Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 20-10-2020 9:30am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Nguyễn Thị Thanh Trúc – Phòng khám Ngọc Lan
1. Nguyên nhân nhiễm giun

Người nhiễm bệnh thường do ăn phải trứng giun từ thức ăn ô nhiễm, qua rau sống, nước uống và vệ sinh bàn tay không đúng cách hoặc không giữ vệ sinh tay sạch sẽ. Nhiễm giun sán thường gây ra một số các biểu hiện như chán ăn, tiêu chảy, bụng chướng, suy dinh dưỡngxuất huyết tiêu hóa, viêm nhiễm đường ruột.

Một số trường hợp các búi giun có thể gây tắc nghẽn, cản trở lưu thông trong lòng ruột (tắc ruột) mà nếu không được xử trí có thể dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng như tử vong.

2. Tần suất tẩy giun hợp lý

Tổ chức WHO khuyến cáo tẩy giun là biện pháp dự phòng quan trọng, đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao bên cạnh các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân.
Đối tượng áp dụng: mọi lứa tuổi từ 12 tháng tuổi trở lên
Chống chỉ định của tẩy giun:
  • Người đang mắc các bệnh cấp tính, sốt > 38,5°C
  • Có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc tẩy giun
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Trẻ em
 
Tẩy giun hàng năm hoặc mỗi 6 thánga đơn liều Albendazole (400 mg) hoặc mebendazole (500 mg)b được khuyến cáo là một can thiệp của y tế công cộng cho tất cả trẻ em 12-23 tháng tuổi, trẻ mầm non ở 1-4 tuổi và trẻ em trong độ tuổi đi học từ 5–12 tuổi (ở một số cơ sở cho đến 14 tuổi) sống ở các khu vực mà tỷ lệ lưu hành cơ bản của bất kỳ bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đất nào là 20% trở lên ở trẻ em, nhằm giảm gánh nặng của bệnh nhiễm giun truyền qua đất.

a Mỗi 6 tháng khi tỷ lệ lưu hành cơ bản trên 50%.
b Một nửa liều albendazole (tức là 200 mg) được khuyến cáo cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi.

Trẻ gái vị thành niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 

Tẩy giun hàng năm hoặc mỗi 6 thángc đơn liều Albendazole (400 mg) hoặc mebendazole (500 mg), được khuyến cáo là một can thiệp của y tế công cộng cho tất cả các trẻ gái vị thành niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại các khu vực có tỷ lệ lưu hành cơ bản của bất kỳ trường hợp nhiễm giun truyền qua đất nào là 20% trở lên ở trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhằm giảm gánh nặng nhiễm giun sán truyền qua đất.

c Mỗi 6 tháng khi tỷ lệ lưu hành cơ bản trên 50%.
 
Phụ nữ mang thai

Tẩy giun liều đơn albendazole (400 mg) hoặc mebendazole (500 mg), được khuyến cáo là một biện pháp can thiệp sức khỏe cộng đồng cho phụ nữ mang thai, sau ba tháng đầu, sống ở các khu vực có cả hai: (i) tỷ lệ lưu hành cơ bản của nhiễm giun móc và / hoặc T. trichiura là 20% trở lên ở phụ nữ có thai, và (ii) thiếu máu vẫn còn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, với tần suất 40% trở lên ở phụ nữ có thaid, để giảm gánh nặng do nhiễm giun móc và T. trichiura.

d Mỗi 6 tháng khi tỷ lệ lưu hành cơ bản trên 50%.

Nguồn: https://www.who.int/elena/titles/full_recommendations/deworming/en/?fbclid=IwAR3TO9J8QNo4h6Z0_MsiAxJQiyBS3CU4d4yd52ZNiLkJvWAU2N_dqZ2mDH8
Các tin khác cùng chuyên mục:
Điều trị ung thư vú trong thai kỳ - Ngày đăng: 08-10-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK