Tin tức
on Tuesday 19-05-2020 4:14pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương
Tính toàn vẹn của DNA tinh trùng được xem là yếu tố rất quan trọng có liên quan đến khả năng phát triển và làm tổ của phôi. Để đánh giá mức độ tổn thương DNA tinh trùng, người ta thường sử dụng chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng - DFI (DNA fragmentation index). DFI được xem là chỉ số có độ chính xác cao hơn các thông số thông thường được sử dụng để đánh giá chức năng tinh trùng (Santi, 2018). Tuy nhiên, các bằng chứng hiện tại về mối tương quan giữa giá trị DFI hầu hết chỉ tập trung vào tỉ lệ thụ tinh, tiềm năng phát triển phôi, chất lượng phôi, tỉ lệ làm tổ. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của DFI tinh trùng đến kết quả lâm sàng và trẻ sơ sinh ở chu kì ICSI.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 8-2015 đến tháng 12-2017 trên 2067 chu kì ICSI. DFI tinh trùng được đánh giá bằng phương pháp SCSA và các giá trị DFI được chia thành 3 nhóm: DFI<15%, 15-30% và >30%. Các kết quả lâm sàng và trẻ sơ sinh bao gồm thai lâm sàng, sẩy thai, giới tính, trẻ sinh sống, cân nặng, dị tật bẩm sinh đã được so sánh ở 3 nhóm.
Kết quả cho thấy:
- Không có sự khác biệt khi so sánh tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ sẩy thai và thai diễn tiến ở cả 3 nhóm. Tương tự, không có sự khác biệt về tỉ lệ thai lưu ở cả 3 nhóm.
- Giới tính, tuổi thai, sinh non và cân nặng khi sinh không có sự khác biệt đáng kể giữa 3 nhóm, tuy nhiên tuổi thai lớn hơn đáng kể đối với các cặp sinh đôi trong nhóm DFI<15% và DFI>30%. Tỉ lệ sinh non ở các cặp sinh đôi trong nhóm DFI<15% thấp hơn đáng kể so với nhóm 15-30%. Dù vậy, không có sự khác biệt đáng kể về cân nặng em bé sinh ở cả 3 nhóm.
- Tỉ lệ dị tật bẩm sinh không có sự khác biệt đáng kể ở cả 3 nhóm.
Như vậy, các kết quả từ nghiên cứu cho thấy DFI không ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng và trẻ sơ sinh ở chu kì ICSI. Nghiên cứu góp phần bổ sung thêm các bằng chứng về mối tương quan của giá trị DFI trong hỗ trợ sinh sản.
Nguồn: Linjun Chen và cs., (2020). Effects of the sperm DNA fragmentation index on the clinical and neonatal outcomes of intracytoplasmic sperm injection cycles. Journal of Ovarian Research. DOI: 10.1186/s13048-020-00658-z
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan giữa kích thích buồng trứng với số noãn thu nhận được lên tỉ lệ phôi nguyên bội và trẻ sinh sống - Ngày đăng: 18-05-2020
So sánh trạng thái methyl hoá DNA của các gen in dấu bố mẹ trong nhau thai của thai IVF xuất phát từ hai môi trường nuôi cấy khác nhau - Ngày đăng: 18-05-2020
Một đột biến đồng hợp tử của phospholipase C zeta gây nên khiếm khuyết hoạt hoá noãn người và thất bại thụ tinh - Ngày đăng: 18-05-2020
Mối tương quan giữa các thông số tinh dịch đồ và kết quả IMSI - Ngày đăng: 17-05-2020
Thuỷ tinh hoá noãn: Một phân tích so sánh giữa noãn tươi và noãn trữ ở các trường hợp xin – cho noãn - Ngày đăng: 17-05-2020
Thu noãn trưởng thành (mii) từ hệ thống nuôi cấy nang noãn nguyên thủy - Ngày đăng: 14-05-2020
Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng trong quá trình thụ tinh tự nhiên - Ngày đăng: 14-05-2020
Bổ sung MYOINOSITOL cải thiện thông số tinh trùng và tính toàn vẹn dna ở bệnh nhân oat sau quá trình trữ đông - Ngày đăng: 14-05-2020
Hiệu quả của việc bổ sung chất chống oxy hóa với các thông số tinh trùng ở nam giới vô sinh có hút thuốc - Ngày đăng: 14-05-2020
Điều trị băng huyết sau sinh bằng bóng chèn: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 11-05-2020
Đông lạnh noãn bằng phương pháp thuỷ tinh hoá không ảnh hưởng đến số lượng mtDNA phôi nang - Ngày đăng: 11-05-2020
Kích thích buồng trứng ở tuổi trước dậy thì: báo cáo ca - Ngày đăng: 11-05-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK