Tin tức
on Wednesday 21-11-2018 8:19am
Danh mục: Tin quốc tế
Hiện nay, khả năng sinh sản của nam giới ngày càng giảm do sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như: môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, tuổi tác… Trong đó, yếu tố thừa cân, béo phì có mối liên quan mật thiết với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của nam giới. Chính vì vậy họ cần có một chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đưa ra hướng dẫn cụ thể về chế độ dinh dưỡng cho nam và các cặp vợ chồng điều trị vô sinh. Bài nghiên cứu này nhằm nêu lên vai trò và những điểm lưu ý trong chế độ ăn uống đối với khả năng sinh sản ở nam giới.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy:
Lê Thị Thu Thảo – Chuyên viên phôi học – IVFMD Tân Bình
Nguồn: Diet and men's fertility: does diet affect sperm quality? Fertility and Sterility/10.1016/j.fertnstert.2018.05.025
Kết quả của nghiên cứu cho thấy:
- Sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành: isoflavone là chất polyphenolic, có trong đậu nành và có thể liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy nồng độ isoflavone cao trong cơ thể liên quan đến các chỉ số tinh trùng như mật độ thấp, độ di động giảm và những người nam vô sinh có chỉ số isoflavone cao hơn người bình thường. Nghiên cứu khác cho thấy đậu nành không liên quan đến tỷ lệ trẻ sinh sống của bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm.
- Sản phẩm từ thịt và sữa: hầu hết sữa có nguồn gốc từ bò cái mang thai do đó các hormone như estrogen có trong sữa thường cao và làm tăng mối lo ngại cho hoạt động sinh sản nam giới. Tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng để đưa ra kết luận cho việc sử dụng thịt và sữa ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng tinh trùng.
- Chất chống oxy hóa: các gốc oxy hóa nội bào (ROS) có thể ảnh hưởng lên chất lượng tinh trùng. Việc bổ sung chất chống oxy hóa cho nam giới ở các cặp vợ chồng điều trị vô sinh có thể giúp cải thiện chất lượng tinh trùng như mật độ, độ di động, làm tăng tỷ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống. Ví dụ một số chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, b-carotene…
- Methylmercury trong cá: cá và các loại động vật có vỏ nhiễm thủy ngân có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới như giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, tăng bất thường đuôi,… Tuy nhiên vấn đề này cần được nghiên cứu thêm vì việc ăn cá tốt cho sức khỏe (do hàm lượng acid béo omega-3 cao) nhưng có thể methylmercury gây ảnh hưởng lên tinh trùng.
- Thuốc trừ sâu: lượng thuốc trừ sâu dư thừa trong trái cây và rau xanh có thể ảnh hưởng đến các thông số tinh dịch ở nam giới. Theo một nghiên cứu, việc tiêu thụ lượng trái cây và rau xanh nhiều hay ít không liên quan đến các thông số trong tinh dịch đồ nhưng dư lượng thuốc trừ sâu trong trái cây và rau xanh cần được quan tâm. Trái cây và rau xanh với dư lượng thuốc trừ sâu ít có mối tương quan thuận với hình thái tinh trùng bình thường.
- Chế độ ăn uống: chế độ ăn uống lành mạnh với các khẩu phần ăn hợp lý có thể cho chất lượng tinh trùng tốt. Ăn nhiều chất béo, thịt chế biến sẵn, ngũ cốc, đồ ngọt có ga có liên quan đến chất lượng tinh trùng kém.
Lê Thị Thu Thảo – Chuyên viên phôi học – IVFMD Tân Bình
Nguồn: Diet and men's fertility: does diet affect sperm quality? Fertility and Sterility/10.1016/j.fertnstert.2018.05.025
Các tin khác cùng chuyên mục:
Xác định mối tương quan giữa kích thước tiền nhân và tiềm năng hợp tử 1PN phát triển thành phôi nang - Ngày đăng: 21-11-2018
Nuôi cấy phôi liên tục cho tỉ lệ tạo phôi nang cao hơn nhưng tỉ lệ thai cộng dồn như nhau khi so với nuôi cấy chuyển tiếp: nghiên cứu tiến cứu với cỡ mẫu lớn - Ngày đăng: 21-11-2018
Chất lượng tinh trùng có thay đổi theo các mùa trong năm - Ngày đăng: 12-11-2018
Béo phì ở bé gái có liên hệ với tình trạng vô sinh khi trưởng thành - Ngày đăng: 12-11-2018
Tăng cân trong thai kỳ và sinh non - Ngày đăng: 13-11-2018
Thời gian kiêng xuất tinh ngắn: chiến lược tiềm năng trong cải thiện chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 12-11-2018
Hội chứng nang trống (Empty follicle syndrome –EFS) trong thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 12-11-2018
Mẹ thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của phôi - Ngày đăng: 06-11-2018
Ảnh hưởng của sự phát triển phôi chậm và tăng progesterone sớm - Ngày đăng: 05-11-2018
Hướng dẫn thực hành lâm sàng của ACOG về thai lưu sớm (Cập nhật phiên bản tháng 5/2015) - Ngày đăng: 02-11-2018
Thủy tinh hóa tinh trùng không sử dụng chất bảo quản đông lạnh - Ngày đăng: 01-11-2018
Tiền sử sinh non hoặc vỡ ối non trên thai kỳ non tháng và hiệu quả của các phương pháp dự phòng - Ngày đăng: 22-10-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK