Tin tức
on Wednesday 23-05-2018 3:19pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Lê Tiểu My
Thống kê năm 2016 trên toàn thế giới cho thấy sinh non vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh, chiếm đến 35% các nguyên nhân. Ngoài ra, chúng ta còn phải đối diện với gánh nặng về bệnh tật và các ảnh hưởng lâu dài trên trẻ sinh non như nguy cơ bại não, chậm phát triển tâm thần – vận động, các bệnh lý mãn tính tuổi trưởng thành…. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các phương pháp dự phòng sinh non đến nay vẫn là đề tài được quan tâm nhiều nhất đối với các nhà nghiên cứu cũng như bác sĩ lâm sàng Sản khoa.
Nguồn hình: https://medicalxpress.com/news/2015-11-dimes-premature-birth-card-grades.html
Năm 2013, một phân tích gộp so sánh hiệu quả của progesterone và khâu cổ tử cung trong dự phòng sinh non trên bệnh nhân đơn thai, tiền sử sinh non và kênh cổ tử cung ngắn đã cho thấy hai phương pháp này có hiệu quả tương đương. Kết quả này một lần nữa được cập nhật và công bố trên tạp chí Sản Phụ khoa Mỹ.
Tổng cộng có 5 nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng so sánh hiệu quả của progesterone đặt âm đạo và giả dược/ hoặc không can thiệp (265 bệnh nhân); 5 nghiên cứu so sánh khâu cổ tử cung và không khâu cổ tử cung (504 bệnh nhân). Tất cả đều là bệnh nhân đơn thai, từng sinh non và chiều dài kênh CTC <25mm trên siêu âm ở tam cá nguyệt 2 thai kỳ. So sánh gián tiếp hiệu quả của progesterone và khâu cổ tử cung.
Kết quả:
- Progesterone giảm nguy cơ sinh non <35 tuần và <32 tuần, kể cả bệnh suất và tỷ lệ tử vong sơ sinh, nhiễm trùng sơ sinh và nhập Đơn vị Chăm sóc tích cực sơ sinh (RR 0,29 – 0,68).
- Khâu CTC so với không khâu CTC giảm đáng kể nguy cơ sinh non <37 tuần, <35 tuần, <32 tuần và <28 tuần, kể cả bệnh suất và tỷ lệ tử vong sơ sinh, cân nặng trẻ <1500g (RR 0,64 – 0,7).
- Hiệu chỉnh dữ liệu phân tích gộp so sánh gián tiếp cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả dự phòng sinh non giữa progesterone đặt âm đạo và khâu CTC, kể cả các yếu tố về sơ sinh.
Nguồn: Vaginal progesterone is as effective as cervical cerclage to prevent preterm birth in women with a singleton gestation, previous sponteneous preterm birth and a short cervix: updated indirect comparison meta-analysis. AJOG - Article in press (May 2018).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của mức độ khảm nhiễm sắc thể lên kết quả lâm sàng trong điều trị IVF - Ngày đăng: 16-05-2018
Phân tích động học hình thái để lựa chọn phôi mang nhiễm sắc thể bình thường - Ngày đăng: 16-05-2018
Tổn thương DNA tinh trùng tác động xấu đến sự phát triển phôi sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 16-05-2018
Phân tích đột biến của gen TUBB8 ở 9 phụ nữ vô sinh với sự trưởng thành của noãn bị thất bại - Ngày đăng: 16-05-2018
Ảnh hưởng của các loại môi trường nuôi trưởng thành noãn GV khác nhau trong các chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 16-05-2018
Ảnh hưởng của mức độ khảm nhiễm sắc thể lên kết quả lâm sàng trong điều trị IVF - Ngày đăng: 10-05-2018
Phân tích đột biến của gen TUBB8 ở 9 phụ nữ vô sinh với sự trưởng thành của noãn bị thất bại - Ngày đăng: 10-05-2018
Hội nghị thường niên của Hội Sản phụ khoa Hoàng gia Anh 2018 - Ngày đăng: 10-05-2018
Phân tích động học hình thái để lựa chọn phôi mang nhiễm sắc thể bình thường - Ngày đăng: 08-05-2018
Ảnh hưởng của các loại môi trường nuôi trưởng thành noãn GV khác nhau trong các chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 08-05-2018
Mất thính lực ở trẻ sơ sinh: nguyên tắc '1-3-6' - Ngày đăng: 07-05-2018
Một số vi khuẩn chuyên biệt có thể ảnh hưởng đến cổ tử cung ở phụ nữ mang thai dẫn đến sinh non - Ngày đăng: 08-05-2018
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK