Tin tức
on Monday 04-06-2018 12:10am
Danh mục: Tin quốc tế
Phân mảnh DNA tinh trùng (SDF) được xem như một dấu ấn sinh học để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. DNA tinh trùng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển phôi bình thường, bởi vì thông tin di truyền cho thế hệ tiếp theo phụ thuộc vào tính toàn vẹn của nó. Đối với kĩ thuật ICSI, tinh trùng chỉ được lựa chọn bởi đặc điểm di động và hình thái, mức độ toàn vẹn DNA tinh trùng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến kết cục lâm sàng. Một số nghiên cứu cho rằng enzyme endonucleases hay nồng độ cao của ROS trong ống sinh tinh và mào tinh gây ra SDF trong quá trình di chuyển của tinh trùng. Tổn thương này có thể được loại bỏ nếu chúng được thu nhận trực tiếp từ tinh hoàn mà không phải là xuất tinh tự nhiên. Các nhà khoa học Brazil đã thực hiện nghiên cứu để xem xét các bằng chứng có liên quan đến kết quả ICSI với tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn (Testi-ICSI) và tinh trùng thu nhận từ tinh dịch tươi (Ejac-ICSI).
Kết quả phân tích của nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ SDF trong tinh hoàn và tinh dịch lần lượt là 8,9 ± 5,1% và 33,4 ± 12,8% (P <0.0001). Không có sự khác biệt về tỉ lệ thụ tinh 2PN ở hai nhóm. Tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn với Testi-ICSI so với Ejac-ICSI, tương ứng là 50.0% và 29.4% (P <0.001). Tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn với nhóm Testi-ICSI so với Ejac-ICSI, tương ứng là 46,9% và 25,6% (P <0. 001). Tỉ lệ sẩy thai có xu hướng giảm ở nhóm Testi-ICSI so với Ejac-ICSI.
Một số nghiên cứu cho thấy Testi-ICSI không có hiệu quả đối với những trường hợp vô sinh nam không có xét nghiệm SDF. Testi-ICSI cũng không có hiệu quả đối với những trường hợp vô sinh cryptozoospermia. Hiện nay, hiệu quả tích cực của Testi-ICSI nhận thấy ở nam giới với SDF cao, nhưng không phải những bệnh nhân cryptozoospermia và bệnh nhân chưa được kiểm tra SDF. Việc sử dụng Testi-ICSI chỉ nên xem xét trong các trường hợp bị SDF trong quá trình di chuyển tinh trùng – SDF sau tinh hoàn (post-testicular SDF). Mặc dù tiềm năng của Testi-ICSI trong nhóm nam giới với SDF sau tinh hoàn vẫn có những rủi ro liên quan đến việc thu hồi tinh trùng, việc phẫu thuật đối với những trường hợp non-azoospermia rất thành công vì chỉ cần lấy một mẫu mô tối thiểu.
Tóm lại, tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn có mức độ SDF thấp hơn tinh trùng xuất tinh và Testi-ICSI cho nam giới có tỉ lệ SDF sau tinh hoàn cao giúp cải thiện kết cục lâm sàng so với Ejac-ICSI.
Phạm Hoàng Huy - Chuyên viên phôi học – IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Reproductive outcomes of testicular versus ejaculated sperm for intracytoplasmic sperm injection among men with high levels of DNA fragmentation in semen: systematic review and meta-analysis; Fertility and Sterility, September 2017.Kết quả phân tích của nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ SDF trong tinh hoàn và tinh dịch lần lượt là 8,9 ± 5,1% và 33,4 ± 12,8% (P <0.0001). Không có sự khác biệt về tỉ lệ thụ tinh 2PN ở hai nhóm. Tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn với Testi-ICSI so với Ejac-ICSI, tương ứng là 50.0% và 29.4% (P <0.001). Tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn với nhóm Testi-ICSI so với Ejac-ICSI, tương ứng là 46,9% và 25,6% (P <0. 001). Tỉ lệ sẩy thai có xu hướng giảm ở nhóm Testi-ICSI so với Ejac-ICSI.
Một số nghiên cứu cho thấy Testi-ICSI không có hiệu quả đối với những trường hợp vô sinh nam không có xét nghiệm SDF. Testi-ICSI cũng không có hiệu quả đối với những trường hợp vô sinh cryptozoospermia. Hiện nay, hiệu quả tích cực của Testi-ICSI nhận thấy ở nam giới với SDF cao, nhưng không phải những bệnh nhân cryptozoospermia và bệnh nhân chưa được kiểm tra SDF. Việc sử dụng Testi-ICSI chỉ nên xem xét trong các trường hợp bị SDF trong quá trình di chuyển tinh trùng – SDF sau tinh hoàn (post-testicular SDF). Mặc dù tiềm năng của Testi-ICSI trong nhóm nam giới với SDF sau tinh hoàn vẫn có những rủi ro liên quan đến việc thu hồi tinh trùng, việc phẫu thuật đối với những trường hợp non-azoospermia rất thành công vì chỉ cần lấy một mẫu mô tối thiểu.
Tóm lại, tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn có mức độ SDF thấp hơn tinh trùng xuất tinh và Testi-ICSI cho nam giới có tỉ lệ SDF sau tinh hoàn cao giúp cải thiện kết cục lâm sàng so với Ejac-ICSI.
Phạm Hoàng Huy - Chuyên viên phôi học – IVFMD Phú Nhuận
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chuyển phôi tươi ngày 6 có ảnh hưởng đến tỉ lệ mang thai hay không? - Ngày đăng: 23-05-2018
Tầm soát di truyền tiền làm tổ (PGS) thông qua DNA tự do của phôi trong môi trường nuôi cấy - Ngày đăng: 28-05-2018
Progesterone đặt âm đạo có hiệu quả tương đương khâu cổ tử cung trong dự phòng sinh non ở phụ nữ đơn thai, tiền căn sinh non và kênh cổ tử cung ngắn - Ngày đăng: 23-05-2018
Ảnh hưởng của mức độ khảm nhiễm sắc thể lên kết quả lâm sàng trong điều trị IVF - Ngày đăng: 16-05-2018
Phân tích động học hình thái để lựa chọn phôi mang nhiễm sắc thể bình thường - Ngày đăng: 16-05-2018
Tổn thương DNA tinh trùng tác động xấu đến sự phát triển phôi sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 16-05-2018
Phân tích đột biến của gen TUBB8 ở 9 phụ nữ vô sinh với sự trưởng thành của noãn bị thất bại - Ngày đăng: 16-05-2018
Ảnh hưởng của các loại môi trường nuôi trưởng thành noãn GV khác nhau trong các chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 16-05-2018
Ảnh hưởng của mức độ khảm nhiễm sắc thể lên kết quả lâm sàng trong điều trị IVF - Ngày đăng: 10-05-2018
Phân tích đột biến của gen TUBB8 ở 9 phụ nữ vô sinh với sự trưởng thành của noãn bị thất bại - Ngày đăng: 10-05-2018
Hội nghị thường niên của Hội Sản phụ khoa Hoàng gia Anh 2018 - Ngày đăng: 10-05-2018
Phân tích động học hình thái để lựa chọn phôi mang nhiễm sắc thể bình thường - Ngày đăng: 08-05-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK