Tin chuyên ngành
on Monday 17-12-2018 10:22am
Danh mục: Sản khoa & nhi sơ sinh
TỔNG QUAN
Thuật ngữ probiotics dùng để chỉ nhóm vi sinh vật sống được đưa vào cơ thể với mục đích mang lại lợi ích cho sức khỏe của con người. Công thức thành lập của các nhóm vi sinh vật này đang được nghiên cứu nhằm tìm ra tính hữu ích của chúng trong điều trị và dự phòng bệnh ở trẻ sơ sinh.
Viêm ruột hoại tử (NEC) là một bệnh lý nặng gặp ở 7% trẻ sinh non rất nhẹ cân, và là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở trẻ sinh non. Tử vong do viêm ruột hoại tử dao động trong khoảng 20 đến 30%, và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh lý cần can thiệp phẫu thuật ở trẻ sơ sinh. Biến chứng đáng lo ngại nhất của viêm ruột hoại tử là cắt bỏ ruột, có thể dẫn đến hội chứng ruột ngắn, và các biến chứng khác liên quan đến dinh dưỡng tĩnh mạch như bệnh gan, nhiễm trùng và các biến chứng trong phát triển thần kinh.
Ngoài ra, gánh nặng tài chính đối với điều trị viêm ruột hoại tử rất lớn, ước tính tại Mỹ, chính phủ phải chi từ 500 triệu đến một tỷ đô la mỗi năm. Viêm ruột hoại tử là một tiến trình viêm và tổn thương ruột liên quan đến quá trình cư trú bất thường và tăng trưởng quá mức vi khuẩn tại ruột. Sự thay đổi của hệ khuẩn thường trú đóng vai trò quan trọng trong viêm ruột, do đó có nhiều nghiên cứu tạo ra các chế phẩm sinh học nhằm thiết lập lại hệ khuẩn này trong việc ngăn ngừa bệnh. Tuy nhiên, tại các đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU) ở Hoa Kỳ, việc sử dụng thường quy và rộng rãi các chế phẩm sinh học này ở trẻ sơ sinh vẫn còn bị hạn chế do những mối quan tâm lo lắng về mức độ an toàn và công thức tối ưu, .
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ
Elie Metchnikoff là tác giả đầu tiên mô tả về lợi ích của probiotics vào năm 1908, khi ông viết về cuộc sống khỏe mạnh với tuổi thọ kéo dài của một nhóm người Bulgaria, nhờ sử dụng các sản phẩm sữa lên men. Lactobacillus được dùng cho trẻ sơ sinh từ năm 1952 để kiểm tra hiệu quả đến tăng cân. Năm 1986, thử nghiệm lâm sàng đối chứng đầu tiên về hiệu quả của probiotics trong việc giảm xâm nhập và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh. Nghiên cứu lớn đầu tiên về vai trò của probiotics trong ngăn ngừa NEC được công bố vào năm 1999 và cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong cả tỷ lệ NEC và tử vong liên quan đến NEC so với với nhóm chứng. Sau đó là một loạt các thử nghiệm với các kết quả đầy hứa hẹn và phân tích tổng hợp đầu tiên về việc sử dụng probiotics để phòng ngừa NEC được báo cáo vào năm 2007.
PROBIOTICS
Cơ chế bảo vệ
Trong khảo sát năm 2015 tại hơn 70 đơn vị NICU tại Hoa Kỳ, có 16 sản phẩm probiotics được sử dụng. Trong đó chỉ có 4 sản phẩm được trải qua thử nghiệm lâm sàng đặc biệt hỗ trợ cho việc sử dụng ở trẻ sơ sinh. Do đó, tính đến thời điểm khảo sát, 90% các chế phẩm sinh học tại Hoa Kỳ có thể chưa được đánh giá về độ an toàn hoặc hiệu quả khi dùng cho trẻ non tháng. Các loài được sử dụng phổ biến nhất là Lactobacillus và Bifidobacterium.
Probiotics trong phòng ngừa viêm ruột hoại tử
Cho đến nay, tác dụng dược coi là lợi điểm nhất của probiotics trên trẻ sinh non là phòng ngừa viêm ruột hoại tử (NEC). Nhiều tổng quan hệ thống và nghiên cứu tổng hợp về việc sử dụng probiotics trên 10.000 trẻ sơ sinh cho thấy giảm tỷ lệ NEC nặng (độ 2 trở lên) và tử vong.
Trong một bài tổng quan đăng trên Cochrane năm 2014, AlFaleh và Anabrees cho thấy tỷ lệ NEC nặng giảm đáng kể ở trẻ rất nhẹ cân (VLBW) trong nhóm sử dụng probiotics khi so sánh với nhóm chứng (RR 0,41; khoảng tin cậy 95% [CI] 0,31-0,56). Phân tích riêng 11 nghiên cứu có chất lượng cao (nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng) cũng chứng minh probiotics giảm đáng kể NEC nặng ở nhóm có sử dụng (RR 0,43; KTC 95% 0,31-0,59). Năm 2016, một bài tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp được công bố bởi Sawh và cộng sự cũng cho thấy vai trò của probiotics trong NEC nặng ở trẻ sinh non (38 nghiên cứu với 10.520 bệnh nhân), trong đó nhóm VLBW gồm 9.507 bệnh nhi tham gia trong 29 nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu của Sawh và cộng sự cho thấy probiotics tỏ ra không hiệu quả trong việc ngăn NEC ở nhóm trẻ sinh non cực nhẹ cân (cân nặng < 1.000 gram).
Trong phân tích tổng hợp của Ohsen gồm 12 nghiên cứu quan sát và 10.800 bệnh nhân sinh non (<37 tuần) hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân (LBW <2.500 g), kết quả ghi nhận cho thấy giảm đáng kể tỷ lệ NEC trong nhóm sử dụng probiotics (RR 0,55; KTC 95% 0,39-0,78). Mặc dù độ mạnh của bằng chứng từ phân tích này yếu hơn so với với các phân tích tổng hợp từ các thử nghiệm lâm sàng, các kết quả cũng góp phần làm tăng mạnh các chứng cứ hỗ trợ sử dụng probiotics để phòng ngừa NEC.
Tuy nhiên, trong số các thử nghiệm lâm sàng của probiotics, có sự không đồng nhất đáng kể trong các tiêu chí nghiên cứu liên quan đến các loài probiotic, đơn lẻ so với nhiều loài, liều lượng, thời gian bắt đầu, thời gian sử dụng và loại sữa, sữa mẹ so với công thức hoặc kết hợp giữa sữa mẹ và công thức. Mặc dù vậy, lợi ích trong việc giảm NEC đã được chứng minh một cách nhất quán trong hầu hết các nghiên cứu riêng lẻ cũng như các phân tích tổng hợp.
Probiotics thúc đẩy quá trình dung nạp sữa và rút ngắn thời gian đạt đến nuôi ăn đường miệng hoàn toàn
Trong một nghiên cứu đoàn hệ về vai trò của probiotics trong tăng dung nạp thức ăn ở trẻ non tháng, 104 trẻ sơ sinh có cân nặng từ 750 đến 1.499 g được phân ngẫu nhiên vào nhóm có probiotics và nhóm đối chứng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian đạt được nuôi ăn qua đường miệng hoàn toàn (11,2 ngày so với 12,7 ngày). Tuy nhiên, kết quả từ bài tổng quan trên Cochrane và bài phân tích tổng hợp của AlFaleh và Anabrees đã cho thấy thời gian để đạt đến nuôi ăn đường miệng toàn phần thấp hơn 1,32 ngày (KTC 95% 1,48-1,17) trong nhóm probiotics so với nhóm chứng.
Trong một phân tích tổng hợp khác gồm 5 nghiên cứu, những trẻ non tháng được nuôi bằng sữa mẹ kèm bổ sung thêm probiotics có thể đạt đến mốc nuôi ăn hoàn toàn qua đường miệng sớm hơn 3 ngày so với nhóm dùng sữa mẹ nhưng không được bổ sung probiotics. Nghiên cứu này có vai trò quan trọng trong việc đánh giá lại lợi ích của probiotics vì các trẻ tham gia nghiên cứu được nuôi ăn đường miệng chỉ bằng sữa mẹ cả trong nhóm chứng lẫn nhóm bổ sung probiotics, trong khi các nghiên cứu trước không có sự thống nhất khi cho trẻ sử dụng cả sữa mẹ và sữa công thức.
Kết luận, probiotics giúp giảm ngắn thời gian đạt đến nuôi ăn đường miệng toàn phần ở những trẻ được dùng sữa mẹ hoàn toàn.
Probiotics ngăn ngừa nhiễm trùng huyết muộn và nhiễm nấm
Trẻ sinh non dễ bị nhiễm trùng do sự kém trưởng thành của hệ thống miễn dịch và hàng rào da - niêm mạc. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm catheter xâm lấn, chậm nuôi ăn đường tiêu hóa, thiếu sữa mẹ, dinh dưỡng tĩnh mạch kéo dài, bệnh tật đi kèm và thời gian nằm viện kéo dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết. Hơn nữa, việc thành lập hệ khuẩn thường trú ở ruột có thể bị gián đoạn do việc sử dụng kháng sinh, trì hoãn nuôi ăn đường tiêu hóa và tiếp nhận sữa mẹ.
Probiotics giúp điều chỉnh và cải thiện chức năng rào cản của đường ruột và chức năng miễn dịch giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng huyết muộn. Bằng chứng cho thấy probiotics có thể làm giảm nhiễm trùng huyết muộn còn gây tranh cãi. Trong một số phân tích tổng hợp, các ước tính gộp chung không cho thấy giảm nhiễm trùng huyết muộn trong nhóm probiotics so với nhóm đối chứng ở trẻ VLBW. Tuy nhiên, các báo cáo từ các những phân tích khác lại chứng tỏ tỷ lệ nhiễm trùng huyết muộn giảm đáng kể trong nhóm probiotic trong nhóm LBW và VLBW, nhưng không ở nhóm cực nhẹ cân (ELBW).
Trong một bài tổng quan và phân tích tổng hợp về ảnh hưởng của probiotics trong nhiễm trùng huyết do nấm, Hu và cộng sự báo cáo rằng dự phòng bổ sung probiotics không có tác dụng trên nhiễm trùng huyết (RR = 0,88; KTC 95% 0,44-1,78) nhưng giảm nguy cơ nhiễm nấm Candida. Cũng trong một phân tích tổng hợp khác về phòng ngừa NEC do nấm, kết quả không cho thấy hiệu quả có lợi từ việc bổ sung probiotics.
Tóm lại, các bằng chứng từ các nghiên cứu gần đây cho thấy, probiotics có thể có tác dụng có lợi trong giảm nhiễm trùng huyết muộn ở trẻ rất nhẹ cân nhưng không có vai trò trong nhiễm trùng ở trẻ cực nhẹ cân. Probiotics có vẻ như không có tác dụng trong nhiễm nấm.
Probiotics và phát triển thần kinh trẻ sinh non
Giả thuyết đưa ra là probiotics có thể cải thiện phát triển thần kinh thông qua các cytokine chống viêm và biến đổi các yếu tố tăng trưởng β, qua đó chống lại tác dụng của các chất trung gian gây viêm vốn là yếu tố sinh bệnh học của NEC, nhiễm trùng huyết, bệnh phổi mạn tính, xuất huyết não thất, và nhuyễn chất trắng quanh não thất. Các cơ chế khác bao gồm cải thiện dung nạp thức ăn, giúp tăng trưởng và giảm thời gian nằm viện.
Chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của probiotics trên phát triển thần kinh. Phân tích kết quả phụ từ 3 thử nghiệm lâm sàng về vai trò của probiotics trong phòng ngừa NEC cho thấy rằng probiotic không có tác dụng đối với phát triển thần kinh ở trẻ sinh non từ 18 đến 24 tháng, tuy nhiên những nghiên cứu trên không đủ mạnh để đánh giá hiệu quả của probiotics trên phát triển hệ thần kinh ở trẻ sinh non. Cỡ mẫu nhỏ, sử dụng một chủng probiotic đơn lẻ, cùng với nhiều yếu tố phức tạp có khả năng ảnh hưởng đến phát triển thần kinh chính là những yếu tố gây nhiễu khiến khó rút ra kết luận về hiệu quả của probiotics trong vấn đề nêu trên.
Tính an toàn của probiotics
Một mối quan tâm lớn hiện nay đưa đến hạn chế sử dụng thường quy probiotics chính là nỗi lo các vi sinh vật trong các chế phẩm sinh học này có thể gây nhiễm trùng. Trẻ sinh non có hệ miễn dịch non yếu và hàng rào niêm mạc ruột non chưa trưởng thành nên vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiễm trùng huyết. Mặc dù không có thử nghiệm lâm sàng hay phân tích tổng hợp nào ghi nhận nhiễm trùng hay nhiễm trùng huyết do probiotics nhưng vẫn cần thận trọng vì các sinh vật này tuy không phát triển trong môi trường hiếu khí nhưng lại phát triển trong môi trường kị khí.
Thông thường, phương pháp nuôi cấy hiếu khí, được sử dụng ở trẻ sơ sinh có thể không đánh giá được tình trạng nhiễm trùng. Do không có các hệ thống báo cáo quy chuẩn làm cho việc đánh giá các tác dụng phụ của probiotics trở nên khó khăn hơn.
Đã có những báo cáo ca cho thấy probiotics có liên quan đến nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Roy và cộng sự báo cáo 7 trường hợp (2 trẻ sơ sinh và 5 người lớn) nhiễm nấm Saccharomyces cerevisiae liên quan đến việc bổ sung probiotics có chứa Saccharomyces boulardii. Khuếch đại huỳnh quang được sử dụng để xác nhận sự tương đồng giữa vi sinh vật trong máu và trong chế phẩm sinh học được dùng.
Esaiassen và cộng sự đã báo cáo trường hợp nhiễm khuẩn huyết Bifidobacterium longum ở 3 trong số 290 trẻ sơ sinh ELBW được nhận probiotics uống để ngừa NEC. Giải trình tự toàn bộ hệ gen và phân tích so sánh nucleotide được sử dụng để xác nhận rằng các chủng phân lập từ máu là giống với các chủng được sử dụng trong probiotics. Zbinden báo cáo 3 trường hợp của Bifidobacterium longum, và Bertelli báo cáo 2 trường hợp nhiễm Bifidobacterium infantis liên quan với việc bổ sung probiotic dự phòng. Ở một số bệnh nhân này, có dấu hiệu sớm của NEC tại thời điểm cấy máu, và sau đó tình trạng viêm ruột tiến triển và trẻ cần phẫu thuật. Kitajima và Hirano báo cáo 4 trường hợp sơ sinh nhiễm khuẩn huyết do Bifidobacterium breve trong khoảng 23.000 bệnh nhân nhận được bổ sung probiotics.
Sự ngoại nhiễm trong công thức probiotics cũng là một mối quan tâm khác. Điều này đã được xác nhận vào năm 2015 khi một trẻ sơ sinh tử vong vì viêm ruột sau khi được bổ sung probiotics bị nhiễm Rhizopus oryzae, và chính tác nhân này được phân lập từ ruột.
Một mối bận tâm khác ở Hoa Kỳ là các chế phẩm sinh học này được sản xuất như các thực phẩm chức năng chứ không phải dược phẩm. Ngoài ra có các vấn đề lo ngại khác là sự thay đổi đáp ứng miễn dịch, sự đề kháng kháng sinh và tăng nhạy cảm với dị ứng. Đã có những bằng chứng cho thấy có sự thay đổi trong đáp ứng miễn dịch của tế bào Th1, tế bào Th2, tế bào ruột tiết cytokine và tế bào CD8 tại hệ thống hạch bạch huyết ở ruột và lách.
Hậu quả của việc thay đổi hệ gen của vi khuẩn đường ruột (ví dụ, bởi sử dụng kháng sinh phổ rộng) chỉ mới bắt đầu được tìm hiểu và quan tâm. Có lẽ, probiotics đang thay đổi phản ứng miễn dịch một cách có lợi, nhưng một số hiệu ứng chỉ có thể được nhìn thấy trong quy mô lớn và/hoặc sử dụng lâu dài, đòi hỏi phải theo dõi và báo cáo liên tục. Điều này đặc biệt quan trọng ở nhóm sinh non nhẹ cân, những đối tượng dễ gặp phải các tác dụng phụ nhưng cũng là nhóm được nhiều lợi ích từ việc sử dụng probiotics.
Tóm lại, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn probiotics rất hiếm gặp. Tuy nhiên hiện tại chúng ta vẫn còn thiếu một hệ thống báo cáo cũng như những cần thiết để đánh giá các trường hợp nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, probiotics có độc tính yếu và nhạy cảm với kháng sinh, nói chung việc gây nhiễm trùng không chỉ hiếm xảy ra mà còn dễ dàng điều trị được.
Công thức probiotics nào được sử dụng
Đa phần các nghiên cứu về probiotics sử dụng các chủng khác nhau hoặc kết hợp. Hầu hết các phân tích tổng hợp hiện tại không tính đến cho các hiệu ứng cụ thể của từng công thức. Để giải quyết vấn đề này, Sawh và cộng sự đã thực hiện một phân tích tổng hợp qua mạng, cho thấy rằng chỉ một số ít các chủng probiotics đạt hiệu quả có ý nghĩa thống kê trong việc giảm NEC và tỷ lệ tử vong ở trẻ non tháng.
Một số chủng đã được chứng tỏ có hiệu quả bảo vệ chống NEC bao gồm: Bifidobacterium lactis, Lactobacillus reuteri, L. rhamnosus GG; sự kết hợp của B. bifidum, B. infantis, B. longum, và L. acidophilus; sự kết hợp của B. infantis và L. acidophilus; sự kết hợp của B. infantis, B. lactis Bb-12 và Streptococcus thermophilus; và sự kết hợp của B. longum và L. rhamnosus GG.
Chủng có hiệu quả nhất trong việc giảm tử vong bao gồm B. bifidum, B. infantis, B. longum, L. acidophilus, L. casei, L. plantarum, L. rhamnosus và S. thermophilus. Trong nhiều phân tích, bổ sung probiotics đa chủng được cho là giảm tỷ lệ NEC và tỷ lệ tử vong nhiều hơn. Khi so sánh các loài, Lactobacillus và Bifidobacterium được cho là mang lại lợi ích nhiều nhất. Tóm lại, nếu probiotic được sử dụng lâm sàng trong VLBW trẻ sơ sinh, bổ sung probiotics đa chủng có chứa cả hai loài Lactobacillus và Bifidobacterium được khuyến cáo.
Thời gian bắt đầu, thời lượng và liều lượng
Như đã thảo luận ở trên, vẫn chưa có sự thống nhất trong các nghiên cứu về probiotics liên quan đến thời điểm bắt đầu, thời gian điều trị và liều sử dụng. Nhiều tiêu chí chung cho thời gian bắt đầu sử dụng trong 48 giờ, sau 48 giờ hoặc ngay cữ sữa đầu tiên. Thời gian điều trị dao động từ 4 đến 6 tuần hoặc cho đến khi xuất viện. Liều lượng probiotics liều thường dao động từ 108 đến 1.010 đơn vị mỗi liều. Mặc dù không đồng nhất về tiêu chí, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy việc giảm đáng kể tỷ lệ NEC và tử vong
PREBIOTICS Ở TRẺ SƠ SINH
Cơ chế bảo vệ
Cơ chế bảo vệ của prebiotics trong các chế phẩm sinh học là chất nền giúp cho sự tăng sinh của lợi khuẩn. Mặc dù sử dụng prebiotics ở trẻ sơ sinh hiện đang được tập trung nghiên cứu nhưng đây không phải là vấn đề mới.
Sữa mẹ có chứa các tiền chất được gọi là các oligosacharide sữa mẹ, có thể tìm đến những vùng ruột kém hấp thu. Trong ruột, những oligosaccharide này giống với carbohydrate gắn kết của vi khuẩn gây bệnh, nhưng lại có tác dụng ức chế sự bám dính và xâm lấn bởi các tác nhân gây bệnh này. Ngoài vai trò trên, các oligosaccharide còn có vai trò như nguồn cacbon chính cho Bifidobacterium, giúp cho lợi khuẩn này cạnh tranh trực tiếp với các vi khuẩn ngoại lai khác.
Ngoài ra, khi probiotics tiêu hóa các oligosaccharide sẽ sản sinh ra các chuỗi ngắn acid béo, những sản phẩm này trở thành nguồn năng lượng cho các tế bào biểu mô ruột và giúp tăng cường hàng rào đường ruột.
Các hợp chất prebiotics tổng hợp bao gồm galacto-oligosaccharides, là một oligosaccharide từ sữa người và fructo-oligosaccharides, có nguồn gốc từ rau. Tác dụng của prebiotics tổng hợp có tác dụng tương tự như prebiotics trong sữa mẹ, bao gồm cả chất kích thích của sự tăng trưởng vi khuẩn thuộc địa, ức chế tác nhân gây bệnh và thúc đẩy chức năng bảo vệ của tế bào biểu mô ruột.
Tóm tắt các chứng cứ y học
Vài nghiên cứu đã đánh giá tác dụng phụ của prebiotics ngoại sinh ở trẻ sơ sinh. Một phân tích tổng hợp về prebiotics bao gồm 7 nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng đã chứng tỏ prebiotics có liên quan đến một số thay đổi như giảm độ pH phân, độ nhớt phân và thời gian vận chuyển đường tiêu hóa. Trong một nghiên cứu cho thấy số lượng của Bifidobacteria tăng lên trong những mẫu phân sau sử dụng prebiotics nhưng không có sự khác biệt về kết quả NEC, nhiễm trùng huyết muộn hoặc thời gian đạt được nuôi ăn đường miệng hoàn toàn.
Mặc dù không ghi nhận các bất lợi ảnh hưởng đến tính mạng nhưng một số tác dụng phụ trên ruột nếu sử dụng liều cao như thay đổi tính chất phân, đầy hơi.
Đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học ở trẻ sơ sinh là thách thức vì các nền văn hóa khác nhau được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng và trong thực tế, cũng như đánh giá hiệu quả và sự an toàn các chất tiền sinh học.
Công thức và liều lượng cụ thể có khả năng làm thay đổi hoạt động và sự an toàn của sản phẩm. Ví dụ, prebiotics chứa lactulose thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn thuộc Lactobacillus, trong khi các sản phẩm oligosaccharide khác thúc đẩy các vi
khuẩn thuộc loài Bifidobacterium.
SYNBIOTICS Ở TRẺ SƠ SINH
Tương tự như prebiotics, các nghiên cứu về các chế phẩm sinh học kết hợp chứa cả probiotics và prebiotics, hay được gọi là synbiotics, hiện nay vẫn còn hạn chế.
Tuy kết quả nghiên cứu vẫn còn mâu thuẫn, nhưng một số tác dụng hiệp đồng đã được ghi nhận trong việc hạn chế NEC trên mô hình động vật.
Một thử nghiệm lâm sàng ở miền nam Ấn Độ bao gồm 220 trẻ nhận sữa mẹ đã cho thấy tỷ lệ NEC giảm ở nhóm có sử dụng một sản phẩm chứa Lactobacillus, Bifidobacterium và fructo-oligosaccharide, so với giả dược.
Một nghiên cứu đa trung tâm tại Thổ Nhĩ Kỳ, có 400 trẻ rất nhẹ cân, mục tiêu xác định hiệu quả của B. lactis, inulin (oligosaccharide prebiotics), hoặc cả hai. Tỉ lệ NEC thấp hơn ở nhóm prebiotics và synbiotics nhưng không giảm ở nhóm prebiotics so với nhóm chứng. Các kết quả khác đều có cải thiện ở cả 3 nhóm. Cả probiotics và synbiotics đều có hiệu quả trong nghiên cứu này nhưng synbiotics không có tác dụng phụ so với probiotics đơn độc.
Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng khác ở miền nam Ấn Độ so sánh 100 trẻ nhận được fructo-oligosaccharide cùng với L. acidophilus, B. longum, B. bifidum và S. thermophiles. Các trẻ nhận được các chế phẩm sinh học kết hợp giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của NEC so với nhóm chứng.
KẾT LUẬN
Đã có nhiều chứng cứ chứng tỏ tác dụng có lợi của probiotics đối với việc phòng ngừa NEC ở trẻ sơ sinh VLBW và giảm tử vong do các nguyên nhân liên quan.
Tuy nhiên, một báo cáo lâm sàng công bố bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) về sử dụng probiotics không khuyến nghị sử dụng thường quy chế phẩm sinh học trong nhóm trẻ này. Báo cáo nói rằng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa.
Hơn nữa, trong ấn bản thứ 8 của “Hướng dẫn chăm sóc chu sinh” được công bố vào năm 2017 bởi AAP và Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), không có khuyến nghị về việc sử dụng chế phẩm sinh học. Vì vậy, việc sử dụng probiotics trong trẻ sinh non chưa được coi là tiêu chuẩn chăm sóc.
Cần nhiều hơn nữa các nghiên cứu để đánh giá những rủi ro và lợi ích của những các chất, cũng như kiểm tra liều lượng, công thức probiotics hiệu quả và thời gian sử dụng. Nếu các bác sĩ chọn sử dụng probiotics trong thực hành lâm sàng, chỉ nên chọn những công thức đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả, và cần đảm bảo tốt việc kiểm soát chất lượng sản phẩm sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kona SK, Matlock DN, 2018. Probiotics, prebiotics, and synbiotics for preterm neonates. Neoreviews. 19: e654-e663
2. Frei R, Akdis M, O’Mahony L, 2015. Prebiotics, probiotics, synbiotics and the immune system: experimental data and clinical evidence. Curr Opin Gastroenterol. 31(2): 153-158
3. Akar M, Eras Z, Oncel MY, et al., 2017. Impact of oral probiotics on neurodevelopmental outcomes in preterm infants. J Matern Fetal Neonatal Med. 30(4): 411-415
Thuật ngữ probiotics dùng để chỉ nhóm vi sinh vật sống được đưa vào cơ thể với mục đích mang lại lợi ích cho sức khỏe của con người. Công thức thành lập của các nhóm vi sinh vật này đang được nghiên cứu nhằm tìm ra tính hữu ích của chúng trong điều trị và dự phòng bệnh ở trẻ sơ sinh.
Viêm ruột hoại tử (NEC) là một bệnh lý nặng gặp ở 7% trẻ sinh non rất nhẹ cân, và là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở trẻ sinh non. Tử vong do viêm ruột hoại tử dao động trong khoảng 20 đến 30%, và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh lý cần can thiệp phẫu thuật ở trẻ sơ sinh. Biến chứng đáng lo ngại nhất của viêm ruột hoại tử là cắt bỏ ruột, có thể dẫn đến hội chứng ruột ngắn, và các biến chứng khác liên quan đến dinh dưỡng tĩnh mạch như bệnh gan, nhiễm trùng và các biến chứng trong phát triển thần kinh.
Ngoài ra, gánh nặng tài chính đối với điều trị viêm ruột hoại tử rất lớn, ước tính tại Mỹ, chính phủ phải chi từ 500 triệu đến một tỷ đô la mỗi năm. Viêm ruột hoại tử là một tiến trình viêm và tổn thương ruột liên quan đến quá trình cư trú bất thường và tăng trưởng quá mức vi khuẩn tại ruột. Sự thay đổi của hệ khuẩn thường trú đóng vai trò quan trọng trong viêm ruột, do đó có nhiều nghiên cứu tạo ra các chế phẩm sinh học nhằm thiết lập lại hệ khuẩn này trong việc ngăn ngừa bệnh. Tuy nhiên, tại các đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU) ở Hoa Kỳ, việc sử dụng thường quy và rộng rãi các chế phẩm sinh học này ở trẻ sơ sinh vẫn còn bị hạn chế do những mối quan tâm lo lắng về mức độ an toàn và công thức tối ưu, .
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ
Elie Metchnikoff là tác giả đầu tiên mô tả về lợi ích của probiotics vào năm 1908, khi ông viết về cuộc sống khỏe mạnh với tuổi thọ kéo dài của một nhóm người Bulgaria, nhờ sử dụng các sản phẩm sữa lên men. Lactobacillus được dùng cho trẻ sơ sinh từ năm 1952 để kiểm tra hiệu quả đến tăng cân. Năm 1986, thử nghiệm lâm sàng đối chứng đầu tiên về hiệu quả của probiotics trong việc giảm xâm nhập và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh. Nghiên cứu lớn đầu tiên về vai trò của probiotics trong ngăn ngừa NEC được công bố vào năm 1999 và cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong cả tỷ lệ NEC và tử vong liên quan đến NEC so với với nhóm chứng. Sau đó là một loạt các thử nghiệm với các kết quả đầy hứa hẹn và phân tích tổng hợp đầu tiên về việc sử dụng probiotics để phòng ngừa NEC được báo cáo vào năm 2007.
PROBIOTICS
Cơ chế bảo vệ
- Tăng cường chức năng rào cản của biểu mô ruột, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn: probiotics làm tăng sản xuất chất nhầy, globulin A miễn dịch và các yếu tố sinh học khác có tác dụng giảm tính thấm của ruột đối với vi sinh vật gây bệnh.
- Giảm sự cư trú của vi khuẩn gây bệnh và tăng tính đa dạng loài: probiotics cạnh tranh môi trường sống, vị trí gắn kết và các chất dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh. Probiotics tăng tính đa dạng loài và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật không gây bệnh cư trú bằng cách tiết ra các đoạn peptide có tính kháng khuẩn và các chất diệt khuẩn, từ đó ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
- Điều chỉnh phản ứng miễn dịch của chủ thể: ngoài việc tăng số lượng globulin A miễn dịch, probiotics còn đóng vai trò như các thụ thể toll-like receptor (TLRs) nhằm điều hòa việc sản xuất cytokine và ức chế tình trạng chết theo chương trình cũng như kích thích khả năng tái tạo tế bào.
- Gia tăng sự trưởng thành hệ thần kinh ruột: probiotics làm tăng nhu động ruột, đây là một yếu tố tiềm năng trong phòng ngừa viêm ruột hoại tử.
Trong khảo sát năm 2015 tại hơn 70 đơn vị NICU tại Hoa Kỳ, có 16 sản phẩm probiotics được sử dụng. Trong đó chỉ có 4 sản phẩm được trải qua thử nghiệm lâm sàng đặc biệt hỗ trợ cho việc sử dụng ở trẻ sơ sinh. Do đó, tính đến thời điểm khảo sát, 90% các chế phẩm sinh học tại Hoa Kỳ có thể chưa được đánh giá về độ an toàn hoặc hiệu quả khi dùng cho trẻ non tháng. Các loài được sử dụng phổ biến nhất là Lactobacillus và Bifidobacterium.
Probiotics trong phòng ngừa viêm ruột hoại tử
Cho đến nay, tác dụng dược coi là lợi điểm nhất của probiotics trên trẻ sinh non là phòng ngừa viêm ruột hoại tử (NEC). Nhiều tổng quan hệ thống và nghiên cứu tổng hợp về việc sử dụng probiotics trên 10.000 trẻ sơ sinh cho thấy giảm tỷ lệ NEC nặng (độ 2 trở lên) và tử vong.
Trong một bài tổng quan đăng trên Cochrane năm 2014, AlFaleh và Anabrees cho thấy tỷ lệ NEC nặng giảm đáng kể ở trẻ rất nhẹ cân (VLBW) trong nhóm sử dụng probiotics khi so sánh với nhóm chứng (RR 0,41; khoảng tin cậy 95% [CI] 0,31-0,56). Phân tích riêng 11 nghiên cứu có chất lượng cao (nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng) cũng chứng minh probiotics giảm đáng kể NEC nặng ở nhóm có sử dụng (RR 0,43; KTC 95% 0,31-0,59). Năm 2016, một bài tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp được công bố bởi Sawh và cộng sự cũng cho thấy vai trò của probiotics trong NEC nặng ở trẻ sinh non (38 nghiên cứu với 10.520 bệnh nhân), trong đó nhóm VLBW gồm 9.507 bệnh nhi tham gia trong 29 nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu của Sawh và cộng sự cho thấy probiotics tỏ ra không hiệu quả trong việc ngăn NEC ở nhóm trẻ sinh non cực nhẹ cân (cân nặng < 1.000 gram).
Trong phân tích tổng hợp của Ohsen gồm 12 nghiên cứu quan sát và 10.800 bệnh nhân sinh non (<37 tuần) hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân (LBW <2.500 g), kết quả ghi nhận cho thấy giảm đáng kể tỷ lệ NEC trong nhóm sử dụng probiotics (RR 0,55; KTC 95% 0,39-0,78). Mặc dù độ mạnh của bằng chứng từ phân tích này yếu hơn so với với các phân tích tổng hợp từ các thử nghiệm lâm sàng, các kết quả cũng góp phần làm tăng mạnh các chứng cứ hỗ trợ sử dụng probiotics để phòng ngừa NEC.
Tuy nhiên, trong số các thử nghiệm lâm sàng của probiotics, có sự không đồng nhất đáng kể trong các tiêu chí nghiên cứu liên quan đến các loài probiotic, đơn lẻ so với nhiều loài, liều lượng, thời gian bắt đầu, thời gian sử dụng và loại sữa, sữa mẹ so với công thức hoặc kết hợp giữa sữa mẹ và công thức. Mặc dù vậy, lợi ích trong việc giảm NEC đã được chứng minh một cách nhất quán trong hầu hết các nghiên cứu riêng lẻ cũng như các phân tích tổng hợp.
Probiotics thúc đẩy quá trình dung nạp sữa và rút ngắn thời gian đạt đến nuôi ăn đường miệng hoàn toàn
Trong một nghiên cứu đoàn hệ về vai trò của probiotics trong tăng dung nạp thức ăn ở trẻ non tháng, 104 trẻ sơ sinh có cân nặng từ 750 đến 1.499 g được phân ngẫu nhiên vào nhóm có probiotics và nhóm đối chứng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian đạt được nuôi ăn qua đường miệng hoàn toàn (11,2 ngày so với 12,7 ngày). Tuy nhiên, kết quả từ bài tổng quan trên Cochrane và bài phân tích tổng hợp của AlFaleh và Anabrees đã cho thấy thời gian để đạt đến nuôi ăn đường miệng toàn phần thấp hơn 1,32 ngày (KTC 95% 1,48-1,17) trong nhóm probiotics so với nhóm chứng.
Trong một phân tích tổng hợp khác gồm 5 nghiên cứu, những trẻ non tháng được nuôi bằng sữa mẹ kèm bổ sung thêm probiotics có thể đạt đến mốc nuôi ăn hoàn toàn qua đường miệng sớm hơn 3 ngày so với nhóm dùng sữa mẹ nhưng không được bổ sung probiotics. Nghiên cứu này có vai trò quan trọng trong việc đánh giá lại lợi ích của probiotics vì các trẻ tham gia nghiên cứu được nuôi ăn đường miệng chỉ bằng sữa mẹ cả trong nhóm chứng lẫn nhóm bổ sung probiotics, trong khi các nghiên cứu trước không có sự thống nhất khi cho trẻ sử dụng cả sữa mẹ và sữa công thức.
Kết luận, probiotics giúp giảm ngắn thời gian đạt đến nuôi ăn đường miệng toàn phần ở những trẻ được dùng sữa mẹ hoàn toàn.
Probiotics ngăn ngừa nhiễm trùng huyết muộn và nhiễm nấm
Trẻ sinh non dễ bị nhiễm trùng do sự kém trưởng thành của hệ thống miễn dịch và hàng rào da - niêm mạc. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm catheter xâm lấn, chậm nuôi ăn đường tiêu hóa, thiếu sữa mẹ, dinh dưỡng tĩnh mạch kéo dài, bệnh tật đi kèm và thời gian nằm viện kéo dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết. Hơn nữa, việc thành lập hệ khuẩn thường trú ở ruột có thể bị gián đoạn do việc sử dụng kháng sinh, trì hoãn nuôi ăn đường tiêu hóa và tiếp nhận sữa mẹ.
Probiotics giúp điều chỉnh và cải thiện chức năng rào cản của đường ruột và chức năng miễn dịch giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng huyết muộn. Bằng chứng cho thấy probiotics có thể làm giảm nhiễm trùng huyết muộn còn gây tranh cãi. Trong một số phân tích tổng hợp, các ước tính gộp chung không cho thấy giảm nhiễm trùng huyết muộn trong nhóm probiotics so với nhóm đối chứng ở trẻ VLBW. Tuy nhiên, các báo cáo từ các những phân tích khác lại chứng tỏ tỷ lệ nhiễm trùng huyết muộn giảm đáng kể trong nhóm probiotic trong nhóm LBW và VLBW, nhưng không ở nhóm cực nhẹ cân (ELBW).
Trong một bài tổng quan và phân tích tổng hợp về ảnh hưởng của probiotics trong nhiễm trùng huyết do nấm, Hu và cộng sự báo cáo rằng dự phòng bổ sung probiotics không có tác dụng trên nhiễm trùng huyết (RR = 0,88; KTC 95% 0,44-1,78) nhưng giảm nguy cơ nhiễm nấm Candida. Cũng trong một phân tích tổng hợp khác về phòng ngừa NEC do nấm, kết quả không cho thấy hiệu quả có lợi từ việc bổ sung probiotics.
Tóm lại, các bằng chứng từ các nghiên cứu gần đây cho thấy, probiotics có thể có tác dụng có lợi trong giảm nhiễm trùng huyết muộn ở trẻ rất nhẹ cân nhưng không có vai trò trong nhiễm trùng ở trẻ cực nhẹ cân. Probiotics có vẻ như không có tác dụng trong nhiễm nấm.
Probiotics và phát triển thần kinh trẻ sinh non
Giả thuyết đưa ra là probiotics có thể cải thiện phát triển thần kinh thông qua các cytokine chống viêm và biến đổi các yếu tố tăng trưởng β, qua đó chống lại tác dụng của các chất trung gian gây viêm vốn là yếu tố sinh bệnh học của NEC, nhiễm trùng huyết, bệnh phổi mạn tính, xuất huyết não thất, và nhuyễn chất trắng quanh não thất. Các cơ chế khác bao gồm cải thiện dung nạp thức ăn, giúp tăng trưởng và giảm thời gian nằm viện.
Chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của probiotics trên phát triển thần kinh. Phân tích kết quả phụ từ 3 thử nghiệm lâm sàng về vai trò của probiotics trong phòng ngừa NEC cho thấy rằng probiotic không có tác dụng đối với phát triển thần kinh ở trẻ sinh non từ 18 đến 24 tháng, tuy nhiên những nghiên cứu trên không đủ mạnh để đánh giá hiệu quả của probiotics trên phát triển hệ thần kinh ở trẻ sinh non. Cỡ mẫu nhỏ, sử dụng một chủng probiotic đơn lẻ, cùng với nhiều yếu tố phức tạp có khả năng ảnh hưởng đến phát triển thần kinh chính là những yếu tố gây nhiễu khiến khó rút ra kết luận về hiệu quả của probiotics trong vấn đề nêu trên.
Tính an toàn của probiotics
Một mối quan tâm lớn hiện nay đưa đến hạn chế sử dụng thường quy probiotics chính là nỗi lo các vi sinh vật trong các chế phẩm sinh học này có thể gây nhiễm trùng. Trẻ sinh non có hệ miễn dịch non yếu và hàng rào niêm mạc ruột non chưa trưởng thành nên vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiễm trùng huyết. Mặc dù không có thử nghiệm lâm sàng hay phân tích tổng hợp nào ghi nhận nhiễm trùng hay nhiễm trùng huyết do probiotics nhưng vẫn cần thận trọng vì các sinh vật này tuy không phát triển trong môi trường hiếu khí nhưng lại phát triển trong môi trường kị khí.
Thông thường, phương pháp nuôi cấy hiếu khí, được sử dụng ở trẻ sơ sinh có thể không đánh giá được tình trạng nhiễm trùng. Do không có các hệ thống báo cáo quy chuẩn làm cho việc đánh giá các tác dụng phụ của probiotics trở nên khó khăn hơn.
Đã có những báo cáo ca cho thấy probiotics có liên quan đến nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Roy và cộng sự báo cáo 7 trường hợp (2 trẻ sơ sinh và 5 người lớn) nhiễm nấm Saccharomyces cerevisiae liên quan đến việc bổ sung probiotics có chứa Saccharomyces boulardii. Khuếch đại huỳnh quang được sử dụng để xác nhận sự tương đồng giữa vi sinh vật trong máu và trong chế phẩm sinh học được dùng.
Esaiassen và cộng sự đã báo cáo trường hợp nhiễm khuẩn huyết Bifidobacterium longum ở 3 trong số 290 trẻ sơ sinh ELBW được nhận probiotics uống để ngừa NEC. Giải trình tự toàn bộ hệ gen và phân tích so sánh nucleotide được sử dụng để xác nhận rằng các chủng phân lập từ máu là giống với các chủng được sử dụng trong probiotics. Zbinden báo cáo 3 trường hợp của Bifidobacterium longum, và Bertelli báo cáo 2 trường hợp nhiễm Bifidobacterium infantis liên quan với việc bổ sung probiotic dự phòng. Ở một số bệnh nhân này, có dấu hiệu sớm của NEC tại thời điểm cấy máu, và sau đó tình trạng viêm ruột tiến triển và trẻ cần phẫu thuật. Kitajima và Hirano báo cáo 4 trường hợp sơ sinh nhiễm khuẩn huyết do Bifidobacterium breve trong khoảng 23.000 bệnh nhân nhận được bổ sung probiotics.
Sự ngoại nhiễm trong công thức probiotics cũng là một mối quan tâm khác. Điều này đã được xác nhận vào năm 2015 khi một trẻ sơ sinh tử vong vì viêm ruột sau khi được bổ sung probiotics bị nhiễm Rhizopus oryzae, và chính tác nhân này được phân lập từ ruột.
Một mối bận tâm khác ở Hoa Kỳ là các chế phẩm sinh học này được sản xuất như các thực phẩm chức năng chứ không phải dược phẩm. Ngoài ra có các vấn đề lo ngại khác là sự thay đổi đáp ứng miễn dịch, sự đề kháng kháng sinh và tăng nhạy cảm với dị ứng. Đã có những bằng chứng cho thấy có sự thay đổi trong đáp ứng miễn dịch của tế bào Th1, tế bào Th2, tế bào ruột tiết cytokine và tế bào CD8 tại hệ thống hạch bạch huyết ở ruột và lách.
Hậu quả của việc thay đổi hệ gen của vi khuẩn đường ruột (ví dụ, bởi sử dụng kháng sinh phổ rộng) chỉ mới bắt đầu được tìm hiểu và quan tâm. Có lẽ, probiotics đang thay đổi phản ứng miễn dịch một cách có lợi, nhưng một số hiệu ứng chỉ có thể được nhìn thấy trong quy mô lớn và/hoặc sử dụng lâu dài, đòi hỏi phải theo dõi và báo cáo liên tục. Điều này đặc biệt quan trọng ở nhóm sinh non nhẹ cân, những đối tượng dễ gặp phải các tác dụng phụ nhưng cũng là nhóm được nhiều lợi ích từ việc sử dụng probiotics.
Tóm lại, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn probiotics rất hiếm gặp. Tuy nhiên hiện tại chúng ta vẫn còn thiếu một hệ thống báo cáo cũng như những cần thiết để đánh giá các trường hợp nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, probiotics có độc tính yếu và nhạy cảm với kháng sinh, nói chung việc gây nhiễm trùng không chỉ hiếm xảy ra mà còn dễ dàng điều trị được.
Công thức probiotics nào được sử dụng
Đa phần các nghiên cứu về probiotics sử dụng các chủng khác nhau hoặc kết hợp. Hầu hết các phân tích tổng hợp hiện tại không tính đến cho các hiệu ứng cụ thể của từng công thức. Để giải quyết vấn đề này, Sawh và cộng sự đã thực hiện một phân tích tổng hợp qua mạng, cho thấy rằng chỉ một số ít các chủng probiotics đạt hiệu quả có ý nghĩa thống kê trong việc giảm NEC và tỷ lệ tử vong ở trẻ non tháng.
Một số chủng đã được chứng tỏ có hiệu quả bảo vệ chống NEC bao gồm: Bifidobacterium lactis, Lactobacillus reuteri, L. rhamnosus GG; sự kết hợp của B. bifidum, B. infantis, B. longum, và L. acidophilus; sự kết hợp của B. infantis và L. acidophilus; sự kết hợp của B. infantis, B. lactis Bb-12 và Streptococcus thermophilus; và sự kết hợp của B. longum và L. rhamnosus GG.
Chủng có hiệu quả nhất trong việc giảm tử vong bao gồm B. bifidum, B. infantis, B. longum, L. acidophilus, L. casei, L. plantarum, L. rhamnosus và S. thermophilus. Trong nhiều phân tích, bổ sung probiotics đa chủng được cho là giảm tỷ lệ NEC và tỷ lệ tử vong nhiều hơn. Khi so sánh các loài, Lactobacillus và Bifidobacterium được cho là mang lại lợi ích nhiều nhất. Tóm lại, nếu probiotic được sử dụng lâm sàng trong VLBW trẻ sơ sinh, bổ sung probiotics đa chủng có chứa cả hai loài Lactobacillus và Bifidobacterium được khuyến cáo.
Thời gian bắt đầu, thời lượng và liều lượng
Như đã thảo luận ở trên, vẫn chưa có sự thống nhất trong các nghiên cứu về probiotics liên quan đến thời điểm bắt đầu, thời gian điều trị và liều sử dụng. Nhiều tiêu chí chung cho thời gian bắt đầu sử dụng trong 48 giờ, sau 48 giờ hoặc ngay cữ sữa đầu tiên. Thời gian điều trị dao động từ 4 đến 6 tuần hoặc cho đến khi xuất viện. Liều lượng probiotics liều thường dao động từ 108 đến 1.010 đơn vị mỗi liều. Mặc dù không đồng nhất về tiêu chí, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy việc giảm đáng kể tỷ lệ NEC và tử vong
PREBIOTICS Ở TRẺ SƠ SINH
Cơ chế bảo vệ
Cơ chế bảo vệ của prebiotics trong các chế phẩm sinh học là chất nền giúp cho sự tăng sinh của lợi khuẩn. Mặc dù sử dụng prebiotics ở trẻ sơ sinh hiện đang được tập trung nghiên cứu nhưng đây không phải là vấn đề mới.
Sữa mẹ có chứa các tiền chất được gọi là các oligosacharide sữa mẹ, có thể tìm đến những vùng ruột kém hấp thu. Trong ruột, những oligosaccharide này giống với carbohydrate gắn kết của vi khuẩn gây bệnh, nhưng lại có tác dụng ức chế sự bám dính và xâm lấn bởi các tác nhân gây bệnh này. Ngoài vai trò trên, các oligosaccharide còn có vai trò như nguồn cacbon chính cho Bifidobacterium, giúp cho lợi khuẩn này cạnh tranh trực tiếp với các vi khuẩn ngoại lai khác.
Ngoài ra, khi probiotics tiêu hóa các oligosaccharide sẽ sản sinh ra các chuỗi ngắn acid béo, những sản phẩm này trở thành nguồn năng lượng cho các tế bào biểu mô ruột và giúp tăng cường hàng rào đường ruột.
Các hợp chất prebiotics tổng hợp bao gồm galacto-oligosaccharides, là một oligosaccharide từ sữa người và fructo-oligosaccharides, có nguồn gốc từ rau. Tác dụng của prebiotics tổng hợp có tác dụng tương tự như prebiotics trong sữa mẹ, bao gồm cả chất kích thích của sự tăng trưởng vi khuẩn thuộc địa, ức chế tác nhân gây bệnh và thúc đẩy chức năng bảo vệ của tế bào biểu mô ruột.
Tóm tắt các chứng cứ y học
Vài nghiên cứu đã đánh giá tác dụng phụ của prebiotics ngoại sinh ở trẻ sơ sinh. Một phân tích tổng hợp về prebiotics bao gồm 7 nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng đã chứng tỏ prebiotics có liên quan đến một số thay đổi như giảm độ pH phân, độ nhớt phân và thời gian vận chuyển đường tiêu hóa. Trong một nghiên cứu cho thấy số lượng của Bifidobacteria tăng lên trong những mẫu phân sau sử dụng prebiotics nhưng không có sự khác biệt về kết quả NEC, nhiễm trùng huyết muộn hoặc thời gian đạt được nuôi ăn đường miệng hoàn toàn.
Mặc dù không ghi nhận các bất lợi ảnh hưởng đến tính mạng nhưng một số tác dụng phụ trên ruột nếu sử dụng liều cao như thay đổi tính chất phân, đầy hơi.
Đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học ở trẻ sơ sinh là thách thức vì các nền văn hóa khác nhau được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng và trong thực tế, cũng như đánh giá hiệu quả và sự an toàn các chất tiền sinh học.
Công thức và liều lượng cụ thể có khả năng làm thay đổi hoạt động và sự an toàn của sản phẩm. Ví dụ, prebiotics chứa lactulose thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn thuộc Lactobacillus, trong khi các sản phẩm oligosaccharide khác thúc đẩy các vi
khuẩn thuộc loài Bifidobacterium.
SYNBIOTICS Ở TRẺ SƠ SINH
Tương tự như prebiotics, các nghiên cứu về các chế phẩm sinh học kết hợp chứa cả probiotics và prebiotics, hay được gọi là synbiotics, hiện nay vẫn còn hạn chế.
Tuy kết quả nghiên cứu vẫn còn mâu thuẫn, nhưng một số tác dụng hiệp đồng đã được ghi nhận trong việc hạn chế NEC trên mô hình động vật.
Một thử nghiệm lâm sàng ở miền nam Ấn Độ bao gồm 220 trẻ nhận sữa mẹ đã cho thấy tỷ lệ NEC giảm ở nhóm có sử dụng một sản phẩm chứa Lactobacillus, Bifidobacterium và fructo-oligosaccharide, so với giả dược.
Một nghiên cứu đa trung tâm tại Thổ Nhĩ Kỳ, có 400 trẻ rất nhẹ cân, mục tiêu xác định hiệu quả của B. lactis, inulin (oligosaccharide prebiotics), hoặc cả hai. Tỉ lệ NEC thấp hơn ở nhóm prebiotics và synbiotics nhưng không giảm ở nhóm prebiotics so với nhóm chứng. Các kết quả khác đều có cải thiện ở cả 3 nhóm. Cả probiotics và synbiotics đều có hiệu quả trong nghiên cứu này nhưng synbiotics không có tác dụng phụ so với probiotics đơn độc.
Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng khác ở miền nam Ấn Độ so sánh 100 trẻ nhận được fructo-oligosaccharide cùng với L. acidophilus, B. longum, B. bifidum và S. thermophiles. Các trẻ nhận được các chế phẩm sinh học kết hợp giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của NEC so với nhóm chứng.
KẾT LUẬN
Đã có nhiều chứng cứ chứng tỏ tác dụng có lợi của probiotics đối với việc phòng ngừa NEC ở trẻ sơ sinh VLBW và giảm tử vong do các nguyên nhân liên quan.
Tuy nhiên, một báo cáo lâm sàng công bố bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) về sử dụng probiotics không khuyến nghị sử dụng thường quy chế phẩm sinh học trong nhóm trẻ này. Báo cáo nói rằng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa.
Hơn nữa, trong ấn bản thứ 8 của “Hướng dẫn chăm sóc chu sinh” được công bố vào năm 2017 bởi AAP và Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), không có khuyến nghị về việc sử dụng chế phẩm sinh học. Vì vậy, việc sử dụng probiotics trong trẻ sinh non chưa được coi là tiêu chuẩn chăm sóc.
Cần nhiều hơn nữa các nghiên cứu để đánh giá những rủi ro và lợi ích của những các chất, cũng như kiểm tra liều lượng, công thức probiotics hiệu quả và thời gian sử dụng. Nếu các bác sĩ chọn sử dụng probiotics trong thực hành lâm sàng, chỉ nên chọn những công thức đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả, và cần đảm bảo tốt việc kiểm soát chất lượng sản phẩm sử dụng.
BS. Nguyễn Thị Hà - Đơn nguyên sơ sinh BV Mỹ Đức
1. Kona SK, Matlock DN, 2018. Probiotics, prebiotics, and synbiotics for preterm neonates. Neoreviews. 19: e654-e663
2. Frei R, Akdis M, O’Mahony L, 2015. Prebiotics, probiotics, synbiotics and the immune system: experimental data and clinical evidence. Curr Opin Gastroenterol. 31(2): 153-158
3. Akar M, Eras Z, Oncel MY, et al., 2017. Impact of oral probiotics on neurodevelopmental outcomes in preterm infants. J Matern Fetal Neonatal Med. 30(4): 411-415
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sinh Non Và Những Thai Kỳ Có Nhiễm Khuẩn Âm Đạo - Ngày đăng: 17-10-2018
Nội soi bào thai điều trị HC truyền máu song thai - Ngày đăng: 08-10-2018
Biến chứng của song thai - Ngày đăng: 08-10-2018
Cập nhật xử trí rách tầng sinh môn độ 3 và độ 4 trong sản khoa - Ngày đăng: 08-10-2018
Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang và dự phòng đái tháo đường thai kỳ - Ngày đăng: 04-10-2018
Cập nhật thuyên tắc phổi và thuyên tắc ối - Ngày đăng: 04-10-2018
Cập nhật vai trò của Progesterone trong y học bào thai - Ngày đăng: 03-10-2018
Mối tương quan giữa tình trạng nhau thai và phát triển thần kinh ở trẻ sinh non - Ngày đăng: 28-08-2018
Kiểm soát cơn ngưng thở ở trẻ sinh non - Ngày đăng: 23-07-2018
Song thai cùng trứng trong hỗ trợ sinh sản: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 10-07-2018
Quản lý thai kỳ có vỡ ối non trên thai non tháng - Ngày đăng: 29-06-2018
Sàng lọc các bệnh lý di truyền thể ẩn trước hôn nhân và trước mang thai - Ngày đăng: 23-01-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK