Tin chuyên ngành
on Sunday 07-02-2021 4:31am
Danh mục: Vô sinh & hỗ trợ sinh sản
CNSH. Trương Văn Hải – IVFMD Tân Bình
Lưới nội chất trơn (Smooth Endoplasmic Reticulum - SER) được đặt tên tương ứng với cấu trúc bề mặt mịn, không có ribosome, bao gồm một lưới phân nhánh của các ống và túi thông với nhau. SER đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình trao đổi chất của tế bào như tổng hợp lipid và steroids, phân hủy carbohydrates và điều chỉnh nồng độ canxi. Ngoài ra, SER còn là nơi lưu trữ và hoạt hóa nhiều enzym quan trọng trong tế bào thông qua cấu trúc mạng lưới phân nhánh gấp khúc.
SER là bào quan phổ biến trong tế bào chất của noãn và có sự tái sắp xếp theo quá trình trưởng thành của nhân và tế bào chất. Giai đoạn noãn MII, SER sắp xếp rời rạc, nằm gần màng noãn, liên kết với ty thể theo một cách có trật tự để đảm bảo chức năng quan trọng nhất là lưu trữ và giải phóng các tín hiệu canxi tối ưu cho quá trình phát triển và thụ tinh. Sự sắp xếp nằm gần màng noãn bào này giúp đảm bảo rằng khi tinh trùng đi vào, các tín hiệu canxi được giải phóng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ ngay lập tức nhờ vào canxi được lưu trữ trong SER.
Đến nay, nguyên nhân của sự bất thường cSER chưa được hiểu rõ. Sự hình thành cSER không liên quan đến tuổi của bệnh nhân, số lượng noãn thu được, lạc nội mạc tử cung buồng trứng hoặc độ dày của nội mạc tử cung (Otsuki và cs., 2004). Tuy nhiên, người ta thấy rằng cSER có liên quan đến liều lượng và thời gian sử dụng gonadotropin (Ebner và cs., 2008). Nồng độ estradiol cao hơn trong chu kỳ có xuất hiện cSER (Otsuki và cs, 2004), cho nên bất thường này có thể liên quan đến sự trưởng thành quá mức của noãn. Hơn nữa, không thể loại trừ khuynh hướng di truyền, vì cSER hiện diện trong tất cả các noãn được lấy ra của cùng một bệnh nhân và lặp đi lặp lại từ chu kỳ này sang chu kỳ khác (Meriano và cs, 2001; Akarsu và cs., 2009).
Một số tác giả đã báo cáo rằng việc sử dụng noãn cSER làm giảm hiệu quả thụ tinh, sự phân chia của phôi, hình thành phôi nang và tỷ lệ mang thai so với nhóm đối chứng (Sá và cs., 2011; Hattori và cs., 2014). Nghiên cứu của Otsuki và cộng sự năm 2004 cho thấy tỷ lệ thai sinh hóa cao hơn (22,2% so với 3,5%) và thai lâm sàng thấp hơn (5,6% so với 28,2%) trong nhóm chuyển phôi tạo thành từ noãn cSER, nghiên cứu cũng báo cáo 1 ca trẻ sinh ra từ noãn cSER mang bất thường di truyền (hội chứng Beckwith-Wiedmann). Tương tự, nghiên cứu của Ebner năm 2008 cho thấy tỷ lệ hình thành phôi nang ở nhóm cSER (11/25; 44%) thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (36/41; 87,8%). Ngoài tỷ lệ thai lâm sàng thấp hơn, thai từ noãn cSER dễ bị các biến chứng trong thai kỳ, gia tăng tỷ lệ sinh non, nhẹ cân ở trẻ sơ sinh và nghiêm trọng hơn, đã có 2/6 trường hợp trẻ sinh ra tử vong (Ebner và cs., 2008). Đặc biệt, năm 2009, trong báo cáo của Akarsu dựa trên một trường hợp chu kỳ điều trị IVF với chẩn đoán vô sinh nguyên phát 12 năm không có khiếm khuyết di truyền nào, 100% noãn đều mang bất thường cSER sau kích thích buồng trứng. Trong chu kỳ điều trị thứ 1, sau 18 tuần thai, thai mắc các bệnh lý: holoprosencephaly (não úng thủy), cyclopia (dị dạng độc nhãn) và sẩy thai ngay sau đó. Đến chu kỳ điều trị thứ 2, trẻ sinh ra bị trầm cảm sơ sinh, não úng thủy, dị dạng độc nhãn, dị dạng vách ngăn tuyến tùng, các bệnh lý về tim mạch và tử vong sau 14 ngày. Nghiên cứu của Ottsuki năm 2017, cho thấy noãn cSER có gia tăng về rối loạn NST, rối loạn giảm phân và phóng thích thể cực ở noãn dẫn đến các dị hình. Bên cạnh đó, sự rối loạn NST và ty thể còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng thụ tinh và phát triển phôi. Do đó, các tác giả đều khuyến cáo rằng không nên sử dụng noãn cSER trong bất kỳ trường hợp nào.
Ngược lại, một số nghiên cứu gần đây lại cho kết quả đối lập, rằng noãn cSER vẫn có thể phát triển thành phôi loại 1 và sinh ra đứa trẻ khỏe mạnh bình thường. Nghiên cứu của Maltezel năm 2013 cho thấy không có khác biệt về tỷ lệ cân nặng sơ sinh, tuần sinh giữa nhóm trẻ từ noãn cSER và nhóm chứng, không phát hiện dị tật sơ sinh nào lớn từ cả 2 nhóm. Đồng tình với quan điểm trên, Hattori năm 2014 cho rằng những trẻ sinh ra từ noãn cSER không có khác biệt so với nhóm chứng và có sức khỏe cũng như tình trạng phát triển bình thường. Nghiên cứu của Itoi năm 2017 trên 52 phôi từ noãn cSER và nhóm chứng gồm 300 phôi từ noãn bình thường, đã cho thấy: không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng (32,0 và 45,5%), thời gian mang thai (37,8 và 38,9 tuần) giữa 2 nhóm cSER và nhóm chứng. Ngoài ra, nhóm phôi chuyển từ noãn cSER có 15/52 em bé ra đời khỏe mạnh mà không mang dị tật lớn nào.
Như vậy, bất thường cSER có hay không có ảnh hưởng đến chất lượng thụ tinh, hình thành, phát triển phôi và phát triển thai nhi; và vì sao lại có trường hợp tác động trực tiếp tức thì như ngừng phân chia phôi hoặc tác động về sau như gây sẩy thai hoặc dị tật thai, có nên loại bỏ các noãn và phôi mang bất thường cSER hay không vẫn còn đang là vấn đề tranh cãi giữa nhiều nhà khoa học và các trung tâm IVF trên toàn thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Khái niệm
Lưới nội chất trơn (Smooth Endoplasmic Reticulum - SER) được đặt tên tương ứng với cấu trúc bề mặt mịn, không có ribosome, bao gồm một lưới phân nhánh của các ống và túi thông với nhau. SER đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình trao đổi chất của tế bào như tổng hợp lipid và steroids, phân hủy carbohydrates và điều chỉnh nồng độ canxi. Ngoài ra, SER còn là nơi lưu trữ và hoạt hóa nhiều enzym quan trọng trong tế bào thông qua cấu trúc mạng lưới phân nhánh gấp khúc.
SER là bào quan phổ biến trong tế bào chất của noãn và có sự tái sắp xếp theo quá trình trưởng thành của nhân và tế bào chất. Giai đoạn noãn MII, SER sắp xếp rời rạc, nằm gần màng noãn, liên kết với ty thể theo một cách có trật tự để đảm bảo chức năng quan trọng nhất là lưu trữ và giải phóng các tín hiệu canxi tối ưu cho quá trình phát triển và thụ tinh. Sự sắp xếp nằm gần màng noãn bào này giúp đảm bảo rằng khi tinh trùng đi vào, các tín hiệu canxi được giải phóng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ ngay lập tức nhờ vào canxi được lưu trữ trong SER.
- Bất thường màng lưới nội chất trơn
Đến nay, nguyên nhân của sự bất thường cSER chưa được hiểu rõ. Sự hình thành cSER không liên quan đến tuổi của bệnh nhân, số lượng noãn thu được, lạc nội mạc tử cung buồng trứng hoặc độ dày của nội mạc tử cung (Otsuki và cs., 2004). Tuy nhiên, người ta thấy rằng cSER có liên quan đến liều lượng và thời gian sử dụng gonadotropin (Ebner và cs., 2008). Nồng độ estradiol cao hơn trong chu kỳ có xuất hiện cSER (Otsuki và cs, 2004), cho nên bất thường này có thể liên quan đến sự trưởng thành quá mức của noãn. Hơn nữa, không thể loại trừ khuynh hướng di truyền, vì cSER hiện diện trong tất cả các noãn được lấy ra của cùng một bệnh nhân và lặp đi lặp lại từ chu kỳ này sang chu kỳ khác (Meriano và cs, 2001; Akarsu và cs., 2009).
- Ảnh hưởng của noãn cSER đến hiệu quả điều trị HTSS
Một số tác giả đã báo cáo rằng việc sử dụng noãn cSER làm giảm hiệu quả thụ tinh, sự phân chia của phôi, hình thành phôi nang và tỷ lệ mang thai so với nhóm đối chứng (Sá và cs., 2011; Hattori và cs., 2014). Nghiên cứu của Otsuki và cộng sự năm 2004 cho thấy tỷ lệ thai sinh hóa cao hơn (22,2% so với 3,5%) và thai lâm sàng thấp hơn (5,6% so với 28,2%) trong nhóm chuyển phôi tạo thành từ noãn cSER, nghiên cứu cũng báo cáo 1 ca trẻ sinh ra từ noãn cSER mang bất thường di truyền (hội chứng Beckwith-Wiedmann). Tương tự, nghiên cứu của Ebner năm 2008 cho thấy tỷ lệ hình thành phôi nang ở nhóm cSER (11/25; 44%) thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (36/41; 87,8%). Ngoài tỷ lệ thai lâm sàng thấp hơn, thai từ noãn cSER dễ bị các biến chứng trong thai kỳ, gia tăng tỷ lệ sinh non, nhẹ cân ở trẻ sơ sinh và nghiêm trọng hơn, đã có 2/6 trường hợp trẻ sinh ra tử vong (Ebner và cs., 2008). Đặc biệt, năm 2009, trong báo cáo của Akarsu dựa trên một trường hợp chu kỳ điều trị IVF với chẩn đoán vô sinh nguyên phát 12 năm không có khiếm khuyết di truyền nào, 100% noãn đều mang bất thường cSER sau kích thích buồng trứng. Trong chu kỳ điều trị thứ 1, sau 18 tuần thai, thai mắc các bệnh lý: holoprosencephaly (não úng thủy), cyclopia (dị dạng độc nhãn) và sẩy thai ngay sau đó. Đến chu kỳ điều trị thứ 2, trẻ sinh ra bị trầm cảm sơ sinh, não úng thủy, dị dạng độc nhãn, dị dạng vách ngăn tuyến tùng, các bệnh lý về tim mạch và tử vong sau 14 ngày. Nghiên cứu của Ottsuki năm 2017, cho thấy noãn cSER có gia tăng về rối loạn NST, rối loạn giảm phân và phóng thích thể cực ở noãn dẫn đến các dị hình. Bên cạnh đó, sự rối loạn NST và ty thể còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng thụ tinh và phát triển phôi. Do đó, các tác giả đều khuyến cáo rằng không nên sử dụng noãn cSER trong bất kỳ trường hợp nào.
Ngược lại, một số nghiên cứu gần đây lại cho kết quả đối lập, rằng noãn cSER vẫn có thể phát triển thành phôi loại 1 và sinh ra đứa trẻ khỏe mạnh bình thường. Nghiên cứu của Maltezel năm 2013 cho thấy không có khác biệt về tỷ lệ cân nặng sơ sinh, tuần sinh giữa nhóm trẻ từ noãn cSER và nhóm chứng, không phát hiện dị tật sơ sinh nào lớn từ cả 2 nhóm. Đồng tình với quan điểm trên, Hattori năm 2014 cho rằng những trẻ sinh ra từ noãn cSER không có khác biệt so với nhóm chứng và có sức khỏe cũng như tình trạng phát triển bình thường. Nghiên cứu của Itoi năm 2017 trên 52 phôi từ noãn cSER và nhóm chứng gồm 300 phôi từ noãn bình thường, đã cho thấy: không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng (32,0 và 45,5%), thời gian mang thai (37,8 và 38,9 tuần) giữa 2 nhóm cSER và nhóm chứng. Ngoài ra, nhóm phôi chuyển từ noãn cSER có 15/52 em bé ra đời khỏe mạnh mà không mang dị tật lớn nào.
Như vậy, bất thường cSER có hay không có ảnh hưởng đến chất lượng thụ tinh, hình thành, phát triển phôi và phát triển thai nhi; và vì sao lại có trường hợp tác động trực tiếp tức thì như ngừng phân chia phôi hoặc tác động về sau như gây sẩy thai hoặc dị tật thai, có nên loại bỏ các noãn và phôi mang bất thường cSER hay không vẫn còn đang là vấn đề tranh cãi giữa nhiều nhà khoa học và các trung tâm IVF trên toàn thế giới.
- Quan điểm của Alpha/ESHRE về sử dụng noãn cSER
- Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Cem Akarsu, Gamze Çağlar. Kubilay Vicdan. Smooth endoplasmic reticulum aggregations in all retrieved oocytes causing recurrent multiple anomalies: case report (2009). DOI:https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2009.06.048
- Hiromitsu Hattori, Yusuke Nakamura, Yukiko Nakajo, Yasuhisa Araki & Koichi Kyono. Deliveries of babies with normal health derived from oocytes with smooth endoplasmic reticulum clusters (2014). Journal of assisted reproduction and genetics.
- I Mateizel, L. Van Landuyt, H. Tournaye, G. Verheyen. Deliveries of normal healthy babies from embryos originating from oocytes showing the presence of smooth endoplasmic reticulum aggregates (2013). DOI: https://doi.org/10.1093/humrep/det241
- Mariabeatrice Dal Canto, Maria Cristina Guglielmo, Mario Mignini Renzini, Rubens Fadini, Clarissa Moutier, Maria Merola, Elena De Ponti, Giovanni Coticchio. Dysmorphic patterns are associated with cytoskeletal alterations in human oocytes (2017). Human rproduction. DOI: https://doi.org/10.1093/humrep/dex041
- Nina Van Beirs, Chloë Shaw-Jackson, Serge Rozenberg, and Candice Autin. Policy of IVF centres towards oocytes affected by Smooth Endoplasmic Reticulum aggregates: a multicentre survey study (2015). Journal of assisted reproduction and genetics. DOI:10.1007/s10815-015-0473-7
- Nina Van Beirs, Anne-Laure Thomas, Serge Rozenberg, Candice Autin. Can healthy babies originate from oocytes with smooth endoplasmic reticulum aggregates? A systematic mini-review (2011). Human rproduction. DOI: https://doi.org/10.1093/humrep/deu101
- Rosália Sá, M.Sc. Mariana Cunha, B.Sc. Joaquina Silva, M.D. José Teixeira da Silva, M.D. Alberto Barros, M.D. Ultrastructure of tubular smooth endoplasmic reticulum aggregates in human metaphase II oocytes and clinical implication. Fertility and Sterility (2011). DOI:https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2011.04.088
- J. Otsuki, A. Okada, K. Morimoto, Y. Nagai, H. Kubo. The relationship between pregnancy outcome and smooth endoplasmic reticulum clusters in MII human oocytes (2004). Human reproduction. DOI: https://doi.org/10.1093/humrep/deh258
- Fumiaki Itoi. Yukiko Asano. Masashi Shimizu. Kanako Saitou. Hiroyuki Honnma. Clinical outcomes after IVF or ICSI using human blastocysts derived from oocytes containing aggregates of smooth endoplasmic reticulum (2017). DOI: https://doi.org/10.1016/j.rbmo.2017.01.007
- Thomas Ebner, Marianne Moser, Omar Shebl, Michael Sommerguber, Gernot Tews. Prognosis of oocytes showing aggregation of smooth endoplasmic reticulum (2008). 113-118 Reproductive BioMedicine Online.
- Sara Stigliani, Stefano Moretti, Ida Casciano, Pierandrea Canepa, Valentino Remorgida, Paola Anserini, Paola Scaruffi. Presence of aggregates of smooth endoplasmic reticulum in MII oocytes affects oocyte competence: molecular-based evidence (2018). Molecular human reproduction. DOI: https://doi.org/10.1093/molehr/gay018
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của Covid 19 đối với sức khỏe sinh sản - Ngày đăng: 15-12-2020
Kỹ thuật lọc rửa tinh trùng trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 10-12-2020
Tác động của lão hoá lên khả năng sinh sản của nam giới - Ngày đăng: 01-12-2020
Sinh thiết phôi nang và các vấn đề liên quan - Ngày đăng: 26-11-2020
Chuyển phôi trữ hay phôi tươi trong điều trị bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 26-11-2020
Chuyển phôi nang hay phôi giai đoạn phân chia trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 20-11-2020
Tầm quan trọng của Melatonin trong sinh sản - Ngày đăng: 19-11-2020
Một số phương pháp đánh giá noãn và phôi dựa trên sản phẩm di truyền và trao đổi chất - Ngày đăng: 29-10-2020
Tổng quan về mối tương quan giữa thông số động học và đặc điểm di truyền phôi - Ngày đăng: 26-09-2020
Kiểm soát cân nặng đối với phụ nữ PCOS - Ngày đăng: 17-09-2020
GENE LEP/LEPR và ảnh hưởng chức năng vùng hạ đồi - Ngày đăng: 15-09-2020
Trữ lạnh tinh trùng trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 07-09-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK