Tin tức
on Tuesday 06-11-2018 8:13am
Danh mục: Tin quốc tế
Nghiên cứu của nhóm tác giả Christine Leary và cộng sự được công bố trên tạp chí Human Reproduction vào năm 2014 cho thấy có sự liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì ở phụ nữ và sự phát triển của phôi giai đoạn tiền làm tổ. Từ đó, các nhà khoa học đã gửi thông điệp sức khỏe đến phụ nữ, những người đang có dự định sinh con về những tác động của thừa cân, béo phì. Nghiên cứu phát hiện ra rằng tại thời điểm thụ thai, phôi của phụ nữ thừa cân, béo phì có tốc độ phát triển nhanh hơn so với phôi của phụ nữ có cân nặng bình thường. Vậy điều này có tác động như thế nào đến tiềm năng của phôi và sự phát triển về sau của thai?
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học tại trường Y khoa Hull York và Đơn vị IVF Hull trên 58 phụ nữ với 368 noãn được thụ tinh. Kết quả cho thấy noãn từ nhóm phụ nữ có chỉ số BMI>25 kg/m2 nhỏ hơn đáng kể so với noãn của nhóm phụ nữ có chỉ số BMI nằm trong giới hạn bình thường. Sau thụ tinh, những noãn có kích thước nhỏ sẽ phát triển nhanh hơn đến giai đoạn phôi dâu cũng như phôi nang. Đồng thời, những phôi này giảm khả năng tiêu thụ đường glucose và tăng tích trữ mỡ (glyceride) nội bào. Cụ thể, phôi từ nhóm phụ nữ thừa cân béo phì có tỉ lệ ngừng phát triển cao hơn nhưng lại phát triển đến giai đoạn phôi dâu sớm hơn 17 giờ so với phôi từ nhóm phụ nữ có cân nặng bình thường. Bên cạnh đó, phôi nang ở nhóm phụ nữ thừa cân béo phì cũng có kích thước nở rộng tối đa nhỏ hơn và số tế bào lá nuôi phôi (Trophectoderm) ít hơn so với phôi nang ở nhóm phụ nữ cân nặng bình thường. Số lượng tế bào lá nuôi phôi ít sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng đậu thai của phôi và sự phát triển của thai. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng phôi từ nhóm phụ nữ thừa cân, béo phì có những thay đổi đáng kể trong hoạt động sinh hóa và chuyển hóa của một số axit amin.
Như vậy, nghiên cứu của nhóm tác giả Christine Leary và cộng sự đã cung cấp bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa điều kiện dinh dưỡng của người mẹ, môi trường phát triển của noãn gần thời điểm thụ tinh và tiềm năng phát triển của phôi tiền làm tổ, sự chuyển hóa của phôi; từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe về sau của trẻ. Từ đó, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát trọng lượng cơ thể để tối ưu hóa khả năng sinh sản cũng như bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Phạm Thanh Liêm – Chuyên viên phôi học – IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Leary C, Leese HJ, Sturmey RG. Human embryos from overweight and obese women display phenotypic and metabolic abnormalities. Hum Reprod. 2015 Jan; 30(1):122-32.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học tại trường Y khoa Hull York và Đơn vị IVF Hull trên 58 phụ nữ với 368 noãn được thụ tinh. Kết quả cho thấy noãn từ nhóm phụ nữ có chỉ số BMI>25 kg/m2 nhỏ hơn đáng kể so với noãn của nhóm phụ nữ có chỉ số BMI nằm trong giới hạn bình thường. Sau thụ tinh, những noãn có kích thước nhỏ sẽ phát triển nhanh hơn đến giai đoạn phôi dâu cũng như phôi nang. Đồng thời, những phôi này giảm khả năng tiêu thụ đường glucose và tăng tích trữ mỡ (glyceride) nội bào. Cụ thể, phôi từ nhóm phụ nữ thừa cân béo phì có tỉ lệ ngừng phát triển cao hơn nhưng lại phát triển đến giai đoạn phôi dâu sớm hơn 17 giờ so với phôi từ nhóm phụ nữ có cân nặng bình thường. Bên cạnh đó, phôi nang ở nhóm phụ nữ thừa cân béo phì cũng có kích thước nở rộng tối đa nhỏ hơn và số tế bào lá nuôi phôi (Trophectoderm) ít hơn so với phôi nang ở nhóm phụ nữ cân nặng bình thường. Số lượng tế bào lá nuôi phôi ít sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng đậu thai của phôi và sự phát triển của thai. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng phôi từ nhóm phụ nữ thừa cân, béo phì có những thay đổi đáng kể trong hoạt động sinh hóa và chuyển hóa của một số axit amin.
Như vậy, nghiên cứu của nhóm tác giả Christine Leary và cộng sự đã cung cấp bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa điều kiện dinh dưỡng của người mẹ, môi trường phát triển của noãn gần thời điểm thụ tinh và tiềm năng phát triển của phôi tiền làm tổ, sự chuyển hóa của phôi; từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe về sau của trẻ. Từ đó, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát trọng lượng cơ thể để tối ưu hóa khả năng sinh sản cũng như bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Phạm Thanh Liêm – Chuyên viên phôi học – IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Leary C, Leese HJ, Sturmey RG. Human embryos from overweight and obese women display phenotypic and metabolic abnormalities. Hum Reprod. 2015 Jan; 30(1):122-32.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của sự phát triển phôi chậm và tăng progesterone sớm - Ngày đăng: 05-11-2018
Hướng dẫn thực hành lâm sàng của ACOG về thai lưu sớm (Cập nhật phiên bản tháng 5/2015) - Ngày đăng: 02-11-2018
Thủy tinh hóa tinh trùng không sử dụng chất bảo quản đông lạnh - Ngày đăng: 01-11-2018
Tiền sử sinh non hoặc vỡ ối non trên thai kỳ non tháng và hiệu quả của các phương pháp dự phòng - Ngày đăng: 22-10-2018
Thai phụ đơn thai có chiều dài kênh cổ tử cung ngắn tập thể dục được không? - Ngày đăng: 10-10-2018
Mối liên quan giữa góc thoi vô sắc, dự trữ buồng trứng, kích thích gonadotropin và kết cục thai kì - Ngày đăng: 10-10-2018
Mối tương quan giữa chất lượng tinh trùng và tuổi của chồng với tỉ lệ hình thành phôi nang và tỉ lệ thai - Ngày đăng: 03-10-2018
Lựa chọn phôi nang có tiềm năng làm tổ cao dựa vào thời gian nén của phôi - Ngày đăng: 01-10-2018
Ảnh hưởng của sinh thiết thể cực lên động học hình thái phôi - Ngày đăng: 01-10-2018
SO SÁNH PLACENTAL ALPHA MICROGLOBULIN – 1, PHOSPHORYLATED INSULIN-LIKE GROWTH FACTOR-BINDING PROTEIN- 1 VÀ CHIỀU DÀI KÊNH CỔ TỬ CUNG TRONG DỰ ĐOÁN SINH NON - Ngày đăng: 26-09-2018
TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH GỘP CÁC THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG CÓ NHÓM CHỨNG VỀ SỬ DỤNG PROGESTERONE Ở THAI KỲ ĐƠN THAI VỠ ỐI NON - Ngày đăng: 26-09-2018
Kết cục sinh sống một trẻ có hoặc không có hội chứng mất thai ở các chu kì IVF - Ngày đăng: 21-09-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK