Theo một tổng quan hệ thống mới đây, sử dụng gạc ấm trong giai đoạn hai của chuyển dạ làm giảm tỉ lệ chấn thương đáy chậu.
Vigdis Aasheim, MD, thuộc Khoa Nghiên Cứu Sau Đại học của Trường Cao Đẳng Đại học Bergen ở Norway và cộng sự đã công bố trên mạng trực tuyến các phát hiện của họ vào ngày 7/12 và trên Cochrane Database of Systematic Reviews tháng 12.
Theo các nhà nghiên cứu, hầu hết những cuộc sanh ngả âm đạo đều đi kèm với một vài dạng chấn thương đường sinh dục, bao gồm các vết rách tầng sinh môn mức độ 3 và 4. Các can thiệp được đánh giá về khả năng ngăn ngừa chấn thương vùng chậu bao gồm massage vùng chậu, chèn gạc ấm, và các kĩ thuật áp dụng trên đáy chậu.
“Không có tổng quan hệ thống nào được công bố so sánh những phương pháp hỗ trợ vùng chậu và các kĩ thuật khác trong giai đoạn hai của chuyển dạ để giảm chấn thương vùng chậu,” các tác giả ghi chú.
Để đánh giá thêm về vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm nhiều nguồn dữ liệu, bao gồm từ Cơ quan đăng kí thử nghiệm nghiên cứu Thai kì và Sinh sản Cochrane (Cochrane Pregnancy and Childbirth Group's Trials Register), Trung tâm đăng ký các thử nghiệm có nhóm chứng thuộc Cochrane (Cochrane Central Register of Controlled Trials), MEDLINE, và Bảng kê tích lũy dành cho Điều Dưỡng và các ngành liên quan (Cumulative Index to Nursing and Allied Health Literature). Bài tổng quan cũng bao gồm các nghiên cứu được công bố trong hoặc trước tháng 5/2011.
8 thử nghiệm ngẫu nhiên gồm 11.651 phụ nữ sinh tại bệnh viện trên 6 nước được phân tích. Các thai phụ tham gia nghiên cứu đang chờ sanh ngả âm đạo không có bệnh lý nào kèm theo.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện việc sử dụng gạc ấm có tác dụng làm giảm phát sinh các vết rách độ 3 và độ 4 so với không can thiệp gì hoặc không dùng gạc ấm. Nguy cơ giảm khoảng 52% (RR 0.48, CI 95%, 0.28-0.84; trên 2 nghiên cứu gồm1525 sản phụ). Họ cũng nhận thấy việc massage vùng chậu làm giảm các vết rách độ 3 và độ 4 so với không can thiệp gì, với sự giảm nguy cơ là 48% (RR 0.52%; CI 95%, 0.29-0.94; 2 nghiên cứu gồm 2147 sản phụ).
Không can thiệp gì so với có can thiệp cho thấy không làm nặng thêm các vết rách độ 3 và độ 4, nhưng không can thiệp liên quan với sự giảm tỉ lệ cắt tầng sinh môn (RR 0.69; CI 95%; 2 nghiên cứu trên 6547 sản phụ).
“Chúng tôi đã có đủ bằng chứng ủng hộ việc dùng gạc ấm để ngăn ngừa các vết rách vùng chậu,” Bác sĩ Aasheim và cộng sự viết. “Phương pháp này đã được chứng minh qua sự chấp nhận của các sản phụ và nữ hộ sinh.”
Họ nói thêm rằng,” nó cho thấy sự giảm các chấn thương nghiêm trọng ở vùng chậu cũng như các lợi ích khác, như giảm đau và giảm tỉ lệ tiểu không tự chủ.”
Các tác giả chỉ ra rằng thuật ngữ có can thiệp, không can thiệp, chăm sóc chuẩn, và hỗ trợ vùng chậu đã không được định nghĩa thích đáng, và chất lượng về phương pháp của các nghiên cứu cũng khác nhau. Ví dụ, một nghiên cứu định nghĩa không can thiệp tức là không tác động gì trên vùng chậu và đầu thai nhi cho đến khi sổ đầu, trong khi một nghiên cứu khác định nghĩa là không có bất cứ thủ thuật hỗ trợ nào vào giai đoạn sổ vai. Một định nghĩa khác cho là không can thiệp gì trên vùng chậu cho đến khi hoàn tất quá trình sinh.
Theo các tác giả, “làm thế nào để dự phòng các vết rách là một vấn đề phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố, hơn nữa các kĩ thuật trên vùng chậu cần được đánh giá như tư thế sanh, tình trạng mô của mẹ, tốc độ sanh. Cần có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này để đánh giá các kĩ thuật áp dụng trên vùng chậu để trả lời các câu hỏi về các yếu tố có thể gây chấn thương vùng chậu.”
Nguồn: Cochrane Database Syst Rev. Published online December 7, 2011. Abstract
BS Nguyễn Thị Ngọc Nhân
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...