Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 29-11-2012 2:21pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

images_012

Theo một phân tích gộp (meta-analysis) mới, tỷ lệ mang thai và các yếu tố khác của điều trị hỗ trợ sinh sản có thể bị ảnh hưởng theo mùa.

 


Kết quả nghiên cứu cho thấy dường như kết quả điều trị tốt hơn trong mùa ôn đới như mùa thu và mùa xuân, họ thấy rằng thời tiết khắc nghiệt có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình điều trị.

"Đối với các bệnh nhân và các bác sĩ đến từ các nước nhiệt đới, kết quả thụ tinh trong ống nghiệm sẽ bị ảnh hưởng trong mùa hè, nhưng nếu ở các nước ôn đới hoặc lạnh, kết quả trong mùa hè tốt hơn trong mùa đông", tiến sĩ Srisailesh Vitthala, trưởng nhóm nghiên cứu Kamineni sinh sản của Trung tâm tại Hyderabad, Ấn Độ, Reuters Health nhận định.

Tiến sĩ Vitthala trình bày các kết quả từ những phân tích mới ngày 24 tháng 10 tại Hội nghị thường niên của Hội sinh sản Hoa Kỳ tại San Diego.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích kết quả từ 10 nghiên cứu về thụ tinh trong ống nghiệm và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn theo các mùa trong năm.

Họ thấy rằng tỷ lệ thai lâm sàng thấp nhất trong mùa hè 18% và mùa đông 21%, cao nhất vào mùa xuân 27% và mùa thu 24%.

Tỷ lệ thụ tinh tương đương nhau ở các mùa lần lượt là 43% vào mùa đông, tăng lên 46% vào mùa thu.

Số lượng noãn thu được là thấp nhất trong mùa đông chiếm 22% và mùa hè là 23%, tăng lên 29% vào mùa thu và 27% vào mùa xuân.

Độ ẩm và ô nhiễm trong mùa hè cũng như sự thiếu ánh sáng mặt trời vào mùa đông ở các vùng lạnh hơn có thể ảnh hưởng đến sự thụ tinh, Tiến sĩ Vitthala cho biết.

Tuy nhiên, hậu quả gián tiếp của thời tiết khắc nghiệt có thể có một tác động mạnh mẽ hơn, bao gồm cả nguồn lực cung cấp bị gián đoạn và các vấn đề về bảo quản lạnh cho thuốc nội tiết tố, theo Tiến sĩ Vitthala.

Kết quả đã được chứng minh bởi các nghiên cứu lớn hơn ở các châu lục khác nhau để kiểm tra kết quả, Tiến sĩ Vitthala nói.

Một số nghiên cứu như vậy đã được thực hiện, và có vài kết quả không đồng ý với Tiến sĩ Vitthala.

Trong năm 2011, các nhà điều tra từ Croatia phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi về số lượng trứng chọc hút, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ chất lượng phôi và tỷ lệ mang thai theo mùa trong năm với 2.140 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm và không tìm thấy tác động của những thay đổi theo mùa. Nghiên cứu này đã được đăng trong tạp chí Collegium Antropologicum.

Và trong năm 2005, các nhà nghiên cứu tại Đại học Turin đăng trên tạp chí Gynecological Endocrinology dựa trên phân tích từ 2.067 bệnh nhân, “kết quả của việc điều trị thụ tinh ống nghiệm tốt không bị ảnh hưởng đáng kể bởi mùa trong năm, khi các nỗ lực thụ tinh ống nghiệm được thực hiện".

Tuy nhiên, không có nhiều công trình về chủ đề này. Phần lớn các nghiên cứu xem xét tác động theo mùa trên kết quả thụ tinh trong ống nghiệm thực hiện ở động vật, không phải con người.

Bs. Mạc Thị Mỹ Nguyện

Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/773469

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK