Tin tức
on Wednesday 10-10-2018 8:32am
Danh mục: Tin quốc tế
Tiềm năng phát triển của noãn bào là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của chu kì IVF. Do đó, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để xác định các yếu tố tiên lượng dựa trên đặc điểm hình thái của noãn bào cho phép dự đoán chất lượng noãn, tỉ lệ thụ tinh và phát triển phôi. Sự ra đời của hệ thống kính hiển vi phân cực cùng với phần mềm xử lý hình ảnh đã cho phép phát hiện thoi vô sắc. Với cách tiếp cận này, hình ảnh thoi vô sắc như một yếu tố tiên lượng mới về chất lượng noãn. Các nhà khoa học ở Canada đã thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích tỉ lệ thai lâm sàng với góc của thoi vô sắc trước khi ICSI và xác định các yếu tố liên quan đến các góc thoi vô sắc khác nhau.
Góc thoi vô sắc (spindle angle) được định nghĩa là góc lệch giữa thoi vô sắc và thể cực thứ 1. Các noãn trưởng thành được quan sát thoi vô sắc với hệ thống kính PolScope (LC-PolScope ™) và phần mềm phân tích hình ảnh trên máy vi tính (spindle view, Cri) để tránh làm hỏng thoi vô sắc trong quá trình ICSI. Nghiên cứu chia các noãn thành 4 nhóm dựa vào giá trị góc: nhóm 1 (0° –29°); nhóm 2 (30° –89°); nhóm 3 (≥90°), và nhóm 4 (không nhìn thấy thoi vô sắc).
Có 648 noãn bào là noãn MII vào ngày chọc hút, trong đó 581 (89%) noãn bào quan sát được thoi vô sắc. Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ thụ tinh (p = 0,21) và tỉ lệ phân chia (p = 0,75) giữa các nhóm. Tỉ lệ hình thành phôi nang ở nhóm 1 cao hơn đáng kể so với các nhóm còn lại (p < 0,001). Tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt lần lượt là: nhóm 1 (42%), nhóm 2 (30%), nhóm 3 (35%) và nhóm 4 (19%) (p = 0,02). Tỉ lệ thai lâm sàng (p = 0,007) và tỷ lệ sinh sống (p = 0,046) cũng bị ảnh hưởng bởi góc thoi vô sắc. Khi đánh giá các yếu tố có liên quan đến góc thoi vô sắc, thì AFC (p = 0,005) (CI 1,02–1,09), tổng liều FSH (p = 0,05) (CI 1,03–1,15) và giá trị đỉnh E2 (p = 0,001) (CI 1,10–1,19) có liên quan đến góc trục chính.
Nghiên cứu này cho thấy rằng tỉ lệ mang thai tốt hơn đối với các noãn bào ở nhóm có góc thoi vô sắc 0° –29°. Ngoài ra, khi không quan sát thấy thoi vô sắc ở noãn bào MII cho kết quả xấu nhất trong tất cả các nhóm. Dữ liệu từ nghiên cứu này còn cho thấy dự trữ buồng trứng thấp và kích thích quá mức cũng liên quan đến việc vắng mặt thoi vô sắc và do đó kết quả thai kỳ thấp hơn.
Phạm Hoàng Huy – Chuyên viên phôi học IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Relationship between pre-icsi meiotic spindle angle, ovarian reserve, gonadotropin stimulation, and pregnancy outcomes. J Assist Reprod Genet, 2017
Góc thoi vô sắc (spindle angle) được định nghĩa là góc lệch giữa thoi vô sắc và thể cực thứ 1. Các noãn trưởng thành được quan sát thoi vô sắc với hệ thống kính PolScope (LC-PolScope ™) và phần mềm phân tích hình ảnh trên máy vi tính (spindle view, Cri) để tránh làm hỏng thoi vô sắc trong quá trình ICSI. Nghiên cứu chia các noãn thành 4 nhóm dựa vào giá trị góc: nhóm 1 (0° –29°); nhóm 2 (30° –89°); nhóm 3 (≥90°), và nhóm 4 (không nhìn thấy thoi vô sắc).
Có 648 noãn bào là noãn MII vào ngày chọc hút, trong đó 581 (89%) noãn bào quan sát được thoi vô sắc. Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ thụ tinh (p = 0,21) và tỉ lệ phân chia (p = 0,75) giữa các nhóm. Tỉ lệ hình thành phôi nang ở nhóm 1 cao hơn đáng kể so với các nhóm còn lại (p < 0,001). Tỉ lệ phôi nang chất lượng tốt lần lượt là: nhóm 1 (42%), nhóm 2 (30%), nhóm 3 (35%) và nhóm 4 (19%) (p = 0,02). Tỉ lệ thai lâm sàng (p = 0,007) và tỷ lệ sinh sống (p = 0,046) cũng bị ảnh hưởng bởi góc thoi vô sắc. Khi đánh giá các yếu tố có liên quan đến góc thoi vô sắc, thì AFC (p = 0,005) (CI 1,02–1,09), tổng liều FSH (p = 0,05) (CI 1,03–1,15) và giá trị đỉnh E2 (p = 0,001) (CI 1,10–1,19) có liên quan đến góc trục chính.
Nghiên cứu này cho thấy rằng tỉ lệ mang thai tốt hơn đối với các noãn bào ở nhóm có góc thoi vô sắc 0° –29°. Ngoài ra, khi không quan sát thấy thoi vô sắc ở noãn bào MII cho kết quả xấu nhất trong tất cả các nhóm. Dữ liệu từ nghiên cứu này còn cho thấy dự trữ buồng trứng thấp và kích thích quá mức cũng liên quan đến việc vắng mặt thoi vô sắc và do đó kết quả thai kỳ thấp hơn.
Phạm Hoàng Huy – Chuyên viên phôi học IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Relationship between pre-icsi meiotic spindle angle, ovarian reserve, gonadotropin stimulation, and pregnancy outcomes. J Assist Reprod Genet, 2017
Các tin khác cùng chuyên mục:












TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
Năm 2020
Cập nhật lịch tổ chức sự kiện và xuất bản ấn phẩm của ...
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK