Tin chuyên ngành
on Monday 31-12-2018 8:28am
Danh mục: Sản khoa & nhi sơ sinh
Tiêm ngừa là vấn đề mà nhiều phụ nữ quan tâm trước khi điều trị hiếm muộn vì có một số loại vaccine không thể tiêm ngừa trong thai kỳ. Tiêm ngừa trước khi mang thai có thể bảo vệ thai phụ khỏi những bệnh lý nguy hiểm, phòng ngừa lây truyền cho thai nhi và giúp trẻ sơ sinh có miễn dịch thụ động. Thống kê cho thấy có không quá 60% bác sĩ sản phụ khoa tại Mỹ khai thác tiền sử tiêm ngừa của bệnh nhân, và chỉ khoảng 10% có đề nghị bệnh nhân nên tiêm ngừa những loại vaccine thiết yếu. Nguyên nhân của việc này là do mối lo ngại về nguy cơ gây dị tật hoặc sẩy thai nếu tiêm ngừa một số vaccine có chống chỉ định tiêm trong thai kỳ (MMR, thuỷ đậu và herpes zoster). Bài viết dưới đây sẽ khái quát lại những khuyến cáo mới nhất về tiêm ngừa ở phụ nữ hiếm muộn.
Các loại vaccine tiêm thường quy
Cúm
Tiêm ngừa cúm thường niên được khuyến cáo cho mọi lứa tuổi, bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở lên. Phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai nên tiêm ngừa cúm vì việc nhiễm cúm làm tăng nguy cơ các biến chứng khi mang thai như tăng nhịp tim, thể tích nhát bóp và tiêu thụ oxy, giảm dung tích phổi. Vaccine dạng tiêm tứ giá hoặc tam giá chứa virus bất hoạt nên có thể tiêm ngừa vào bất kỳ thời điểm nào khi mang thai. Ngược lại, vaccine dạng xịt mũi có chứa virus sống giảm độc lực và không nên sử dụng trong thai kỳ. Trước đây, nhiều lo ngại về việc thimerosal, một loại chất bảo quản có nguồn gốc thủy ngân, trong vaccine cúm có thể ảnh hưởng đến mang thai. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận bất kỳ tác động tiêu cực nào của thimerosal đến trẻ sơ sinh và thai phụ. Vì vậy, việc tiêm ngừa vaccine cúm, cho dù có chứa thimerosal hay không, là an toàn trong thai kỳ.
Bạch hầu – ho gà – uốn ván (Tdap) và Bạch hầu – uốn ván (Td)
Độc tố uốn ván, độc tố bạch hầu giảm độc lực và ho gà vô bào được khuyến cáo nên tiêm ngừa ở người lớn (độ tuổi từ 19 - 64) có tiếp xúc trực tiếp với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai nên tiêm ngừa Tdap nếu chưa từng tiêm ngừa trước đó. Nếu đang mang thai, khuyến cáo nên tiêm ngừa Tdap và tam cá nguyệt 3 hoặc tam cá nguyệt 2 trở đi (sau 20 tuần tuổi thai). Nếu chưa được tiêm ngừa trong thai kỳ, nên tiêm ngay sau sinh để tạo miễn dịch và giảm lây truyền cho trẻ sơ sinh.
Thủy đậu
Vaccine thủy đậu là vaccine sống giảm độc lực. Trước khi có thai, nếu chưa từng được tiêm ngừa, phụ nữ nên được tiêm 2 mũi vaccine cách nhau 1 tháng hoặc tiêm mũi thứ 2 bất kể thời điểm nếu trước đó đã tiêm 1 mũi. Nên ngừa thai sau khi tiêm ngừa 1 tháng. Nếu bị thủy đậu trước khi có thai, nên tiêm vaccine ngay trong vòng 96 giờ và ngừa thai. Phụ nữ có thai nên được kiểm tra xem đã có kháng thể thủy đậu hay chưa, nếu chưa có miễn dịch, nên tiêm ngừa 1 mũi vaccine trong khoảng thời gian sau khi sinh và trước khi xuất viện.
HPV (Human Papillomavirus)
Phụ nữ dưới 26 tuổi và nam giới dưới 21 tuổi nên tiêm ngừa HPV để hạn chế nguy cơ nhiễm HPV và các bệnh liên quan đến HPV, trong đó có ung thư. Hiện tại, có các chế phẩm vaccine nhị giá, tứ giá và cửu giá. Những người mới tiêm vaccine nhị giá hoặc tứ giá nên tiêm vaccine cửu giá để hoàn tất liệu trình, chưa có khuyến cáo nào cho thấy có nên tiêm tiếp tục vaccine cửu giá sau khi đã hoàn thành xong vaccine nhị giá và tứ giá hay không. Mặc dù tiêm HPV không được khuyến cáo trong khi mang thai, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy tiêm HPV khi có thai có tác động xấu đến thai kỳ và vì vậy, cũng không cần can thiệp gì thêm nếu như có tiêm HPV khi đang mang thai. Nếu chưa hoàn thành xong liệu trình tiêm HPV mà có thai, thai phụ nên ngưng liệu trình điều trị cho đến khi sinh. Không cần thiết phải thử thai trước khi tiêm ngừa.
Sởi - Quai bị - Rubella (MMR)
MMR được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả phụ nữ chưa có kháng thể rubella. Vaccine MMR chứa virus sống giảm độc lực, vì vậy nên được tiêm ngừa trước khi mang thai để tránh nhiễm trùng bào thai cũng như nên ngừa thai 1 tháng sau khi tiêm ngừa. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có báo cáo nào về việc MMR gây dị tật hay nhiễm trùng bào thai, vì vậy, tiêm MMR khi đang có thai không phải là một chỉ định để chấm dứt thai kỳ.
Các vaccine tiêm không thường quy
Phế cầu
Khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu cho những nhóm đối tượng nguy cơ cao như cắt lách, thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh tim/phổi mãn tính, đái tháo đường hoặc các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch ở người như HIV, bệnh hệ thống hoặc bệnh lý ác tính. Những phụ nữ nằm trong nhóm nguy cơ cao nên tiêm ngừa trước khi mang thai.
Viêm gan A
Khuyến cáo tiêm ngừa viêm gan A cho những nhóm đối tượng nguy cơ cao như phải truyền yếu tố đông máu, bệnh lý gan mạn tính, làm việc có tiếp xúc với virus viêm gan A hoặc sinh vật có nhiễm viêm gan A, từng du lịch qua vùng dịch tễ viêm gan A và những người nghiện (dùng kim tiêm). Đây là loại vaccine chứa virus bất hoạt và không ảnh hưởng đến thai nhi.
Viêm gan B
Khuyến cáo tiêm ngừa viêm gan B cho những nhóm đối tượng nguy cơ cao như lọc máu hoặc phải truyền yếu tố đông máu, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với máu hoặc các chế phẩm từ máu, phụ nữ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có nhiều bạn tình, những người từng du lịch qua vùng dịch tễ và những người sống chung với người có virus viêm gan B.
Não mô cầu
Khuyến cáo tiêm ngừa não mô cầu cho những nhóm đối tượng nguy cơ cao. Đối với phụ nữ mang thai, chỉ nên tiêm ngừa ở những thai phụ nguy cơ cao và chưa từng tiêm ngừa nếu thực sự cần thiết. Nhóm nguy cơ cao bao gồm những người sống trong vùng dịch tễ (ví dụ: các nước châu Phi hạ Saharan, Trung Đông hoặc các ký túc xá cộng đồng). Tốt nhất nên tiêm ngừa trước khi mang thai vì chưa có nhiều thông tin an toàn về việc sử dụng vaccine này trong thai kỳ.
Tổng kết
Tiêm ngừa trước hoặc trong khi mang thai giúp dự phòng nhiễm trùng bào thai và cung cấp cho thai nhi miễn dịch thụ động.
Nên hoàn thành việc tiêm ngừa trước khi điều trị hiếm muộn, vì một số loại vaccine không thể tiêm khi đang có thai.
Rubella và thủy đậu nên được tiêm ngừa trước khi mang thai. Nếu chưa có miễn dịch, nên tiêm ngừa trước khi mang thai và ngừa thai 4 tuần sau đó.
Cúm và Td nên được tiêm ngừa trước khi mang thai nhưng cũng có thể tiêm ngừa khi đang có thai. Vaccine cúm bất hoạt có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Nếu tiêm ngừa Tdap khi đang có thai, nên tiêm vào cuối tam cá nguyệt 2 trở đi.
Vaccine thủy đậu, phế cầu, HPV, viêm gan A, viêm gan B và não mô cầu nên được tiêm ngừa với đối tượng nguy cơ cao và tốt nhất nên tiêm ngừa trước khi mang thai.
BS Lê Khắc Tiến – BV Mỹ Đức
Nguồn: ASRM, 2018. Current recommendations for vaccines for female infertility patients: a committee opinion. Fertil Steril 110(5). 838-841.
Các loại vaccine tiêm thường quy
Cúm
Tiêm ngừa cúm thường niên được khuyến cáo cho mọi lứa tuổi, bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở lên. Phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai nên tiêm ngừa cúm vì việc nhiễm cúm làm tăng nguy cơ các biến chứng khi mang thai như tăng nhịp tim, thể tích nhát bóp và tiêu thụ oxy, giảm dung tích phổi. Vaccine dạng tiêm tứ giá hoặc tam giá chứa virus bất hoạt nên có thể tiêm ngừa vào bất kỳ thời điểm nào khi mang thai. Ngược lại, vaccine dạng xịt mũi có chứa virus sống giảm độc lực và không nên sử dụng trong thai kỳ. Trước đây, nhiều lo ngại về việc thimerosal, một loại chất bảo quản có nguồn gốc thủy ngân, trong vaccine cúm có thể ảnh hưởng đến mang thai. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận bất kỳ tác động tiêu cực nào của thimerosal đến trẻ sơ sinh và thai phụ. Vì vậy, việc tiêm ngừa vaccine cúm, cho dù có chứa thimerosal hay không, là an toàn trong thai kỳ.
Bạch hầu – ho gà – uốn ván (Tdap) và Bạch hầu – uốn ván (Td)
Độc tố uốn ván, độc tố bạch hầu giảm độc lực và ho gà vô bào được khuyến cáo nên tiêm ngừa ở người lớn (độ tuổi từ 19 - 64) có tiếp xúc trực tiếp với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai nên tiêm ngừa Tdap nếu chưa từng tiêm ngừa trước đó. Nếu đang mang thai, khuyến cáo nên tiêm ngừa Tdap và tam cá nguyệt 3 hoặc tam cá nguyệt 2 trở đi (sau 20 tuần tuổi thai). Nếu chưa được tiêm ngừa trong thai kỳ, nên tiêm ngay sau sinh để tạo miễn dịch và giảm lây truyền cho trẻ sơ sinh.
Thủy đậu
Vaccine thủy đậu là vaccine sống giảm độc lực. Trước khi có thai, nếu chưa từng được tiêm ngừa, phụ nữ nên được tiêm 2 mũi vaccine cách nhau 1 tháng hoặc tiêm mũi thứ 2 bất kể thời điểm nếu trước đó đã tiêm 1 mũi. Nên ngừa thai sau khi tiêm ngừa 1 tháng. Nếu bị thủy đậu trước khi có thai, nên tiêm vaccine ngay trong vòng 96 giờ và ngừa thai. Phụ nữ có thai nên được kiểm tra xem đã có kháng thể thủy đậu hay chưa, nếu chưa có miễn dịch, nên tiêm ngừa 1 mũi vaccine trong khoảng thời gian sau khi sinh và trước khi xuất viện.
HPV (Human Papillomavirus)
Phụ nữ dưới 26 tuổi và nam giới dưới 21 tuổi nên tiêm ngừa HPV để hạn chế nguy cơ nhiễm HPV và các bệnh liên quan đến HPV, trong đó có ung thư. Hiện tại, có các chế phẩm vaccine nhị giá, tứ giá và cửu giá. Những người mới tiêm vaccine nhị giá hoặc tứ giá nên tiêm vaccine cửu giá để hoàn tất liệu trình, chưa có khuyến cáo nào cho thấy có nên tiêm tiếp tục vaccine cửu giá sau khi đã hoàn thành xong vaccine nhị giá và tứ giá hay không. Mặc dù tiêm HPV không được khuyến cáo trong khi mang thai, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy tiêm HPV khi có thai có tác động xấu đến thai kỳ và vì vậy, cũng không cần can thiệp gì thêm nếu như có tiêm HPV khi đang mang thai. Nếu chưa hoàn thành xong liệu trình tiêm HPV mà có thai, thai phụ nên ngưng liệu trình điều trị cho đến khi sinh. Không cần thiết phải thử thai trước khi tiêm ngừa.
Sởi - Quai bị - Rubella (MMR)
MMR được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả phụ nữ chưa có kháng thể rubella. Vaccine MMR chứa virus sống giảm độc lực, vì vậy nên được tiêm ngừa trước khi mang thai để tránh nhiễm trùng bào thai cũng như nên ngừa thai 1 tháng sau khi tiêm ngừa. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có báo cáo nào về việc MMR gây dị tật hay nhiễm trùng bào thai, vì vậy, tiêm MMR khi đang có thai không phải là một chỉ định để chấm dứt thai kỳ.
Các vaccine tiêm không thường quy
Phế cầu
Khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu cho những nhóm đối tượng nguy cơ cao như cắt lách, thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh tim/phổi mãn tính, đái tháo đường hoặc các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch ở người như HIV, bệnh hệ thống hoặc bệnh lý ác tính. Những phụ nữ nằm trong nhóm nguy cơ cao nên tiêm ngừa trước khi mang thai.
Viêm gan A
Khuyến cáo tiêm ngừa viêm gan A cho những nhóm đối tượng nguy cơ cao như phải truyền yếu tố đông máu, bệnh lý gan mạn tính, làm việc có tiếp xúc với virus viêm gan A hoặc sinh vật có nhiễm viêm gan A, từng du lịch qua vùng dịch tễ viêm gan A và những người nghiện (dùng kim tiêm). Đây là loại vaccine chứa virus bất hoạt và không ảnh hưởng đến thai nhi.
Viêm gan B
Khuyến cáo tiêm ngừa viêm gan B cho những nhóm đối tượng nguy cơ cao như lọc máu hoặc phải truyền yếu tố đông máu, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với máu hoặc các chế phẩm từ máu, phụ nữ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có nhiều bạn tình, những người từng du lịch qua vùng dịch tễ và những người sống chung với người có virus viêm gan B.
Não mô cầu
Khuyến cáo tiêm ngừa não mô cầu cho những nhóm đối tượng nguy cơ cao. Đối với phụ nữ mang thai, chỉ nên tiêm ngừa ở những thai phụ nguy cơ cao và chưa từng tiêm ngừa nếu thực sự cần thiết. Nhóm nguy cơ cao bao gồm những người sống trong vùng dịch tễ (ví dụ: các nước châu Phi hạ Saharan, Trung Đông hoặc các ký túc xá cộng đồng). Tốt nhất nên tiêm ngừa trước khi mang thai vì chưa có nhiều thông tin an toàn về việc sử dụng vaccine này trong thai kỳ.
Tổng kết
Tiêm ngừa trước hoặc trong khi mang thai giúp dự phòng nhiễm trùng bào thai và cung cấp cho thai nhi miễn dịch thụ động.
Nên hoàn thành việc tiêm ngừa trước khi điều trị hiếm muộn, vì một số loại vaccine không thể tiêm khi đang có thai.
Rubella và thủy đậu nên được tiêm ngừa trước khi mang thai. Nếu chưa có miễn dịch, nên tiêm ngừa trước khi mang thai và ngừa thai 4 tuần sau đó.
Cúm và Td nên được tiêm ngừa trước khi mang thai nhưng cũng có thể tiêm ngừa khi đang có thai. Vaccine cúm bất hoạt có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Nếu tiêm ngừa Tdap khi đang có thai, nên tiêm vào cuối tam cá nguyệt 2 trở đi.
Vaccine thủy đậu, phế cầu, HPV, viêm gan A, viêm gan B và não mô cầu nên được tiêm ngừa với đối tượng nguy cơ cao và tốt nhất nên tiêm ngừa trước khi mang thai.
Nhóm tuổi | ||||||
Vaccine | 19 - 21 | 22 - 26 | 27 - 49 | 50 - 59 | 60 - 64 | ≥ 65 |
Cúm | 1 mũi mỗi nămb | |||||
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván (Td/Tdap) | Tiêm mũi Tdap đầu tiên, sau đó, nhắc lại mỗi 10 năm với Tdb | Tdap/Td | ||||
Thủy đậue | 2 mũib | |||||
HPV (Nữ) | 3 mũib | Không khuyến cáo | ||||
HPV (Nam) | 3 mũi (19 - 21 tuổi; 22 - 26 tuổi) | Không khuyến cáo | ||||
Sởi, quai bị, rubella (MMR)e | 1 hoặc 2 mũib | Không khuyến cáo | ||||
Phế cầu (polysaccharide) | 1 hoặc 2 mũic | 1 mũib | ||||
Não mô cầu | 1 mũi trở lênc | |||||
Viêm gan A | 2-3 mũi tuỳ loại vaccinec | |||||
Viêm gan B | 3 mũic | |||||
b Cho tất cả mọi người trong nhóm tuổi này có đủ điều kiện và không có bằng chứng đã từng nhiễm trước đó hoặc từng tiêm ngừa. c Khuyến cáo nếu có nhiều yếu tố nguy cơ khác (dựa vào bệnh sử, tiền căn, nghề nghiệp, lối sống hoặc một số yếu tố khác). d Tdap khuyến cáo tiêm ngừa ở người ≥65 tuổi nếu có tiếp xúc với trẻ ≥12 tháng tuổi. Cũng có thể sử dụng cho những người không tiếp xúc với trẻ. e Tiêm ngừa ở phụ nữ không có thai. |
BS Lê Khắc Tiến – BV Mỹ Đức
Nguồn: ASRM, 2018. Current recommendations for vaccines for female infertility patients: a committee opinion. Fertil Steril 110(5). 838-841.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chẩn đoán và xử trí giãn não thất thai nhi mức độ nhẹ khuyến cáo của SOCIETY FOR MATERNAL FETAL MEDICINE (SMFM) – 2018 - Ngày đăng: 26-12-2018
Vai trò của Probiotics, Prebiotics và Synbiotics ở trẻ sơ sinh non tháng - Ngày đăng: 17-12-2018
Sinh Non Và Những Thai Kỳ Có Nhiễm Khuẩn Âm Đạo - Ngày đăng: 17-10-2018
Nội soi bào thai điều trị HC truyền máu song thai - Ngày đăng: 08-10-2018
Biến chứng của song thai - Ngày đăng: 08-10-2018
Cập nhật xử trí rách tầng sinh môn độ 3 và độ 4 trong sản khoa - Ngày đăng: 08-10-2018
Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang và dự phòng đái tháo đường thai kỳ - Ngày đăng: 04-10-2018
Cập nhật thuyên tắc phổi và thuyên tắc ối - Ngày đăng: 04-10-2018
Cập nhật vai trò của Progesterone trong y học bào thai - Ngày đăng: 03-10-2018
Mối tương quan giữa tình trạng nhau thai và phát triển thần kinh ở trẻ sinh non - Ngày đăng: 28-08-2018
Kiểm soát cơn ngưng thở ở trẻ sinh non - Ngày đăng: 23-07-2018
Song thai cùng trứng trong hỗ trợ sinh sản: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 10-07-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK