Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Thursday 08-06-2006 2:53pm
Viết bởi: Administrator

BJOG 2005;112:430-437

Tóm tắt:

Phá thai có ảnh hưởng trên các thai kỳ sau hay không, vấn đề này luôn được quan tâm, một phần vì phá thai thường thực hiện khi còn trẻ và xuyên suốt hơn nửa đời sống sinh sản của người phụ nữ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có tăng nguy cơ sanh thiếu tháng sau khi phá thai. Do đó, nghiên cứu này xem xét mối liên quan giữa sanh cực non (22 – 32 tuần thai) với tiền căn phá thai. Nghiên cứu case-control gồm 1843 trẻ sanh sống có tuổi thai thấp hơn 33 tuần (sanh cực non), 276 trẻ sanh ở tuổi thai 33 -34 tuần (sanh non) và 618 trẻ đủ tháng không rõ tuổi thai (trong khoảng 39-40 tuần). Nghiên cứu cho thấy các bà mẹ của trẻ sanh non thì trẻ hơn các bà mẹ của trẻ đủ tháng, ít học vấn hơn và hầu như sống một mình, thất nghiệp và có hút thuốc.

Tiền căn phá thai làm tăng nguy cơ sanh cực non (OR 1,6; khoảng tin cậy 95% là 1,2 – 2,1). Nguy cơ vẫn không thay đổi khi phân tích chung với các đặc tính của người mẹ hoặc khi không điều chỉnh tiền sử sanh non. Nếu loại các trường hợp có tiền căn sanh non thì nguy cơ vẫn giống vậy. Nguy cơ càng tăng khi số lần phá thai càng tăng. Nguy cơ cao nhất ở nhóm sanh cực non. Nguyên nhân làm sanh cực non là ối vỡ sớm, chuyển dạ sanh non tự nhiên không rõ nguyên nhân. Trẻ sanh ra ở tuổi thai 28 – 32 tuần thường thấy ở mẹ bị cao huyết áp và thai chậm phát triển trong tử cung.

Nghiên cứu này cho thấy tiền căn phá thai làm tăng nguy cơ sanh cực non. Chuyển dạ sanh cực non có thể do cả cơ chế cơ học và nhiễm trùng.

Lời bình biên tập

Thorp và C.S. (2003) tổng hợp 24 nghiên cứu về ảnh hưởng của phá thai lên nguy cơ sanh non ở các thai kỳ sau. Trong đó có 12 nghiên cứu cho thấy nguy cơ tăng 1,3 đến 2,0 và có 7 nghiên cứu cho thấy người phụ nữ phá thai càng nhiều lần thì nguy cơ càng cao. 3 nghiên cứu cohort lớn được thực hiện vào thập niên 90 cũng cho thấy nguy cơ tăng lên và phá thai càng nhiều lần thì nguy cơ càng cao. Đặc biệt, dữ liệu của 3 nghiên cứu này được ghi chép từ hồ sơ bệnh án phá thai, do đó giảm sai số (bias) nhớ lại, nhưng có giới hạn về biến chứng lâu dài của phá thai.

Nghiên cứu EPIPAGE ở trên phân tích dữ liệu case-control, thông tin được thu thập vào năm 1997 từ tất cả bảo sanh viện ở vùng 9 của nước Pháp (tổng số sanh chiếm 1/3 trẻ sanh ra tại Pháp). Dữ liệu về tiền căn phá thai được ghi nhận từ hồ sơ bệnh án có trước khi chọn vào mẫu nghiên cứu, do đó giảm sai số nhớ lại. Kết quả không có mối liên hệ giữa phá thai và sanh non ở thai kỳ sau, chủ yếu sanh non là do tiền sản giật. Tuy nhiên, nguy cơ sanh non tự nhiên sau tiền căn phá thai cao hơn ở nhóm trẻ 22 – 32 tuần hơn là nhóm trẻ trên 32 tuần. Và phá thai càng nhiều lần thì nguy cơ sanh non càng cao. Ngoài ra, nguy cơ sanh non tăng khi có xuất huyết trước sanh, thai chậm phát triển, vỡ ối sớm và chuyển dạ sanh non tự nhiên không rõ nguyên nhân.

Trong nghiên cứu của Ancel và CS. (2004) phân tích dữ liệu từ nhiều nước châu Âu, cho thấy phá thai làm tăng nguy cơ sanh thiếu tháng cao nhất ở nhóm trẻ sanh trước 32 tuần thai. Nghiên cứu này cũng xác nhận phá thai nhiều lần càng làm tăng nguy cơ trẻ sanh thiếu tháng.

Sanh thiếu tháng là nguyên nhân chính của bệnh tật và tử vong chu sinh ở Mỹ. Mặc dù nổ lực xác định các yếu tố nguy cơ do dùng thuốc, tăng chăm sóc tiền sản và ức chế chuyển dạ sanh non nhưng tần suất sanh thiếu tháng tăng dần trong suốt hơn 20 năm qua. Cho dù các phương pháp làm giảm sanh non thật hiệu quả, nhưng tần suất sanh non cũng không thể vì có sự can thiệp của y khoa như: chủ động gây sanh non để dự phòng chết thai, đa thai từ hỗ trợ sinh sản và liên quan đến phá thai.

Theo Viện Alan Guttmacher, tỷ lệ phá thai trong phụ nữ độ tuổi 15 – 44 ở Mỹ cao nhất vào năm 1979 sau đó giảm dần. Do đó giảm tác động chung của thủ thuật phá thai trên tần suất sanh thiếu tháng. Tuy vậy, vẫn chưa trả lời được ảnh hưởng của phá thai bằng thuốc, nếu có, trên nguy cơ sanh thiếu tháng ở các thai kỳ sau.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
VIÊM ÂM HỘ - ÂM ĐẠO - Ngày đăng: 07-05-2007
THAI CHẾT LƯU ĐỦ THÁNG - Ngày đăng: 20-04-2007
SANH NGÃ ÂM ĐẠO SAU MỔ LẤY THAI - Ngày đăng: 12-05-2007
THAI CHẾT LƯU ĐỦ THÁNG (TT) - Ngày đăng: 16-05-2007
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK