Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 27-09-2009 10:26pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

ivf

 

Sử dụng GnRH agonist để khởi phát giai đoạn trưởng thành cuối cùng của nang noãn trong phác đồ kích thích buồng trứng với GnRH antagonist để làm thụ tinh trong ống nghiệm hiện là một vấn đề mới đang được nghiên cứu và còn nhiều bàn cãi.


Nhiều nghiên cứu đã tiến hành đánh giá số lượng và chất lượng trứng thu được, cũng như chất lượng phôi chuyển và tỉ lệ thai lâm sàng khi sử dụng cách trigger này để phòng ngừa nguy cơ quá kích buồng trứng ở những bệnh nhân đáp ứng quá mức với kích thích buồng trứng.

Kết quả của hầu hết các nghiên cứu trên cho thấy số trứng và chất lượng trứng thu được, chất lượng phôi chuyển hầu như không khác biệt so với khi khởi phát bằng hCG. Tuy nhiên, tỉ lệ thai lâm sàng diễn tiến sau khởi phát bằng GnRH agonist thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với dùng hCG, còn tỉ lệ sẩy thai sớm lại cao hơn so với dùng hCG. Kết quả này được cho là hậu quả của tình trạng suy hoàng thể xảy ra do tình trạng ly giải hoàng thể hoàn toàn, với nguyên nhân sâu xa là đỉnh LH nội sinh tạo thành sau trigger bằng agonist không đủ dài để thành lập hoảng thể đầy đủ so với khi dùng hCG. Do đó, tìm kiếm một phác đồ hỗ trợ hoàng thể phù hợp sau trigger bằng agonist được cho là sẽ giúp cải thiện được tỉ lệ có thai và làm giảm tỉ lệ sẩy thai.

Với mục đích nêu trên, nhóm nghiên cứu của Peter Humaidan và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên, có đối chứng trên 305 bệnh nhân làm thụ tinh trong ống nghiệm tại 3 trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm của Đan Mạch nhằm thử nghiệm một phác đồ để “cứu” giai đoạn hoàng thể sau khi trigger bằng agonist. Các bệnh nhân này được kích thích buồng trứng với phác đồ GnRH antagonist. Sau đó, các đối tượng nghiên cứu được chia làm 2 nhóm. Một nhóm được khởi phát trưởng thành noãn bằng 10.000 IU hCG, nhóm còn lại được trigger bằng agonist với 0,5 mg buserelin kết hợp với tiêm 1500 IU hCG vào ngày chọc hút trứng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa 2 nhóm GnRH agonist bổ sung hCG và nhóm dùng 10.000 IU hCG không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về:

· tỉ lệ hCG (+) trên số ca chuyển phôi (lần lượt là 48% và 48%);

· tỉ lệ thai lâm sàng diễn tiến (26% và 33%);

· tỉ lệ sinh (24% và 31%);

· tỉ lệ sẩy thai sớm (21% và 17%).

Nhóm nghiên cứu kết luận: Bổ sung liều thấp hCG (1500 IU) trong nhóm GnRH agonist vào ngày chọc hút trứng giúp đảm bảo cho giai đoạn hoàng thể, nhờ đó làm tăng khả năng có thai tương tự như khi sử dụng hCG. Tuy nhiên, sự khác biệt 7% về tỉ lệ sinh dù không có ý nghĩa thống kê cũng cho thấy cần có các nghiên cứu sâu hơn để cải tiến việc sử dụng GnRH agonist trong khởi phát trưởng thành noãn khi sử dụng phác đồ antagonist.

BS. Nguyễn Khánh Linh

Nguồn: Fertility and Sterility, 2009

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK