Tin tức
on Friday 02-11-2018 11:21am
Danh mục: Tin quốc tế
Thai lưu sớm – early pregnancy loss – được định nghĩa là thai chết lưu trước 12 6/7 tuần, chiếm khoảng 10% tổng số thai kỳ. Hiện nay, vẫn chưa có đồng thuận nào về việc sử dụng các thuật ngữ như “miscarriage, spontaneous abortion and early pregnancy loss” trong tam cá nguyệt đầu thai kỳ. Trong hướng dẫn này, thai lưu sớm được hiểu là thai trong tử cung, dưới 12 6/7 tuần và không có hoạt động tim thai, kể cả trường hợp túi thai trống.
Về các tiêu chuẩn và thời gian theo dõi dựa trên siêu âm, không có thay đổi so với những hướng dẫn cũ, vẫn áp dụng các tiêu chuẩn như sau:
Các dấu hiệu chẩn đoán trên siêu âm:
+ Đường kính túi thai trung bình ≥25mm và không có phôi thai.
+ Không thấy phôi thai có hoạt động tim thai sau ≥ 2 tuần kể từ lần siêu âm thấy túi thai không yolk sac.
+ Không thấy phôi thai có hoạt động tim thai sau ≥ 11 ngày kể từ lần siêu âm thấy túi thai có yolk sac.
+ Đường kính túi thai trung bình 16 -24 mm và không có phôi thai.
+ Không thấy phôi thai có hoạt động tim thai sau 7-13 ngày kể từ lần siêu âm thấy túi thai không yolk sac.
+ Không thấy phôi thai có hoạt động tim thai sau 7-10 ngày kể từ lần siêu âm thấy túi thai có yolk sac
+ Không thấy phôi thai sau ≥ 6 tuần vô kinh
+ Túi ối trống (túi ối nằm sát yolk sac, nhưng không thấy phôi thai sống)
+ Đường kính yolk sac ≥7mm
+ Túi thai nhỏ so với phôi thai (đường kính túi thai trung bình và CRL chênh nhau <5mm)
Tóm tắt khuyến cáo cập nhật:
+ Sử dụng thuốc kháng đông và/hoặc aspirin không làm giảm nguy cơ thai lưu sớm ở bệnh nhân tăng đông, trừ trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng antiphospholipid.
+ Không cần can thiệp thủ thuật ngoại khoa khi thấy nội mạc tử cung dày nhưng không có triệu chứng lâm sàng sau điều trị thai lưu sớm.
+ Nạo buồng tử cung thường quy sau hút thai lưu không mang lại thêm lợi ích cho bệnh nhân.
+ Trước khi can thiệp thủ thuật cần sử dụng một liều doxycycline dự phòng nhiễm trùng.
+ Cân nhắc chỉ định globulin miễn dịch Rh D cho bệnh nhân thai lưu sớm, đặc biệt ở giai đoạn cuối tam cá nguyệt 1.
+ Bệnh nhân Rh D âm có chỉ định can thiệp ngoại khoa nên được sử dụng globulin miễn dịch.
BS. Lê Tiểu My – Nhóm nghiên cứu sinh non bệnh viện Mỹ Đức
Lược dịch từ: ACOG Practice bulletin No.200 – Early pregnancy loss – ACOG vol.132, No.5, Nov. 2018
Về các tiêu chuẩn và thời gian theo dõi dựa trên siêu âm, không có thay đổi so với những hướng dẫn cũ, vẫn áp dụng các tiêu chuẩn như sau:
Các dấu hiệu chẩn đoán trên siêu âm:
- Chẩn đoán xác định:
+ Đường kính túi thai trung bình ≥25mm và không có phôi thai.
+ Không thấy phôi thai có hoạt động tim thai sau ≥ 2 tuần kể từ lần siêu âm thấy túi thai không yolk sac.
+ Không thấy phôi thai có hoạt động tim thai sau ≥ 11 ngày kể từ lần siêu âm thấy túi thai có yolk sac.
- Dấu hiệu nghi ngờ (không chẩn đoán):
+ Đường kính túi thai trung bình 16 -24 mm và không có phôi thai.
+ Không thấy phôi thai có hoạt động tim thai sau 7-13 ngày kể từ lần siêu âm thấy túi thai không yolk sac.
+ Không thấy phôi thai có hoạt động tim thai sau 7-10 ngày kể từ lần siêu âm thấy túi thai có yolk sac
+ Không thấy phôi thai sau ≥ 6 tuần vô kinh
+ Túi ối trống (túi ối nằm sát yolk sac, nhưng không thấy phôi thai sống)
+ Đường kính yolk sac ≥7mm
+ Túi thai nhỏ so với phôi thai (đường kính túi thai trung bình và CRL chênh nhau <5mm)
Tóm tắt khuyến cáo cập nhật:
- Khuyến cáo dựa trên chứng cứ mức độ A:
+ Sử dụng thuốc kháng đông và/hoặc aspirin không làm giảm nguy cơ thai lưu sớm ở bệnh nhân tăng đông, trừ trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng antiphospholipid.
- Khuyến cáo dựa trên chứng cứ mức độ B:
+ Không cần can thiệp thủ thuật ngoại khoa khi thấy nội mạc tử cung dày nhưng không có triệu chứng lâm sàng sau điều trị thai lưu sớm.
+ Nạo buồng tử cung thường quy sau hút thai lưu không mang lại thêm lợi ích cho bệnh nhân.
- Khuyến cáo dựa trên mức độ C:
+ Trước khi can thiệp thủ thuật cần sử dụng một liều doxycycline dự phòng nhiễm trùng.
+ Cân nhắc chỉ định globulin miễn dịch Rh D cho bệnh nhân thai lưu sớm, đặc biệt ở giai đoạn cuối tam cá nguyệt 1.
+ Bệnh nhân Rh D âm có chỉ định can thiệp ngoại khoa nên được sử dụng globulin miễn dịch.
BS. Lê Tiểu My – Nhóm nghiên cứu sinh non bệnh viện Mỹ Đức
Lược dịch từ: ACOG Practice bulletin No.200 – Early pregnancy loss – ACOG vol.132, No.5, Nov. 2018
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thủy tinh hóa tinh trùng không sử dụng chất bảo quản đông lạnh - Ngày đăng: 01-11-2018
Tiền sử sinh non hoặc vỡ ối non trên thai kỳ non tháng và hiệu quả của các phương pháp dự phòng - Ngày đăng: 22-10-2018
Thai phụ đơn thai có chiều dài kênh cổ tử cung ngắn tập thể dục được không? - Ngày đăng: 10-10-2018
Mối liên quan giữa góc thoi vô sắc, dự trữ buồng trứng, kích thích gonadotropin và kết cục thai kì - Ngày đăng: 10-10-2018
Mối tương quan giữa chất lượng tinh trùng và tuổi của chồng với tỉ lệ hình thành phôi nang và tỉ lệ thai - Ngày đăng: 03-10-2018
Lựa chọn phôi nang có tiềm năng làm tổ cao dựa vào thời gian nén của phôi - Ngày đăng: 01-10-2018
Ảnh hưởng của sinh thiết thể cực lên động học hình thái phôi - Ngày đăng: 01-10-2018
SO SÁNH PLACENTAL ALPHA MICROGLOBULIN – 1, PHOSPHORYLATED INSULIN-LIKE GROWTH FACTOR-BINDING PROTEIN- 1 VÀ CHIỀU DÀI KÊNH CỔ TỬ CUNG TRONG DỰ ĐOÁN SINH NON - Ngày đăng: 26-09-2018
TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH GỘP CÁC THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG CÓ NHÓM CHỨNG VỀ SỬ DỤNG PROGESTERONE Ở THAI KỲ ĐƠN THAI VỠ ỐI NON - Ngày đăng: 26-09-2018
Kết cục sinh sống một trẻ có hoặc không có hội chứng mất thai ở các chu kì IVF - Ngày đăng: 21-09-2018
Dự đoán tiềm năng phát triển thành phôi nang của phôi giai đoạn phân chia dựa trên hình ảnh time- lapse và đánh giá tỉ lệ tiêu thụ oxy của phôi - Ngày đăng: 18-09-2018
Microfluidic: thiết bị mới giúp lựa chọn tinh trùng trong ART - Ngày đăng: 09-09-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK