Tin tức
on Tuesday 13-11-2018 8:53am
Danh mục: Tin quốc tế
Tăng cân trong thai kỳ là mối quan tâm của hầu hết các bà mẹ. Nhưng liệu ngoài vấn đề dinh dưỡng cũng như lo sợ về cân nặng của trẻ lúc sinh, mức tăng cân không hợp lý có thể gây ảnh hưởng nào khác không? Câu trả lời là có, đó là khả năng liên quan đến nguy cơ sinh non.
Một nghiên cứu đoàn hệ nhằm đánh giá tác động của chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai và tăng cân trong thai kỳ và sinh non công bố trên tạp chí Sản phụ khoa của Mỹ (Obstetrics and Gynecology) tháng 5/ 2018 phân tích dữ liệu trên những thai kỳ đơn thai năm 2015. Tổng cộng có hơn 3,6 triệu thai phụ được theo dõi và đánh giá BMI và mức tăng cân trong thai kỳ.
Phân nhóm bệnh nhân dựa trên BMI theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Chỉ số BMI chia thành 4 nhóm: nhóm cân nặng lý tưởng (BMI 18.5 – 22.9); thiếu cân (BMI <18.5); nhóm dư cân (BMI>25) và nhóm béo phì (BMI >30).
Mỗi nhóm cân nặng có mức tăng cân khuyến cáo khác nhau.
Nghiên cứu kết luận nhóm tăng cân trong giai đoạn mang thai ngoài tiêu chuẩn khuyến cáo sẽ tăng nguy cơ sinh non. Thêm một yếu tố nữa để tư vấn bệnh nhân cần có mức cân nặng hợp lý trước khi có thai và điều chỉnh khoảng tăng cân phù hợp để giảm những rủi ro khi mang thai.
BS. Lê Tiểu My – Nhóm nghiên cứu sinh non bệnh viện Mỹ Đức
Lượt dịch từ: Impact of Pre-Pregnancy Body Mass Index and Gestational Weight Gain on Preterm Birth - Obstetrics & Gynecology: May 2018 - Volume 131 - Issue - p 10S
doi: 10.1097/01.AOG.0000532870.29457.68
Một nghiên cứu đoàn hệ nhằm đánh giá tác động của chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai và tăng cân trong thai kỳ và sinh non công bố trên tạp chí Sản phụ khoa của Mỹ (Obstetrics and Gynecology) tháng 5/ 2018 phân tích dữ liệu trên những thai kỳ đơn thai năm 2015. Tổng cộng có hơn 3,6 triệu thai phụ được theo dõi và đánh giá BMI và mức tăng cân trong thai kỳ.
Phân nhóm bệnh nhân dựa trên BMI theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Chỉ số BMI chia thành 4 nhóm: nhóm cân nặng lý tưởng (BMI 18.5 – 22.9); thiếu cân (BMI <18.5); nhóm dư cân (BMI>25) và nhóm béo phì (BMI >30).
Mỗi nhóm cân nặng có mức tăng cân khuyến cáo khác nhau.
- Nhóm thiếu cân: cần tăng khoảng 13-18 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,45-0,6 kg - tức trung bình 500g/tuần.
- Nhóm cân nặng bình thường: cần tăng 11-16 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,36 - 0,45 kg - tức trung bình 400g/tuần.
- Nhóm dư cân: cần tăng 7 - 11 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,23 - 0,32 - tức trung bình 300g/tuần.
- Nhóm béo phì: cần tăng 5 - 10 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,18 - 0,27kg - tức trung bình 200g/tuần.
Kết quả: Tỷ lệ sinh non trong dân số nghiên cứu là 7,65% (tính trên tổng số 3.619.295 thai phụ). Khi so sánh với nhóm tăng cân đúng trong thai kỳ, nhóm bệnh nhân tăng cân không đủ trong thai kỳ tăng nguy cơ sinh non ở tất cả các phân nhóm tính trên BMI.- Nhóm cân nặng bình thường: cần tăng 11-16 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,36 - 0,45 kg - tức trung bình 400g/tuần.
- Nhóm dư cân: cần tăng 7 - 11 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,23 - 0,32 - tức trung bình 300g/tuần.
- Nhóm béo phì: cần tăng 5 - 10 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,18 - 0,27kg - tức trung bình 200g/tuần.
- Nhóm cân nặng bình thường: [OR = 1,976, (95% CI, 1,948 – 2,004)]
- Nhóm thiếu cân: [OR=2,348,( 95% CI 2,286 – 2,486)]
- Nhóm dư cân [OR = 1,435 (95% CI 1,404 – 1,468)]
- Nhóm béo phì [OR = 1.161 (95% CI 1,138 – 1,185)]
Nghiên cứu kết luận nhóm tăng cân trong giai đoạn mang thai ngoài tiêu chuẩn khuyến cáo sẽ tăng nguy cơ sinh non. Thêm một yếu tố nữa để tư vấn bệnh nhân cần có mức cân nặng hợp lý trước khi có thai và điều chỉnh khoảng tăng cân phù hợp để giảm những rủi ro khi mang thai.
BS. Lê Tiểu My – Nhóm nghiên cứu sinh non bệnh viện Mỹ Đức
Lượt dịch từ: Impact of Pre-Pregnancy Body Mass Index and Gestational Weight Gain on Preterm Birth - Obstetrics & Gynecology: May 2018 - Volume 131 - Issue - p 10S
doi: 10.1097/01.AOG.0000532870.29457.68
Từ khóa: Tăng cân trong thai kỳ và sinh non
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thời gian kiêng xuất tinh ngắn: chiến lược tiềm năng trong cải thiện chất lượng tinh trùng - Ngày đăng: 12-11-2018
Hội chứng nang trống (Empty follicle syndrome –EFS) trong thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 12-11-2018
Mẹ thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của phôi - Ngày đăng: 06-11-2018
Ảnh hưởng của sự phát triển phôi chậm và tăng progesterone sớm - Ngày đăng: 05-11-2018
Hướng dẫn thực hành lâm sàng của ACOG về thai lưu sớm (Cập nhật phiên bản tháng 5/2015) - Ngày đăng: 02-11-2018
Thủy tinh hóa tinh trùng không sử dụng chất bảo quản đông lạnh - Ngày đăng: 01-11-2018
Tiền sử sinh non hoặc vỡ ối non trên thai kỳ non tháng và hiệu quả của các phương pháp dự phòng - Ngày đăng: 22-10-2018
Thai phụ đơn thai có chiều dài kênh cổ tử cung ngắn tập thể dục được không? - Ngày đăng: 10-10-2018
Mối liên quan giữa góc thoi vô sắc, dự trữ buồng trứng, kích thích gonadotropin và kết cục thai kì - Ngày đăng: 10-10-2018
Mối tương quan giữa chất lượng tinh trùng và tuổi của chồng với tỉ lệ hình thành phôi nang và tỉ lệ thai - Ngày đăng: 03-10-2018
Lựa chọn phôi nang có tiềm năng làm tổ cao dựa vào thời gian nén của phôi - Ngày đăng: 01-10-2018
Ảnh hưởng của sinh thiết thể cực lên động học hình thái phôi - Ngày đăng: 01-10-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK