Tin tức
on Monday 05-11-2018 8:39am
Danh mục: Tin quốc tế
Các nghiên cứu đã cho thấy phôi phát triển chậm có thể làm giảm tỷ lệ có thai, đây có thể là yếu tố chỉ thị cho sự giảm chất lượng phôi hoặc khả năng dị bội. Chúng cũng có thể dẫn đến sự không đồng bộ giữa phôi và nội mạc tử cung, làm giảm khả năng làm tổ của phôi. Sự tăng progesterone (P4) sớm có tác động làm giảm tỷ lệ sinh sống ở các chu kỳ hỗ trợ sinh sản (HTSS) sử dụng noãn tự thân, có thể do sự không đồng bộ giữa phôi và nội mạc tử cung. Có rất ít nghiên cứu đánh giá tác động của sự tăng P4 vào ngày gây trưởng thành noãn lên tỷ lệ sinh sống của những ca được chuyển phôi ngày 5 so với ngày 6.
Nghiên cứu này hồi cứu dữ liệu từ 4120 bệnh nhân được chuyển phôi ngày 5 và 230 bệnh nhân chuyển phôi ngày 6, sử dụng noãn tự thân, từ năm 2011 đến năm 2014.
Trong đó, bệnh nhân được chuyển phôi ngày 6 có ít phôi tốt hơn (73% so với 83%, p<0.001) nhưng tỷ lệ phôi nang được chuyển là tương đương giữa 2 nhóm (92% so với 91%, p=0.92). Tỷ lệ sinh sống ở nhóm chuyển phôi ngày 6 (CPN6) thấp hơn nhóm được chuyển phôi vào ngày 5 (CPN5) (34% so với 46%, p=0.01).
Phân tích số liệu cho thấy nồng độ P4 cao hơn 1.5 ng/ml vào ngày gây trưởng thành noãn có tác động rõ rệt ở nhóm CPN6 so với CPN5 (p<0.001). Tỷ lệ sinh sống ở nhóm CPN6 chỉ thấp hơn 8% so với CPN5 ở nhóm có P4 bình thường nhưng sự chênh lệch này tăng lên 17% khi P4 cao hơn 1.5 ng/ml. Mối tương quan phân tích được giữa nồng độ P4 và ngày chuyển phôi được chứng minh là có ý nghĩa thống kê, cho thấy P4 có tác động rõ rệt lên việc chuyển phôi vào ngày 6. Trong các chu kỳ chọc hút có P4 cao, phôi sau đó được trữ lạnh và chuyển phôi trữ không cho thấy sự khác biệt giữa nhóm N5 và N6.
Nghiên cứu này đã chỉ ra được sự không đồng bộ giữa phôi và nội mạc tử cung khi phôi phát triển chậm có thể là những nguyên nhân kết hợp để dẫn tới giảm tỷ lệ sinh sống. Ngoài ra, sự tăng P4 sớm còn là một nhân tố tiên đoán cho sự giảm tỷ lệ sinh sống ở bệnh nhân được CPN6. Cần có những nghiên cứu khác về khả năng cải thiện ảnh hưởng của nồng độ P4 cao vào ngày gây trưởng thành noãn lên nhóm phôi phát triển chậm bằng cách trữ phôi sau đó chuyển phôi sau trữ lạnh – rã đông.
Lâm Thị Mỹ Hậu
Chuyên viên phôi học - IVFMD Tân Bình - Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức Tân Bình
Nguồn: Mae Wu Healy, Meghan Yamasaki, George Patounaki, Kevin S. Richter, Kate Devine, Alan H. DeCherney, and Micah J. Hill1. The slow growing embryo and premature progesterone elevation: compounding factors for embryo-endometrial asynchrony, Human Reproduction, pp. 1–6, 2016 doi:10.1093/humrep/dew296.
Nghiên cứu này hồi cứu dữ liệu từ 4120 bệnh nhân được chuyển phôi ngày 5 và 230 bệnh nhân chuyển phôi ngày 6, sử dụng noãn tự thân, từ năm 2011 đến năm 2014.
Trong đó, bệnh nhân được chuyển phôi ngày 6 có ít phôi tốt hơn (73% so với 83%, p<0.001) nhưng tỷ lệ phôi nang được chuyển là tương đương giữa 2 nhóm (92% so với 91%, p=0.92). Tỷ lệ sinh sống ở nhóm chuyển phôi ngày 6 (CPN6) thấp hơn nhóm được chuyển phôi vào ngày 5 (CPN5) (34% so với 46%, p=0.01).
Phân tích số liệu cho thấy nồng độ P4 cao hơn 1.5 ng/ml vào ngày gây trưởng thành noãn có tác động rõ rệt ở nhóm CPN6 so với CPN5 (p<0.001). Tỷ lệ sinh sống ở nhóm CPN6 chỉ thấp hơn 8% so với CPN5 ở nhóm có P4 bình thường nhưng sự chênh lệch này tăng lên 17% khi P4 cao hơn 1.5 ng/ml. Mối tương quan phân tích được giữa nồng độ P4 và ngày chuyển phôi được chứng minh là có ý nghĩa thống kê, cho thấy P4 có tác động rõ rệt lên việc chuyển phôi vào ngày 6. Trong các chu kỳ chọc hút có P4 cao, phôi sau đó được trữ lạnh và chuyển phôi trữ không cho thấy sự khác biệt giữa nhóm N5 và N6.
Nghiên cứu này đã chỉ ra được sự không đồng bộ giữa phôi và nội mạc tử cung khi phôi phát triển chậm có thể là những nguyên nhân kết hợp để dẫn tới giảm tỷ lệ sinh sống. Ngoài ra, sự tăng P4 sớm còn là một nhân tố tiên đoán cho sự giảm tỷ lệ sinh sống ở bệnh nhân được CPN6. Cần có những nghiên cứu khác về khả năng cải thiện ảnh hưởng của nồng độ P4 cao vào ngày gây trưởng thành noãn lên nhóm phôi phát triển chậm bằng cách trữ phôi sau đó chuyển phôi sau trữ lạnh – rã đông.
Lâm Thị Mỹ Hậu
Chuyên viên phôi học - IVFMD Tân Bình - Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức Tân Bình
Nguồn: Mae Wu Healy, Meghan Yamasaki, George Patounaki, Kevin S. Richter, Kate Devine, Alan H. DeCherney, and Micah J. Hill1. The slow growing embryo and premature progesterone elevation: compounding factors for embryo-endometrial asynchrony, Human Reproduction, pp. 1–6, 2016 doi:10.1093/humrep/dew296.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hướng dẫn thực hành lâm sàng của ACOG về thai lưu sớm (Cập nhật phiên bản tháng 5/2015) - Ngày đăng: 02-11-2018
Thủy tinh hóa tinh trùng không sử dụng chất bảo quản đông lạnh - Ngày đăng: 01-11-2018
Tiền sử sinh non hoặc vỡ ối non trên thai kỳ non tháng và hiệu quả của các phương pháp dự phòng - Ngày đăng: 22-10-2018
Thai phụ đơn thai có chiều dài kênh cổ tử cung ngắn tập thể dục được không? - Ngày đăng: 10-10-2018
Mối liên quan giữa góc thoi vô sắc, dự trữ buồng trứng, kích thích gonadotropin và kết cục thai kì - Ngày đăng: 10-10-2018
Mối tương quan giữa chất lượng tinh trùng và tuổi của chồng với tỉ lệ hình thành phôi nang và tỉ lệ thai - Ngày đăng: 03-10-2018
Lựa chọn phôi nang có tiềm năng làm tổ cao dựa vào thời gian nén của phôi - Ngày đăng: 01-10-2018
Ảnh hưởng của sinh thiết thể cực lên động học hình thái phôi - Ngày đăng: 01-10-2018
SO SÁNH PLACENTAL ALPHA MICROGLOBULIN – 1, PHOSPHORYLATED INSULIN-LIKE GROWTH FACTOR-BINDING PROTEIN- 1 VÀ CHIỀU DÀI KÊNH CỔ TỬ CUNG TRONG DỰ ĐOÁN SINH NON - Ngày đăng: 26-09-2018
TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH GỘP CÁC THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG CÓ NHÓM CHỨNG VỀ SỬ DỤNG PROGESTERONE Ở THAI KỲ ĐƠN THAI VỠ ỐI NON - Ngày đăng: 26-09-2018
Kết cục sinh sống một trẻ có hoặc không có hội chứng mất thai ở các chu kì IVF - Ngày đăng: 21-09-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK