Tin chuyên ngành
on Tuesday 05-10-2021 10:38pm
Danh mục: Vô sinh & hỗ trợ sinh sản
Ths. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
1. Giới thiệu
Số lượng tế bào của phôi ngày 3 là một thông số quan trọng cho sự phát triển sớm của phôi, đã được sử dụng để đánh giá chất lượng của phôi trong giai đoạn phân chia. Trong các nghiên cứu trước đây, chuyển phôi phân chia chậm cho kết quả lâm sàng thấp khi chuyển phôi ngày 3. Bài viết này sẽ đề cập đến mối tương quan ảnh hưởng giữa số lượng tế bào của phôi ngày 3 với tiềm năng phát triển phôi nang và kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi ngày 3 hoặc phôi nang.
2. Tầm ảnh hưởng của số lượng tế bào của phôi ngày 3 đến kết quả lâm sàng khi chuyển phôi ngày 3
Số lượng tế bào phôi ngày 3, một chỉ số quan trọng cho sự phát triển sớm của phôi, đã được sử dụng để đánh giá chất lượng của phôi trong giai đoạn phân chia. Đã có báo cáo rằng chuyển phôi phân chia chậm cho kết quả lâm sàng thấp khi chuyển phôi ngày 3.
Kong và cộng sự (2016) đã tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa số lượng tế bào, cách thức phân chia và tiềm năng phát triển của phôi giai đoạn phân chia. Nghiên cứu được thực hiện trên 799 phôi từ 104 chu kỳ IVF/ICSI, chia thành 5 nhóm dựa vào số lượng tế bào: < 5 tế bào (n=111), 5-6 tế bào (n=97), 7-8 tế bào (n=442), 9-10 tế bào (n=107), > 10 tế bào (n=42). Các phôi được nuôi cấy trong hệ thống nuôi cấy phôi kết hợp với camera quan sát liên tục (Time-lapse monitoring - TLM) và ghi nhận các thông số động học hình thái phát triển của phôi. Kết quả thu được là ở những phôi < 5 tế bào và phôi 5-6 tế bào có tỉ lệ phân mảnh cao hơn đáng kể so với các nhóm phôi còn lại (lần lượt là 62,2% và 30,9%; p < 0,01), đây là nguyên nhân chính dẫn đến ít tế bào. Phôi 7-8 tế bào có tỉ lệ phân chia bình thường cao (85,7%), còn phôi 9-10 tế bào và > 10 tế bào cho tỉ lệ phân chia trực tiếp cao hơn đáng kể so với phôi 7-8 tế bào (lần lượt là 45,8%; 33,3% so với 11,1%; p < 0,01). Trong nhóm phôi phân chia bình thường, tỉ lệ tạo phôi nang, tỉ lệ làm tổ và trẻ sinh sống gia tăng theo số lượng phôi bào. Cụ thể tỉ lệ tạo phôi nang từ 7,4% (phôi <5 tế bào) đến 89,3% (> 10 tế bào), làm tổ tăng từ 36,4% (phôi 5 - 6 tế bào) đến 62,5% (> 10 tế bào) và tỉ lệ trẻ sinh sống tăng từ 27,3% (phôi 5 - 6 tế bào) đến 57,0% (> 10 tế bào). Phôi phân chia bình thường mà có chu kỳ tế bào kéo dài hoặc ngắn hơn là nguyên nhân gây ra số lượng tế bào ít hoặc nhiều [1].
Như vậy, phân chia trực tiếp là nguyên nhân dẫn đến số tế bào > 8 ở phôi bào ngày 3, còn các tế bào chị em phân chia nhỏ thành phân mảnh là nguyên nhân dẫn đến số tế bào nhỏ hơn 7. Phân chia trực tiếp là một dạng phân chia bất thường từ một phôi bào thành nhiều hơn 2 phôi bào. Trong nhóm phôi phân chia bình thường, thì tỉ lệ tạo phôi nang, tỉ lệ làm tổ và trẻ sinh sống gia tăng theo số lượng tế bào của phôi ngày 3 [1]. Hệ thống TLM cung cấp các thông số động học hình thái phát triển phôi và cách thức phân chia bất thường của phôi đã hỗ trợ cho vào việc đánh giá lựa chọn phôi tiềm năng tốt. Tuy nhiên, ở một số trung tâm không có tủ TLM hoặc những trường hợp không được nuôi phôi trong tủ TLM, thì vẫn có thể lựa chọn phôi ngày 3 bằng hình thái học dựa vào số lượng tế bào mà vẫn đảm bảo là phôi phân chia bình thường và tiềm năng làm tổ cao [1].
3. Tầm ảnh hưởng của số lượng tế bào của phôi ngày 3 đến kết quả phôi nang và lâm sàng khi chuyển phôi nang
Cheng-He và cộng sự (2018) đã phân tích 1.564 phôi từ 234 bệnh nhân điều trị IVF cổ điển để xác định mối tương quan giữa các thông số đánh giá hình thái phôi ngày 3 (số lượng tế bào, độ phân mảnh và độ đồng đều giữa các tế bào, hiện diện không bào, phôi bào đa nhân) và tiềm năng phát triển thành phôi nang chất lượng tốt (≥ 3BB). Kết quả cho thấy, số lượng tế bào của phôi tăng lên vào ngày 3 có liên quan đến sự tiến triển đến giai đoạn phôi nang và hình thái phôi nang được cải thiện. Đồng thời, các thông số khác như độ phân mảnh và độ đồng đều giữa các tế bào, hiện diện không bào, phôi bào đa nhân cũng có liên quan đến sự tạo thành phôi nang chất lượng tốt. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã xây dựng thành công mô hình tiên lượng phôi nang chất lượng tốt bằng số lượng tế bào, độ phân mảnh và độ đồng đều giữa các tế bào của phôi ngày 3 với giá trị AUC là 0,79 (95% CI: 0,766 – 0,813) [2].
Tuy nhiên, ảnh hưởng của số lượng tế bào của phôi ngày 3 lên kết quả lâm sàng sau khi chuyển đơn phôi nang vẫn chưa rõ ràng. Cho đến nay, chỉ có hai nghiên cứu cho thấy tác động của số lượng tế bào phôi ngày 3 đối với chu kỳ chuyển phôi nang (Langley và cộng sự, 2001; Racowsky và cộng sự, 2003), và cả hai nghiên cứu đều bị hạn chế bởi cỡ mẫu quá nhỏ. Ngoài ra, dựa trên mối quan hệ tiềm năng giữa số lượng tế bào ngày 3 và hình thái phôi nang (Luna và cộng sự, 2008), điều quan trọng là phải phát hiện xem số lượng tế bào ngày 3 có còn dự đoán kết quả mang thai ở phôi nang có hình thái tương tự hay không. Nghiên cứu hồi cứu của Wu và cộng sự (2020) đã tiến hành phân tích tầm ảnh hưởng của số lượng tế bào phôi ngày 3 (chia thành 6 nhóm) đến kết quả trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi nang trữ lạnh từ 3.543 bệnh nhân. Kết quả cho thấy ở những bệnh nhân trẻ tuổi (< 35 tuổi) thì tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi nang có nguồn gốc từ phôi ngày 3 ≤ 4 tế bào hoặc 5 tế bào thấp hơn đáng kể so với phôi 8 tế bào (p < 0,001), còn ở nhóm phôi 6 tế bào, 7 tế bào và > 8 tế bào thì tỉ lệ trẻ sinh sống không khác biệt khi so với phôi 8 tế bào; tương tự, khi chia nhỏ chuyển phôi nang chất lượng tốt và xấu thì vẫn có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ thai lâm sàng, trẻ sinh sống giữa các nhóm phôi ngày 3. Còn ở những bệnh nhân ≥ 35 tuổi, thì tỉ lệ trẻ sinh sống không có sự khác biệt sau khi chuyển phôi nang (tính chung hoặc chia nhỏ chuyển phôi nang chất lượng tốt và xấu) ở những nhóm phôi ngày 3 có ít hơn hoặc nhiều hơn 8 tế bào khi so với phôi 8 tế bào. Khi phân tích hồi quy đa biến (đã điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu), thấy được phôi ngày 3 > 8 tế bào (aOR= 0,86, 95% CI: 0,57 – 1,3), 6 tế bào (OR= 0,84, 95% CI: 0,67 – 1,05), 7 tế bào (aOR= 0,92, 95% CI: 0,73 – 1,16) cho tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi nang tương đương như phôi 8 tế bào, còn nhóm phôi 5 tế bào (aOR= 0,73, 95% CI: 0,57 – 0,92; p = 0,009) và < 4 tế bào (aOR= 0,62, 95% CI: 0,48 – 0,8; p < 0,001) thì cho tỉ lệ trẻ sinh sống thấp hơn đáng kể so với phôi 8 tế bào. Không có sự khác biệt về tỉ lệ thai sinh hoá và sẩy thai ở các nhóm phôi. Như vậy, nếu số lượng tế bào của phôi ngày 3 thấp hơn 5 thì cho dù phôi nang chất lượng tốt cũng sẽ làm giảm khả năng làm tổ và tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi nang trữ ở bệnh nhân trẻ tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu bị hạn chế bởi thiết kế hồi cứu, do đó vẫn cần các nghiên cứu tiến cứu để khẳng định rõ khả năng tiên lượng kết quả lâm sàng khi chuyển đơn phôi nang trữ bằng số lượng tế bào của phôi ngày 3 [3].
Trong khi đó, với kết quả của Liu và cộng sự (2020), không có sự khác biệt đáng kể của số phôi ngày 3, tỉ lệ phân mảnh, độ nở rộng và nội mạc tử cung giữa 2 nhóm có và không có trẻ sinh sống khi chuyển đơn phôi nang trữ ở các chu kỳ IVF cổ điển. Sau khi hiệu chỉnh ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu (như tuổi vợ, tuổi chồng, phân mảnh phôi ngày 3, điểm ICM, TE, tuổi phôi nang trữ ngày 5/6), thì số lượng tế bào ở phôi ngày 3 không có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi nang trữ (OR = 1,001; 95% CI: 0,938 - 1,068). Các yếu tố khác biệt đáng kể giữa phôi nang nguyên bội và phôi lệch bội như tuổi vợ, tuổi chồng, số tế bào ở phôi ngày 3, điểm chất lượng ICM, điểm TE, điểm ICM + TE. Sau khi hiệu chỉnh ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu khác, thì số lượng tế bào ở phôi ngày 3 không có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ phôi nang nguyên bội (OR = 0,960; 95% CI: 0,866 - 1,063). Như vậy, ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi thực hiện IVF cổ điển thì số lượng tế bào ở phôi ngày 3 không phải là một yếu tố dự đoán chính xác về tỉ lệ phôi nang nguyên bội và tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi nang trữ [4].
Theo Bo Li và cộng sự (2021), tỉ lệ làm tổ và thai lâm sàng của những phôi ngày 3 có 6 tế bào giảm đáng kể, còn tỉ lệ sẩy thai lại tăng đáng kể khi so với những phôi ≥ 7 tế bào. Tuy nhiên khi nuôi cấy những phôi ≤ 6 tế bào lên phôi nang, thì những phôi nang này cho kết quả làm tổ và thai lâm sàng tương tự như những phôi nang có nguồn gốc từ phôi ngày 3 ≥ 7 tế bào [5].
4. Kết luận
Số lượng tế bào của phôi ngày 3 có ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi ngày 3. Số lượng tế bào của phôi ngày 3 có thể là yếu tố tiên lượng tiềm năng phát triển lên phôi nang chất lượng tốt. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng số lượng tế bào của phôi ngày 3 đến kết quả trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi nang vẫn còn đang tranh cãi với kết quả nghiên cứu trái ngược nhau. Do đó, cần các nghiên cứu trong tương lai để khẳng định rõ khả năng tiên lượng kết quả lâm sàng khi chuyển đơn phôi nang trữ bằng số lượng tế bào của phôi ngày 3.
Tài liệu tham khảo
[1] X. Kong et al., “The Relationship between Cell Number, Division Behavior and Developmental Potential of Cleavage Stage Human Embryos: A Time-Lapse Study,” PLoS One, vol. 11, no. 4, p. e0153697, Apr. 2016.
[2] Y. Cheng-He, Z. Ruo-Peng, L. Juan, and A. Zhou-Cun, “A predictive model for high-quality blastocyst based on blastomere number, fragmentation, and symmetry,” J. Assist. Reprod. Genet., vol. 35, no. 5, pp. 809–816, 2018.
[3] J. Wu, J. Zhang, Y. Kuang, Q. Chen, and Y. Wang, “The effect of Day 3 cell number on pregnancy outcomes in vitrified-thawed single blastocyst transfer cycles,” Hum. Reprod., vol. 35, no. 11, pp. 2478–2487, 2020.
[4] Z. Liu, M. Jiang, L. He, and Y. Liu, “Cell number considerations for blastocyst transfer in younger patients,” J. Assist. Reprod. Genet., vol. 37, no. 3, pp. 619–627, 2020.
[5] B. Li et al., “Improving the clinical outcomes by extended culture of day 3 embryos with low blastomere number to blastocyst stage following frozen–thawed embryo transfer,” Arch. Gynecol. Obstet., vol. 303, no. 2, pp. 573–580, 2021.
1. Giới thiệu
Số lượng tế bào của phôi ngày 3 là một thông số quan trọng cho sự phát triển sớm của phôi, đã được sử dụng để đánh giá chất lượng của phôi trong giai đoạn phân chia. Trong các nghiên cứu trước đây, chuyển phôi phân chia chậm cho kết quả lâm sàng thấp khi chuyển phôi ngày 3. Bài viết này sẽ đề cập đến mối tương quan ảnh hưởng giữa số lượng tế bào của phôi ngày 3 với tiềm năng phát triển phôi nang và kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi ngày 3 hoặc phôi nang.
2. Tầm ảnh hưởng của số lượng tế bào của phôi ngày 3 đến kết quả lâm sàng khi chuyển phôi ngày 3
Số lượng tế bào phôi ngày 3, một chỉ số quan trọng cho sự phát triển sớm của phôi, đã được sử dụng để đánh giá chất lượng của phôi trong giai đoạn phân chia. Đã có báo cáo rằng chuyển phôi phân chia chậm cho kết quả lâm sàng thấp khi chuyển phôi ngày 3.
Kong và cộng sự (2016) đã tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa số lượng tế bào, cách thức phân chia và tiềm năng phát triển của phôi giai đoạn phân chia. Nghiên cứu được thực hiện trên 799 phôi từ 104 chu kỳ IVF/ICSI, chia thành 5 nhóm dựa vào số lượng tế bào: < 5 tế bào (n=111), 5-6 tế bào (n=97), 7-8 tế bào (n=442), 9-10 tế bào (n=107), > 10 tế bào (n=42). Các phôi được nuôi cấy trong hệ thống nuôi cấy phôi kết hợp với camera quan sát liên tục (Time-lapse monitoring - TLM) và ghi nhận các thông số động học hình thái phát triển của phôi. Kết quả thu được là ở những phôi < 5 tế bào và phôi 5-6 tế bào có tỉ lệ phân mảnh cao hơn đáng kể so với các nhóm phôi còn lại (lần lượt là 62,2% và 30,9%; p < 0,01), đây là nguyên nhân chính dẫn đến ít tế bào. Phôi 7-8 tế bào có tỉ lệ phân chia bình thường cao (85,7%), còn phôi 9-10 tế bào và > 10 tế bào cho tỉ lệ phân chia trực tiếp cao hơn đáng kể so với phôi 7-8 tế bào (lần lượt là 45,8%; 33,3% so với 11,1%; p < 0,01). Trong nhóm phôi phân chia bình thường, tỉ lệ tạo phôi nang, tỉ lệ làm tổ và trẻ sinh sống gia tăng theo số lượng phôi bào. Cụ thể tỉ lệ tạo phôi nang từ 7,4% (phôi <5 tế bào) đến 89,3% (> 10 tế bào), làm tổ tăng từ 36,4% (phôi 5 - 6 tế bào) đến 62,5% (> 10 tế bào) và tỉ lệ trẻ sinh sống tăng từ 27,3% (phôi 5 - 6 tế bào) đến 57,0% (> 10 tế bào). Phôi phân chia bình thường mà có chu kỳ tế bào kéo dài hoặc ngắn hơn là nguyên nhân gây ra số lượng tế bào ít hoặc nhiều [1].
Như vậy, phân chia trực tiếp là nguyên nhân dẫn đến số tế bào > 8 ở phôi bào ngày 3, còn các tế bào chị em phân chia nhỏ thành phân mảnh là nguyên nhân dẫn đến số tế bào nhỏ hơn 7. Phân chia trực tiếp là một dạng phân chia bất thường từ một phôi bào thành nhiều hơn 2 phôi bào. Trong nhóm phôi phân chia bình thường, thì tỉ lệ tạo phôi nang, tỉ lệ làm tổ và trẻ sinh sống gia tăng theo số lượng tế bào của phôi ngày 3 [1]. Hệ thống TLM cung cấp các thông số động học hình thái phát triển phôi và cách thức phân chia bất thường của phôi đã hỗ trợ cho vào việc đánh giá lựa chọn phôi tiềm năng tốt. Tuy nhiên, ở một số trung tâm không có tủ TLM hoặc những trường hợp không được nuôi phôi trong tủ TLM, thì vẫn có thể lựa chọn phôi ngày 3 bằng hình thái học dựa vào số lượng tế bào mà vẫn đảm bảo là phôi phân chia bình thường và tiềm năng làm tổ cao [1].
3. Tầm ảnh hưởng của số lượng tế bào của phôi ngày 3 đến kết quả phôi nang và lâm sàng khi chuyển phôi nang
Cheng-He và cộng sự (2018) đã phân tích 1.564 phôi từ 234 bệnh nhân điều trị IVF cổ điển để xác định mối tương quan giữa các thông số đánh giá hình thái phôi ngày 3 (số lượng tế bào, độ phân mảnh và độ đồng đều giữa các tế bào, hiện diện không bào, phôi bào đa nhân) và tiềm năng phát triển thành phôi nang chất lượng tốt (≥ 3BB). Kết quả cho thấy, số lượng tế bào của phôi tăng lên vào ngày 3 có liên quan đến sự tiến triển đến giai đoạn phôi nang và hình thái phôi nang được cải thiện. Đồng thời, các thông số khác như độ phân mảnh và độ đồng đều giữa các tế bào, hiện diện không bào, phôi bào đa nhân cũng có liên quan đến sự tạo thành phôi nang chất lượng tốt. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã xây dựng thành công mô hình tiên lượng phôi nang chất lượng tốt bằng số lượng tế bào, độ phân mảnh và độ đồng đều giữa các tế bào của phôi ngày 3 với giá trị AUC là 0,79 (95% CI: 0,766 – 0,813) [2].
Tuy nhiên, ảnh hưởng của số lượng tế bào của phôi ngày 3 lên kết quả lâm sàng sau khi chuyển đơn phôi nang vẫn chưa rõ ràng. Cho đến nay, chỉ có hai nghiên cứu cho thấy tác động của số lượng tế bào phôi ngày 3 đối với chu kỳ chuyển phôi nang (Langley và cộng sự, 2001; Racowsky và cộng sự, 2003), và cả hai nghiên cứu đều bị hạn chế bởi cỡ mẫu quá nhỏ. Ngoài ra, dựa trên mối quan hệ tiềm năng giữa số lượng tế bào ngày 3 và hình thái phôi nang (Luna và cộng sự, 2008), điều quan trọng là phải phát hiện xem số lượng tế bào ngày 3 có còn dự đoán kết quả mang thai ở phôi nang có hình thái tương tự hay không. Nghiên cứu hồi cứu của Wu và cộng sự (2020) đã tiến hành phân tích tầm ảnh hưởng của số lượng tế bào phôi ngày 3 (chia thành 6 nhóm) đến kết quả trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi nang trữ lạnh từ 3.543 bệnh nhân. Kết quả cho thấy ở những bệnh nhân trẻ tuổi (< 35 tuổi) thì tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi nang có nguồn gốc từ phôi ngày 3 ≤ 4 tế bào hoặc 5 tế bào thấp hơn đáng kể so với phôi 8 tế bào (p < 0,001), còn ở nhóm phôi 6 tế bào, 7 tế bào và > 8 tế bào thì tỉ lệ trẻ sinh sống không khác biệt khi so với phôi 8 tế bào; tương tự, khi chia nhỏ chuyển phôi nang chất lượng tốt và xấu thì vẫn có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ thai lâm sàng, trẻ sinh sống giữa các nhóm phôi ngày 3. Còn ở những bệnh nhân ≥ 35 tuổi, thì tỉ lệ trẻ sinh sống không có sự khác biệt sau khi chuyển phôi nang (tính chung hoặc chia nhỏ chuyển phôi nang chất lượng tốt và xấu) ở những nhóm phôi ngày 3 có ít hơn hoặc nhiều hơn 8 tế bào khi so với phôi 8 tế bào. Khi phân tích hồi quy đa biến (đã điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu), thấy được phôi ngày 3 > 8 tế bào (aOR= 0,86, 95% CI: 0,57 – 1,3), 6 tế bào (OR= 0,84, 95% CI: 0,67 – 1,05), 7 tế bào (aOR= 0,92, 95% CI: 0,73 – 1,16) cho tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi nang tương đương như phôi 8 tế bào, còn nhóm phôi 5 tế bào (aOR= 0,73, 95% CI: 0,57 – 0,92; p = 0,009) và < 4 tế bào (aOR= 0,62, 95% CI: 0,48 – 0,8; p < 0,001) thì cho tỉ lệ trẻ sinh sống thấp hơn đáng kể so với phôi 8 tế bào. Không có sự khác biệt về tỉ lệ thai sinh hoá và sẩy thai ở các nhóm phôi. Như vậy, nếu số lượng tế bào của phôi ngày 3 thấp hơn 5 thì cho dù phôi nang chất lượng tốt cũng sẽ làm giảm khả năng làm tổ và tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi nang trữ ở bệnh nhân trẻ tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu bị hạn chế bởi thiết kế hồi cứu, do đó vẫn cần các nghiên cứu tiến cứu để khẳng định rõ khả năng tiên lượng kết quả lâm sàng khi chuyển đơn phôi nang trữ bằng số lượng tế bào của phôi ngày 3 [3].
Trong khi đó, với kết quả của Liu và cộng sự (2020), không có sự khác biệt đáng kể của số phôi ngày 3, tỉ lệ phân mảnh, độ nở rộng và nội mạc tử cung giữa 2 nhóm có và không có trẻ sinh sống khi chuyển đơn phôi nang trữ ở các chu kỳ IVF cổ điển. Sau khi hiệu chỉnh ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu (như tuổi vợ, tuổi chồng, phân mảnh phôi ngày 3, điểm ICM, TE, tuổi phôi nang trữ ngày 5/6), thì số lượng tế bào ở phôi ngày 3 không có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi nang trữ (OR = 1,001; 95% CI: 0,938 - 1,068). Các yếu tố khác biệt đáng kể giữa phôi nang nguyên bội và phôi lệch bội như tuổi vợ, tuổi chồng, số tế bào ở phôi ngày 3, điểm chất lượng ICM, điểm TE, điểm ICM + TE. Sau khi hiệu chỉnh ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu khác, thì số lượng tế bào ở phôi ngày 3 không có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ phôi nang nguyên bội (OR = 0,960; 95% CI: 0,866 - 1,063). Như vậy, ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi thực hiện IVF cổ điển thì số lượng tế bào ở phôi ngày 3 không phải là một yếu tố dự đoán chính xác về tỉ lệ phôi nang nguyên bội và tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi nang trữ [4].
Theo Bo Li và cộng sự (2021), tỉ lệ làm tổ và thai lâm sàng của những phôi ngày 3 có 6 tế bào giảm đáng kể, còn tỉ lệ sẩy thai lại tăng đáng kể khi so với những phôi ≥ 7 tế bào. Tuy nhiên khi nuôi cấy những phôi ≤ 6 tế bào lên phôi nang, thì những phôi nang này cho kết quả làm tổ và thai lâm sàng tương tự như những phôi nang có nguồn gốc từ phôi ngày 3 ≥ 7 tế bào [5].
4. Kết luận
Số lượng tế bào của phôi ngày 3 có ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi ngày 3. Số lượng tế bào của phôi ngày 3 có thể là yếu tố tiên lượng tiềm năng phát triển lên phôi nang chất lượng tốt. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng số lượng tế bào của phôi ngày 3 đến kết quả trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi nang vẫn còn đang tranh cãi với kết quả nghiên cứu trái ngược nhau. Do đó, cần các nghiên cứu trong tương lai để khẳng định rõ khả năng tiên lượng kết quả lâm sàng khi chuyển đơn phôi nang trữ bằng số lượng tế bào của phôi ngày 3.
Tài liệu tham khảo
[1] X. Kong et al., “The Relationship between Cell Number, Division Behavior and Developmental Potential of Cleavage Stage Human Embryos: A Time-Lapse Study,” PLoS One, vol. 11, no. 4, p. e0153697, Apr. 2016.
[2] Y. Cheng-He, Z. Ruo-Peng, L. Juan, and A. Zhou-Cun, “A predictive model for high-quality blastocyst based on blastomere number, fragmentation, and symmetry,” J. Assist. Reprod. Genet., vol. 35, no. 5, pp. 809–816, 2018.
[3] J. Wu, J. Zhang, Y. Kuang, Q. Chen, and Y. Wang, “The effect of Day 3 cell number on pregnancy outcomes in vitrified-thawed single blastocyst transfer cycles,” Hum. Reprod., vol. 35, no. 11, pp. 2478–2487, 2020.
[4] Z. Liu, M. Jiang, L. He, and Y. Liu, “Cell number considerations for blastocyst transfer in younger patients,” J. Assist. Reprod. Genet., vol. 37, no. 3, pp. 619–627, 2020.
[5] B. Li et al., “Improving the clinical outcomes by extended culture of day 3 embryos with low blastomere number to blastocyst stage following frozen–thawed embryo transfer,” Arch. Gynecol. Obstet., vol. 303, no. 2, pp. 573–580, 2021.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của các tác nhân ngoại sinh lên sự toàn vẹn DNA tinh trùng của nam giới - Ngày đăng: 27-09-2021
Tiên lượng kết quả thành công sau thụ tinh trong ống nghiệm dựa trên động học hình thái của phôi - Ngày đăng: 27-09-2021
Khả năng xâm nhiễm của virus SARS-COV-2 trên các tế bào thuộc hệ sinh sản của nữ giới - Ngày đăng: 21-09-2021
Tầm ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đối với động học phát triển của phôi người tiền làm tổ - Ngày đăng: 21-09-2021
Sự phân chia của phôi và sự ảnh hưởng đến kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 21-09-2021
Sự thật về hiệu quả của kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) đối với nhóm vô sinh không do yếu tố nam: những khuyến cáo thực hành lâm sàng - Ngày đăng: 30-08-2021
Lựa chọn giao tử bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 02-07-2021
Mối tương quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng và tiềm năng phát triển của phôi thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 02-07-2021
Các kỹ thuật mới trong chọn lọc tinh trùng cho IVF và ICSI - Ngày đăng: 18-05-2021
Thai ngoài tử cung – nguyên nhân và cách xử lý trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 08-03-2021
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KỸ THUẬT SINH THIẾT PHÔI - Ngày đăng: 08-03-2021
Kỹ thuật đông lạnh và rã đông tinh trùng - Ngày đăng: 07-02-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK