Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Chủ tịch HOSREM
Vào 2 ngày 17-18 tháng 5 năm 2007, Hội nghị Sản Phụ khoa Việt Pháp Châu Á – Thái Bình Dương lần VII, do Bệnh viện Từ Dũ và HOSREM phối hợp tổ chức, đã được tiến hành trong 2 ngày 17 – 18/5/2007 tại Trường Đại học Y Dược TPHCM. Năm nay, có 1460 đại biểu từ 47 tỉnh và thành phố cả nước và các nước trên thế giới về tham dự hội nghị. Trong đó có 26 giáo sư, bác sĩ đến từ 8 nước trên thế giới tham gia báo cáo và dự hội nghị.
Chương trình hội nghị lần này khá phong phú với 81 báo cáo của các bác sĩ, giáo sư, chuyên gia trong và ngoài nước. Các báo cáo được trình bày cùng lúc 3 hội trường của hội nghị. Hầu hết các báo cáo đề cập đến những vấn đề mới và mang tính thời sự trong ngành Sản Phụ khoa, nên thu hút được sự quan tâm của các đại biểu tham dự. Không khí thảo luận trong buổi báo cáo rất sôi nổi, đặc biệt ở một số đề tài như xử trí lạc nội mạc tử cung và băng huyết sau sanh.
Trong bài này, chúng toi xin tóm lược nội dung của một số chuyên đề được trình bày trong hội nghị nhằm cung cấp them cho các độc giả có quan tâm các kiến thức mới và các vấn đề thời sự liên quan đến thực hành Sản Phụ khoa hiện nay.
CHUYÊN ĐỀ MÃN KINH
Các vấn đề được đề cập bao gồm sức khỏe tình dục phụ nữ mãn tuổi mãn kinh và các phác đồ điều trị hiện nay cho phụ nữ mn kinh. Với việc xem xét lại các nghiên cứu đã được công bố về mãn kinh đã gây nhiều tranh cãi trước đây (WHI, NHS), kết hợp với các số liệu mới của các tác giả, từ các nghiên cứu khác ở Châu Á và trên thế giới, các báo cáo tại hội nghị đã đưa ra các khuyến cáo sau:
· Điều trị nội tiết thay thế (HRT) sớm ở phụ nữ tuổi MK còn tương đối trẻ có thể giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và cao huyết áp
· Theo khuyến cáo của Hội mãn kinh thế giới (IMS), chúng ta cần điều trị cho các phụ nữ mãn kinh có triệu chứng, phác đồ điều trị được điều chỉnh theo từng người. Cần sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả điều trị.
· Sau mổ cắt tử cung + 2 phần phụ, cần cân nhắc sử dụng HRT sớm trong vòng ít nhất là 3 – 6 tháng.
· U xơ tử cung nhỏ, xơ nang tuyến và, bướu tuyến giáp đơn thuần không phải là chống chỉ định của HRT.
· Cần chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân quanh mãn kinh và quan tâm đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình của bệnh nhân. Tuy theo từng trường hợp, cần nhắc việc sử dụng HRT để điều trị triệu chứng. Không nên có thái độ từ chối HRT một cách cứng nhắc vì sợ nguy cơ ung thư.
CHUYÊN ĐỀ HIẾM MUỘN VÔ SINH
Các báo cáo cung cấp một số kết quả nghiên cứu mới và các vấn đề thời sự trong lĩnh vực này.
· Đặc điểm bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) người Việt Nam có một số điểm khác biệt so với số liệu trên thế giới và khu vực như : BMI thấp và triệu chứng cường androgen xuất hiện tần suất khá cao.
· Kỹ thuật nuôi trứng trưởng thành trong ống nghiệm (IVM) cho bệnh nhân vô sinh có PCOS thành công đầu tiên ở Việt nam và Đông Nam Á. Đây là kỹ thuật giúp giảm chi phí điều trị, giảm nguy cơ biến chứng và rút ngắn thời gian điều trị. Kết quả ban đầu rất khả quan mở ra triển vọng ứng dụng rộng rãi kỹ thuật này ở Việt nam trong tương lai.
· Báo cáo viên từ Brazil trình bày kết quả khảo sát kiến thức và thái độ của cộng đồng tại Brazil về vô sinh và cách dự phòng. Tác giả cũng cho thấy ích lợi của việc ứng dụng các kết quả này trong việc tăng cường kiến thức của cộng đồng và giúp dự phòng vô sinh. Các kết quả này cũng khá phù hợp và có khả năng ứng dụng tại Việt Nam trong công tác tham vấn về hiếm muộn cho bệnh nhân.
· Một số các phương pháp và kỹ thuật để duy trì khả năng sinh sản cho phụ nữ và nam giới đặc biệt trong các trường hợp cần điều trị bệnh lý ác tính đã được trình bày. Các biện pháp này hiện có thể áp dụng tại Việt Nam.
· Các kỹ thuật và và vấn đề y đức trong việc hỗ trợ cho bệnh nhân HIV (+) mà giảm thiểu hay loại trừ nguy cơ ly truyền dọc và ngang đã được báo cáo. Các kỹ thuật trên hoàn toàn có thể áp dụng tại Việt Nam, nhưng cần phải có các qui định cụ thể của Bộ Y tế.
· Đốt điểm buồng trứng ở bệnh nhân vơ sinh do PCOS có hiệu quả trong điều trị vô sinh. Phương pháp này có thể áp dụng với những bệnh nhân đã thất bại với các phương pháp điều trị nội khoa như giảm cân, metformin, kích thích rụng trứng…
CHUYÊN ĐỀ KẾ HOẠCH GIA ĐÌNH
· Đề tài phá thai nội khoa được các đại biểu quan tâm do các thuận tiện cho bệnh nhân mà phương pháp này mang lại.
· Đề tài về các phương pháp tránh thai mới như miếng dán tránh thai, và nhất là que cấy Implanon cũng rất được ưa thích vì thuận lợi và ít tác dụng phụ.
· Kết quả báo cáo về phá thai to từ 13 – 18 tuần tại bệnh viện Từ Dũ cho thấy tính an tòan của thủ thuật này. Tuy nhiên, các trung tâm muốn triển khai phá thai to bằng cách gắp thai, cần có bác sĩ được tập huấn thành thạo để giảm thiểu tai biến.
CHUYÊN ĐỀ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG
Đây là chuyên đề được nhiều đại biểu chú ý và tham gia thảo luận sôi nổi. Các báo cáo tại hội nghị đã trình bày về các biện pháp giúp chẩn đoán và xử trí chính xác hiệu quả các trường hợp LNMTC:
· Nên phân loại LNMTC theo mô tả dễ dàng hơn để chẩn đoán tiến triển sau điều trị, cũng như dễ cho các bác sĩ hiểu được chính xác hơn mức độ trầm trọng của LNMTC. Hệ thống phân loại nên sử dụng là FOATI-RVS.
· Điều trị triệu chứng đau trong LNMTC: có thể dùng thuốc để giảm hiện tượng viêm. Tuy nhiên, những trường hợp có LNMTC sâu không thể điều trị bằng nội khoa mà phải mổ triệt để lấy các khối u LNMTC.
· Xử trí LNMTC tái phát: Cách mổ là nội soi hay mổ hở không ảnh hưởng đến nguy cơ tái phát. Để tránh tái phát, chúng ta cần phải mổ trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt, sau khi các tổn thương đã “nguội”, bớt viêm đỏ, bóc tách hết u và các tế bào LNMTC. Endometrectomy có thể giảm tái phát ở phụ nữ không còn nhu cầu sinh sản. Cần điều trị nội khoa bằng GnRHa, phối hợp chất ức chế men thơm hóa (AI) và điều trị bổ trợ.
· Vấn đề LNMTC ở phụ nữ trẻ chưa con: có nên can thiệp phẫu thuật ở phụ nữ trẻ chưa con, chưa lập gia đình có u LNMTC ở buồng trứng đường kính 3-4 cm hay không? Các số liệu và luận cứ của các báo cáo, cũng như ý kiến đóng góp của nhiều đại biểu cho rằng không nên mổ bóc tách ở những bệnh nhân này. Đối với các trường hợp này nên điều trị nội tiết và giảm đau cho đến khi chờ lập gia đình. Sau khi có thai tự nhiên hoặc có thai bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, sau đó việc điều trị LNMTC triệt để hơn sẽ được cân nhắc.
· Điều trị nội tiết đối với LNMTC: có thể dùng Ethisterone 50-100 mg/ngày hoặc GnRHa phối hợp AI hoặc Progestogen (uống, tiêm, hay qua vòng tránh thai Mirena).
CHUYÊN ĐỀ PHỤ KHOA
- Về những tiến bộ mới trong tầm soát ung thư, Giáo sư Felix Wong (Úc) khuyến cáo nên sử dụng TruScreen hay Digital Cervicogram để tầm soát ung thư cổ tử cung cho phụ nữ vùng sâu vùng xa rất nhanh gọn rẻ tiền và hiệu quả cao (so với VIA, Papsmear cổ điển, Thin Prep và HPV-DNA).
- Các báo cáo viên Nguyễn Đức Hinh (Việt nam), Descamps (Pháp), F. Wong (c) đưa ra các một số khuyến cáo về phẫu thuật cắt tử cung:
· Nên thực hiện cắt TC đường âm đạo, có thể với hỗ trợ của nội soi, hoặc là cắt TC qua nội soi hơn là mổ hở đường bụng.
· Về chỉ định cắt 2 buồng trứng khi thực hiện cắt TC, nhiều đại biểu thống nhất: nên cắt cả 2 buồng trứng nếu bệnh nhân đã mãn kinh. Bệnh nhân ở tuổi quanh mãn kinh cần được tư vấn về các lợi ích và nguy cơ để cân nhắc và có quyết định phù hợp. Bệnh nhân trẻ nên cân nhắc để lại 2 buồng trứng.
- Các chống chỉ định cắt TC qua ngả âm đạo:
· Âm đạo teo nhỏ - TC không sa
· Chưa có con
· TC không di động do dính
· TC to hơn 500g, khoảng thai 14 tuần.
· Có LNMTC
- GS. F. Wong đã trình bày cách sử dụng morcellateur cắt nhỏ khối UXTC, làm nhỏ thể tích TC để có thể bóc nhân xơ TC hoặc cắt TC qua PTNS.
CHUYÊN ĐỀ SẢN KHOA
- GS.TS. Nguyễn Đức Hinh tóm lược một số ý kiến từ Thư viện Sức khỏe Sinh sản về mổ lấy thai như: đường rạch da nên dọc giữa dưới rốn hay ngang trên vệ, đường Planenstiel hay rạch đoạn dưới tử cung như thế nào? Việc không phủ phúc mạc sau khi khâu hồi phục đoạn dưới tử cung có tốt hay không, cần có thêm số liệu từ các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng.
- GS. Descamps nêu các khuyến cáo của Hội Sản Phụ khoa Pháp về dự phòng băng huyết sau sanh:
· Phải dự phòng cho tất cả các sản phụ, không nhất thiết chỉ cho các sản phụ có nguy cơ cao
· Luôn luôn sẵn sàng khả năng xử trí BHSS với sự có mặt 24/24 của bác sĩ sản khoa, phẫu thuật viên, bc sĩ gây mê hồi sức, sẵn sàng có máu
· Xử trí tích cực giai đoạn III chuyển dạ - soát TC ngay nếu nghi sót nhau
· Giai đoạn III không được dài quá 30 - cần bóc nhau nhân tạo nếu trên 30
· Xác định các phụ nữ mang thai có nguy cơ cao để chuyển lên tuyến trên sớm
· Điều trị các bệnh nội khoa có sẵn như thiếu máu
· Phải có túi hứng máu sau sanh có định lượng để đo thể tích máu mất
· Vấn đề “thời gian”: hết sức quan trọng để có xử trí kịp thời tránh tử vong
- Các báo cáo viên và đại biểu đã trình bày và thảo luận về các biện pháp xử trí băng huyết sau sanh. Nhiều phương pháp và kinh nghiệm đã được đề cập.
CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN TIỀN SẢN
- Chuyên đề có báo cáo của nhiều chuyên gia nước ngoài về lãnh vực này. Một số khuyến cáo và thông tin mới đã được trình bày, như: Siêu âm sàng lọc ở 3 tháng đầu dựa trên đo độ mờ da gáy phối hợp với xét nghiệm Triple test phát hiện được 90% hội chứng Down. Phác đồ xử trí phù nhau thai, bất thường rất hay gặp nhưng rất khó khăn trong vấn đề xử trí và tiên lượng xấu (tử vong 90%). Giá trị của siêu âm 3D – 4D trong sản khoa, chẩn đoán dị tật tim, não.
CHUYÊN ĐỀ SƠ SINH
- Chuyên đề này có 17 đề tài được chia 3 nhóm:
· Nhóm đề tài vệ bệnh lý sơ sinh, tử vong sơ sinh.
· Nhóm nghiên cứu về phương tiện chẩn đoán, phân tích.
· Nhóm nghiên cứu về các kỹ thuật điều trị sơ sinh.
- Các đề tài đều có chất lượng cao, đều có thể áp dụng thực tế trong chăm sóc, chẩn đoán và điều trị sơ sinh.
CHUYÊN ĐỀ PHẪU THUẬT NỘI SOI
- Trước khi hội nghị chính thức khai mạc. Vào ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2007, Hội thảo về kỹ thuật “Cắt rộng TC và nạo hạch bạch huyết trong ung thư cổ tử cung” đã diễn ra tại Bệnh viện Từ Dũ. Có 70 đại biểu tham dự hội thảo với sự hướng dẫn tận tình của GS. Bruhat v BS. Rvaz Botchorishvilli.
- Giáo sư Koh (Mỹ) giới thiệu một số các dụng cụ mới trong phẫu thuật nội soi. Bên cạnh đó, BS. Phan Xuân Khôi ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới cũng đã giới thiệu một phương pháp cố định tử cung sử dụng trong cắt TC bán phần hay bóc nhân xơ, có giá trị ứng dụng cao, đặc biệt trong điều kiện cụ thể ở Việt nam.
- Các đại biểu đã có nhiều ý kiến thảo luận về chọn lựa kỹ thuật trong cắt tử cung. Nói chung, mỗi kỹ thuật đều có ưu và khuyết điểm riêng. Để thực hiện tốt, phẫu thuật viên cần được đào tạo và thuần thục về kỹ thuật. Một số nguyên tắc được GS. Descamps giới thiệu để chọn lựa kỹ thuật mổ cắt tử cung:
- Cắt TC ngả âm đạo
§ Âm đạo đàn hồi
§ TC có sa
§ TC nếu không sa thì phải nhỏ hơn 500g
Nếu cần thiết có thể sử dụng trước PTNS hỗ trợ, cắt động mạch thắt lưng buồng trứng, động mạch TC trước khi cắt TC
- Cắt TC qua nội soi
Đau vùng chậu, dính nhiều, TC không di động, có LNMTC, có khối u phần phụ. Âm đạo không mềm, không dãn rộng
- Cắt TC qua mổ bụng hở
Khi TC rất to nghẽn trong tiểu khung khó thấy động mạch TC
- Trong bóc nhân xơ TC dưới niêm mạc qua NS buồng TC: nếu nhân xơ to khoảng thai 12 tuần trở lên, nên sử dụng GnRHa trước để làm nhân xơ nhỏ lại.
Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng
Chủ tịch HOSREM
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...