Tin tức
on Monday 18-05-2020 9:11am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
Thai kỳ và sức khoẻ của trẻ sinh ra sau IVF có nguy cơ cao sinh non, biến chứng thai kỳ và trẻ nhẹ cân lúc sinh hơn thai kỳ tự nhiên. Cơ chế đằng sau các biến chứng lúc mang thai, sức khoẻ của trẻ lúc sinh và sự phát triển của trẻ IVF vẫn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng môi trường nuôi cấy phôi ảnh hưởng đến mức độ methyl hóa DNA của phôi. Ở người, một số nghiên cứu đã chứng tỏ môi trường nuôi cấy tác động lên sự phát triển của thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ hai (tuần thứ 13-21) (Nelissen et al., 2013), cân nặng trẻ lúc mới sinh (Eskild et al.,2013; Zandstra et al., 2015; Kleijkers et al., 2016), cũng như sự phát triển của trẻ lúc 2 tuổi hoặc 9 tuổi về cân nặng, tim mạch, các dị tật bẩm sinh (Kleijkers et al., 2014; Zandstra et al., 2018).
Giả thuyết được đặt ra là liệu rằng ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy phôi đối với sự mang thai, lúc sinh và phát triển của trẻ có thể qua trung gian bằng mức độ methyl hóa khác biệt của các gen in dấu bố mẹ trong nhau thai. Vì thế, nhóm các nhà nghiên cứu người Hà Lan đã so sánh mức độ methyl hóa DNA của các vùng bị methyl hóa khác nhau (DMR) liên quan đến gen in dấu bố mẹ trong nhau thai của thai IVF nguồn gốc từ các phôi được nuôi cấy trong 2 loại môi trường khác nhau.
Đây là thử nghiệm ngẫu nhiên đa trung tâm ở Hà Lan so sánh 2 loại môi trường nuôi cấy phôi. Mẫu nhau thai từ các thai IVF giữa 2 môi trường nuôi cấy dịch ống dẫn trứng người (HTF, n=43) hoặc G5 (n=54) đã được thu thập từ năm 2010 đến 2012. Còn mẫu đối chứng là các mẫu nhau thai từ 69 ca sinh được thụ thai tự nhiên. Nghiên cứu sử dụng chiến lược giải trình tự dựa trên khuếch đại bằng công nghệ Illumina MiSeq. DNA đã được phân lập và 34 DMR liên quan đến các gen in dấu bố mẹ được xác định rõ đã được khuếch đại trong PCR hai bước trước khi giải trình tự. So sánh mức độ methyl hoá DNA trên mẫu khuếch đại và trên đảo CpG thông qua giá trị trung bình, phương sai, các ngoại lệ (các điểm giá trị nằm trên hoặc dưới giá trị 1,5 x tứ phân vị dựa trên mức độ methy hoá trung bình của biểu đồ box plot, chính là sự hypermethyl hoặc hypomethyl hoá.)
Kết quả chính:
• Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị methyl hóa DNA trung bình của các DMR liên quan đến gen in dấu bố mẹ trong nhau thai từ thai IVF nguồn gốc từ các phôi được nuôi cấy trong 2 loại môi trường khác nhau. Cũng không thấy bất kỳ sự khác biệt nào về mức độ methyl hóa trung bình và phương sai trên một bản khuếch đại giữa hai môi trường nuôi cấy. Mức độ methyl hóa trung bình và phương sai trên mỗi CpG bằng nhau giữa nhau thai HTF và G5.
• Số lượng đảo CpG có duy nhất 1 quá trình methyl hóa ngoại lệ (là hypermethyl hoặc hypomethyl hoá) trong nhau thai G5 là 37 và còn nhóm HTF là 32 CpG. Trong số đó có đảo CpG thể hiện có một quá trình methyl hóa ngoại lệ đặc biệt liên quan đến môi trường nuôi cấy có thể tương quan trực tiếp với quá trình methyl hóa ngoại lệ toàn bộ khuếch đại (ở nhóm G5 là 8 /37 CpG và HTF là 4/32 CpG).
• Cũng như không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ methyl hóa DNA trên mẫu khuyến đại và trên CpG giữa mẫu nhau thai G5, HTF và thai tự nhiên; tuy nhiên, số lượng nhau thai hiển thị mức độ methyl hóa ngoại lệ trên khuếch đại ở thai IVF cao hơn so với thai tự nhiên (P <0,00001).
Nghiên cứu này có một số hạn chế như: chỉ phân tích mức độ methyl hóa DNA của 34 DMR in dấu và trên nhau thai mà không có các mô khác có nguồn gốc từ phôi; không phải tất cả các nhau thai đều được thu thập trong thử nghiệm và các nhau thai tự nhiên đã thu thập từ một đoàn hệ khác, có khả năng tạo ra yếu tố gây nhiễu.
Tóm lại, chưa phát hiện thấy bất kỳ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê nào của môi trường nuôi cấy phôi đối với mức độ methyl hóa của các gen in dấu trong nhau thai. Qua đó chưa kiểm chứng được giả thuyết cơ chế phân tử trung gian ảnh hưởng môi trường nuôi cấy đối với sự mang thai, lúc sinh và phát triển của trẻ IVF thông qua methyl hoá gen in dấu nhau thai. Sự liên quan sinh học và lâm sàng của các mức độ methyl hoá ngoại lệ như hypermethyl hoặc hypomethyl hoá CpGs và DMR đòi hỏi phải nghiên cứu trong một cỡ mẫu lớn hơn. Do tầm quan trọng và số lượng trẻ em sinh ra từ IVF ngày càng tăng, việc nghiên cứu các cơ chế phân tử này là rất cần thiết.
Nguồn: Comparison of DNA methylation patterns of parentally imprinted genes in placenta derived from IVF conceptions in two different culture media, Human Reproduction, 2020, doi: 10.1093/humrep/deaa004
Các tin khác cùng chuyên mục:
Một đột biến đồng hợp tử của phospholipase C zeta gây nên khiếm khuyết hoạt hoá noãn người và thất bại thụ tinh - Ngày đăng: 18-05-2020
Mối tương quan giữa các thông số tinh dịch đồ và kết quả IMSI - Ngày đăng: 17-05-2020
Thuỷ tinh hoá noãn: Một phân tích so sánh giữa noãn tươi và noãn trữ ở các trường hợp xin – cho noãn - Ngày đăng: 17-05-2020
Thu noãn trưởng thành (mii) từ hệ thống nuôi cấy nang noãn nguyên thủy - Ngày đăng: 14-05-2020
Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng trong quá trình thụ tinh tự nhiên - Ngày đăng: 14-05-2020
Bổ sung MYOINOSITOL cải thiện thông số tinh trùng và tính toàn vẹn dna ở bệnh nhân oat sau quá trình trữ đông - Ngày đăng: 14-05-2020
Hiệu quả của việc bổ sung chất chống oxy hóa với các thông số tinh trùng ở nam giới vô sinh có hút thuốc - Ngày đăng: 14-05-2020
Điều trị băng huyết sau sinh bằng bóng chèn: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 11-05-2020
Đông lạnh noãn bằng phương pháp thuỷ tinh hoá không ảnh hưởng đến số lượng mtDNA phôi nang - Ngày đăng: 11-05-2020
Kích thích buồng trứng ở tuổi trước dậy thì: báo cáo ca - Ngày đăng: 11-05-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK