Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 09-12-2020 4:30pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFAS
 
Suy buồng trứng sớm (POI) được đặc trưng bởi tình trạng buồng trứng mất chức năng trước 40 tuổi dẫn đến các biểu hiện như vô kinh, gia tăng nồng độ FSH, thiếu hụt estrogen.
 
Bên cạnh các yếu tố như phẫu thuật buồng trứng, hoá trị hoặc xạ trị, các rối loạn khác như bất thường nhiễm sắc thể, đột biến gene hoặc các bệnh nhiễm trùng có thể gây nên suy buồng trứng sớm. Các bất thường di truyền chiếm từ 20-25% các trường hợp suy buồng trứng sớm. Các phương pháp tiếp cận gần đây sử dụng kỹ thuật giải trình tự toàn bộ exome trong gia đình có người bị POI đã tìm thấy một số gen gây bệnh mới liên quan đến việc sửa chữa quá trình giảm phân hoặc tổn thương DNA, chẳng hạn như HFM1, STAG3, SYCE1, MCM9, MCM8, MSH5 và BRCA2.
 
Trong số đó, MCM9 (Minichromosome maintenance complex component 9) là các chuỗi xoắn DNA tham gia quá trình sao chép DNA và tái tổ hợp tương đồng, đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển tuyến sinh dục và chức năng buồng trứng. Chuột bị loại bỏ MCM9 có buồng trứng teo hoàn toàn và không có nang trứng.
 
Mục đích
Nghiên cứu mới đây của Guo và cộng sự (2020) được thực hiện nhằm xác định sự hiện diện của các đột biến trong gen MCM9 có ở những bệnh nhân suy buồng trứng sớm.
 
Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu di truyền thực hiện tại trung tâm y học sinh sản tại Trung Quốc trên 192 phụ nữ suy buồng trứng (POI) và 192 phụ nữ bình thường làm nhóm chứng, có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Tác động chức năng của các đột biến trên MCM9 được đánh giá dựa trên phản ứng tổn thương DNA do etoposide gây ra và khả năng sửa chữa DNA được đánh giá bằng mức độ phosphoryl hóa histone H2AX.
 
Kết quả
Ba đột biến dị hợp tử mới ở MCM9 gồm c.C1423T (p.L475F), c.T2921C (p.L974S), và c.G3388A (p.A1130T) được xác định ở ba bệnh nhân POI riêng biệt và không xuất hiện ở nhóm chứng. Các nghiên cứu về chức năng cho thấy tế bào thận 293 (HEK293) của phôi thai người có sự biểu hiện quá mức đột biến MCM9 với khả năng sửa chữa DNA giảm. Ngoài ra, mối quan hệ giữa MCM9 và các khối u vẫn còn chưa rõ ràng. Chuột bị loại bỏ MCM9 có nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào gan và khối u buồng trứng.
 
Kết luận
Nghiên cứu xác định các đột biến mới trong MCM9 có khả năng gây suy buồng trứng sớm và nhấn mạnh vai trò của sửa chữa DNA trong việc duy trì chức năng của buồng trứng.
 
Nguồn: GUO, Ting, et al. Novel pathogenic mutations in minichromosome maintenance complex component 9 (MCM9) responsible for premature ovarian insufficiency. Fertility and Sterility, 2020.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK