [8].
Gần đây, Gatimel N. và cộng sự cũng báo cáo khả năng phát hiện các ASA trong tinh dịch ở nam giới có tình trạng tinh trùng kết đám, kết dính khi phân tích chất lượng tinh dịch, bởi kit xét nghiệm SpermMAR (Sperm Mixed Antiglobulin Reaction) nhằm xác định các kháng thể kháng tinh trùng [9]. Khác với các kit xét nghiệm IBT, các kit xét nghiệm MAR sử dụng hạt latex có đường kính khoảng 2µm. Các hạt này được phủ bởi các kháng thể dạng IgG bắt đặc hiệu với các kháng thể kháng tinh trùng ở các lớp kháng thể khác nhau, tuỳ vào thiết kế của kit. Có ba loại kit xét nghiệm kháng thể kháng tinh trùng SpermMAR được phát triển gồm SpermMAR IgG, SpermMAR IgA, SpermMAR IgM. Kit xét nghiệm SpermMAR có thể được áp dụng trên mẫu tinh dịch mà không cần thiết phải xử lý tách bỏ tinh trùng để thu nhận tinh tương như kit xét nghiệm IBT. Ngoài ra, kit này còn có một số ưu điểm hơn so với kit xét nghiệm IBT như các bước thực hiện đơn giản hơn, tiết kiệm nhiều thời gian hơn và cần thể tích tinh dịch ít hơn cho mỗi lần phân tích nên có thể được sử dụng trên các mẫu tinh dịch chứa mật độ tinh trùng di động thấp.
Các phương pháp điều trị tình trạng xuất hiện kháng thể kháng tinh trùng
Do tình trạng sản sinh ASA được báo cáo khá rời rạc nên cho đến nay, rất ít các thông tin về điều trị cho tình trạng này ở người. Nghiên cứu của Jawad HM và cộng sự thử nghiệm điều trị tình trạng sản sinh ASA do tự miễn ở nam giới bằng kẽm sulfate và prednisolone cho thấy cả hai liệu pháp này đều cải thiện được các thông số chất lượng tinh dịch, có thể kể đến như mật độ tinh trùng, tỉ lệ di động, tỉ lệ tinh trùng sống và tỉ lệ hình dạng tinh trùng bình thường. Nghiên cứu này cũng cho thấy các trường hợp điều trị bằng kẽm sulfate có kết quả cải thiện sau điều trị cao hơn đáng kể so với điều trị bằng prednisolone [10].
Ở nữ giới, đa số các trường hợp sản sinh ra ASA đều không thể phát hiện bằng mắt thường hoặc qua quá trình thăm khám cũng như thông qua các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng thông thường, ngoại trừ một số trường hợp có triệu chứng quá mẫn với tinh dịch rõ rệt (HSPA – Human seminal plasma hypersensitivity). Báo cáo 1 ca của Lee-Wong M và cộng sự (2008) mô tả về một trường hợp có triệu chứng quá mẫn với tinh dịch và được điều trị bằng cách pha loãng tinh dịch với các độ pha loãng khác nhau 1:1000, 1:100, 1:10 và tinh dịch không pha loãng. Các mẫu này sẽ được thử nghiệm lần lượt bơm vào âm đạo bệnh nhân nữ mỗi 20 phút cho đến khi dung nạp được 2ml tinh dịch. Sau đó, cặp vợ chồng này được khuyến cáo duy trì tần suất giao hợp mỗi 48h để duy trì đáp ứng, hạn chế phản ứng quá mẫn. Sau 5 tháng quan sát, tình trạng HSPA ở bệnh nhân nữ đã có cải thiện đáng kể [11]. Một báo cáo 1 ca khác cũng ghi nhận tình trạng cải thiện các triệu chứng HSPA khi duy trì tần suất giao hợp mà không cần các can thiệp y khoa nào [12]. Ngoài ra, như đa số các bệnh lý dị ứng hoặc đáp ứng quá mẫn khác, để giảm thiểu sự khó chịu bởi các triệu chứng ngứa rát do quá mẫn gây ra, một số loại thuốc có bản chất kháng histamine có thể được sử dụng. Một nghiên cứu ghi nhận sau khi sử dụng thuốc kháng histamine, bệnh nhân nữ không xuất hiện tình trạng quá mẫn và có thể có thai tự nhiên [13].
Kết luận
Kháng thể kháng tinh trùng (ASA) là sản phẩm của quá trình đáp ứng miễn dịch ở đường sinh dục nam và đường sinh dục nữ với các cơ chế khác nhau, có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Một số kit xét nghiệm phát hiện sự hiện diện kháng thể kháng tinh trùng trên các mẫu tinh dịch, tinh tương, huyết thanh, dịch nhầy cổ tử cung có thể được kể đến như IBT, SpermMAR. Sự sản sinh kháng thể kháng tinh trùng tự thân có thể được cải thiện khi cho bệnh nhân sử dụng kẽm sulfate hoặc prednisolone, trong đó kèm sulfate có hiệu quả cải thiện rõ rệt. Ở bệnh nhân nữ có tình trạng HSPA, có thể áp dụng phương pháp pha loãng tinh dịch rồi bơm vào âm đạo mỗi 20 phút cho đến khi dung nạp được lượng tinh dịch, sau đó duy trì tần suất quan hệ trong vòng 48h để duy trì tình trạng mẫn cảm, hạn chế các đáp ứng quá mẫn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các thuốc kháng histamine để hạn chế các đáp ứng quá mẫn và có khả năng có thai tự nhiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sedlackava T, Zidkova J, Brazdova A, Melcova M, Skop V, Cibulka J. Anti-sperm antibodies. Chem Listry. 2010;104(1):3 - 6.
2. Bronson R. Biology of the male reproductive tract: its cellular and morphological considerations. Am J Reprod Immunol. 2011;65(3):212-9.
3. Wang M, Shi JL, Cheng GY, Hu YQ, Xu C. The antibody against a nuclear autoantigenic sperm protein can result in reproductive failure. Asian J Androl. 2009;11(2):183-92.
4. Brazdova A, Zidkova J, Peltre G, Ulcova-Gallova Z. IgG, IgA and IgE reactivities to sperm antigens in infertile women. Jordan J Biol Sci. 2012;5(2):85 - 9.
5. Brazdova A, Vermachova M, Zidkova J, Ulcova-Gallova Z, Peltre G. Immunodominant semen proteins I: new patterns of sperm proteins related to female immune infertility. Cent Eur J Biol. 2013;8(9):813 - 8.
6. Andolz P, Bielsa MA, Martinez P, Garcia-Framis V, Benet-Rubinat JM, Egozcue J. Detection of anti-sperm antibodies in serum, seminal plasma and cervical mucus by the immunobead test. Hum Reprod. 1990;5(6):685-9.
7. Takahashi K, Ogawa K, Tobai H, Kojima T, Shioda K, Izuta M, et al. [Clinical significance of direct immunobead test to detect anti-sperm antibody]. Nihon Sanka Fujinka Gakkai Zasshi. 1992;44(7):779-86.
8. Ford WC, Williams KM, McLaughlin EA, Harrison S, Ray B, Hull MG. The indirect immunobead test for seminal antisperm antibodies and fertilization rates at in-vitro fertilization. Hum Reprod. 1996;11(7):1418-22.
9. Gatimel N, Moreau J, Isus F, Moinard N, Parinaud J, Leandri RD. Anti-sperm antibodies detection by a modified MAR test: Towards a better definition of its indications. Reprod Biomed Online. 2018;37(6):717-23.
10. Jawad H. Zinc sulfate treatment of secondary male infertility associated with positive serum and seminal plasma anti-sperm antibody test. Middle East Fertil Soc J. 2013;18(1):24 - 30.
11. Lee-Wong M, Collins JS, Nozad C, Resnick DJ. Diagnosis and treatment of human seminal plasma hypersensitivity. Obstet Gynecol. 2008;111(2 Pt 2):538-9.
12. Wolthers OD. A five-year followup of human seminal plasma allergy in an 18-year-old woman. Case Rep Med. 2012;2012:257246.
13. Song WJ, Kim DI, Kim MH, Yang MS, Kim YJ, Kim SH, et al. Human seminal plasma allergy: successful pregnancy after prophylactic anti-histamine treatment. Asia Pac Allergy. 2011;1(3):168-71.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan giữa số lượng tế bào ở phôi ngày 3 với tiềm năng phát triển thành phôi nang và kết quả lâm sàng - Ngày đăng: 05-10-2021
Tác động của các tác nhân ngoại sinh lên sự toàn vẹn DNA tinh trùng của nam giới - Ngày đăng: 27-09-2021
Tiên lượng kết quả thành công sau thụ tinh trong ống nghiệm dựa trên động học hình thái của phôi - Ngày đăng: 27-09-2021
Khả năng xâm nhiễm của virus SARS-COV-2 trên các tế bào thuộc hệ sinh sản của nữ giới - Ngày đăng: 21-09-2021
Tầm ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đối với động học phát triển của phôi người tiền làm tổ - Ngày đăng: 21-09-2021
Sự phân chia của phôi và sự ảnh hưởng đến kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 21-09-2021
Sự thật về hiệu quả của kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) đối với nhóm vô sinh không do yếu tố nam: những khuyến cáo thực hành lâm sàng - Ngày đăng: 30-08-2021
Lựa chọn giao tử bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 02-07-2021
Mối tương quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng và tiềm năng phát triển của phôi thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 02-07-2021
Các kỹ thuật mới trong chọn lọc tinh trùng cho IVF và ICSI - Ngày đăng: 18-05-2021
Thai ngoài tử cung – nguyên nhân và cách xử lý trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 08-03-2021
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KỸ THUẬT SINH THIẾT PHÔI - Ngày đăng: 08-03-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK