Tin tức
on Friday 16-10-2020 3:03pm
Danh mục: Tin quốc tế
Người dịch: Ths. Bs Lê Như Ngọc – Khoa Phụ Sản – Bệnh viện Đà Nẵng
Một nghiên cứu mới được tiến hành bởi Viện Quốc gia về Sức khỏe Trẻ em và phát triển con người của Mỹ (NICHD) cho thấy, thực phẩm bổ sung có chứa kẽm và acid folic- được quảng cáo như là một phương pháp điều trị vô sinh ở nam giới - không giúp cải thiện tỷ lệ mang thai, số lượng hay chức năng tinh trùng. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí JAMA (Journal of the American Medical Association).
Theo tác giả của nghiên cứu, hầu hết những thực phẩm bổ sung nhằm cải thiện khả năng sinh sản đều có chứa kẽm và aicd folic. Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sự hình thành tinh trùng và folate, dạng hợp chất tự nhiên của acid folic, phụ thuộc vào kẽm để giúp hình thành DNA của tinh trùng. Những nghiên cứu trước đây về việc bổ sung các dưỡng chất này như là một phương pháp điều trị vô sinh ở nam giới đưa ra những kết quả trái ngược nhau.
Trong nghiên cứu này, các tác giả tiến hành trên 2.370 cặp vợ chồng dự định điều trị vô sinh ở 4 thành phố tại Mỹ và những khu vực lân cận. Nam giới được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm dùng giả dược hoặc dùng thực phẩm bổ sung hằng ngày chứa 5 miligam acid folic và 30 miligam kẽm.
Tỷ lệ mang thai không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm: 404 (34%) ở nhóm dùng thực phẩm bổ sung và 416 (35%) ở nhóm dùng giả dược. Không có sự khác biệt về sức khỏe tinh trùng (sự di động, hình dạng và số lượng tinh trùng) giữa hai nhóm. Tuy nhiên, tỷ lệ phân mảnh DNA tinh trùng - mảnh vỡ DNA trong tinh trùng - cao hơn ở nhóm dùng thực phẩm bổ sung (29,7%) so với nhóm dùng giả dược (27,2%). Các nghiên cứu trước đây cho thấy có sự liên kết giữa tỷ lệ phân mảnh DNA của tinh trùng với tình trạng vô sinh.
Ngoài ra, nam giới trong nhóm dùng thực phẩm bổ sung bị các triệu chứng trên đường tiêu hóa với tỷ lệ cao hơn so với nhóm giả dược: cảm giác khó chịu ở bụng (6% so với 3%), buồn nôn (4% so với 2%) và nôn (3% so với 1%).
Tiến sĩ Enrique Schisterman, thuộc NICHD cho biết, “Nghiên cứu của chúng tôi là một trong những thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đầu tiên nhằm đánh giá việc thực phẩm bổ sung chứa acid folic và kẽm có giúp cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới hay không?” “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng thực phẩm bổ sung hằng ngày có rất ít hoặc không có tác dụng trên khả năng sinh sản và thậm chí có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa ở mức độ nhẹ.”
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự hiện diện của SER ảnh hưởng đến chức năng của noãn bào MII: bằng chứng dựa trên phân tử - Ngày đăng: 16-10-2020
Nghiên cứu hồi cứu về hiệu quả của phương pháp “chia trứng IVF-ICSI” trong trường hợp nam giới có tinh trùng bình thường hoặc hiếm muộn do yếu tố nam nhẹ - Ngày đăng: 16-10-2020
Thuốc lá và rượu có ảnh hưởng đến kết quả tinh dịch đồ? - Ngày đăng: 13-10-2020
Sự thay đổi hệ protein của tinh trùng do hút thuốc gây ra - Ngày đăng: 13-10-2020
Ảnh hưởng của noãn thoái hóa trong đoàn hệ noãn sau chọc hút đến kết quả IVF - Ngày đăng: 08-10-2020
Chuẩn bị nội mạc tử cung tương ứng cho chuyển phôi đông lạnh ngày 6: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 08-10-2020
Mối tương quan giữa thời gian kiêng xuất tinh và nồng độ ROS trên bệnh nhân thực hiện IUI - Ngày đăng: 08-10-2020
Điều trị ung thư vú trong thai kỳ - Ngày đăng: 08-10-2020
Sự thay đổi proteomic liên quan đến chất lượng phôi giai đoạn sớm ở bệnh nhân được điều trị thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp ICSI - Ngày đăng: 08-10-2020
Xét nghiệm ERA kết hợp với PGT-A có cải thiện kết cục điều trị ở những bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần hay không? - Ngày đăng: 06-10-2020
Lấy mẫu tinh dịch tại nhà có tác động tích cực đến tỉ lệ phôi nang hữu dụng - Ngày đăng: 06-10-2020
Không có mối tương quan giữa tuổi bố và kết cục điều trị trong chu kỳ xin cho noãn - Ngày đăng: 06-10-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK