Trung tâm HTSS, BV Phụ sản Trung ương
Tóm tắt:
Mục tiêu so sánh tỷ lệ có thai, đa thai và tỷ lệ có phôi trữ lạnh của ba nhóm chuyển phôi ngày 2, ngày 3 và ngày 5 trên các bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Ba nhóm bệnh nhân chuyển phôi ngày 2, ngày 3 và ngày 5. Xác định có thai bằng xét nghiệm b-hCG 14 ngày và siêu âm 4 tuần sau chuyển phôi. Kết quả: tuổi trung bình, thời gian vô sinh không khác nhau giữa 3 nhóm, tỷ lệ có thai nhóm chuyển phôi ngày 2 là 26,91%, nhóm ngày 3 là 36,6% và nhóm ngày 5 là 42,85%, tỷ lệ bệnh nhân đa thai nhóm chuyển phôi ngày 2 là 4,17% nhóm ngày 3 là 1,43% và nhóm ngày 5 là 2,89%, tỷ lệ bệnh nhân có phôi đông lạnh nhóm chuyển phôi ngày 2 là 35,69%, nhóm ngày 3 là 33,96% và nhóm ngày 5 là 72,3%. Kết luận: tỷ lệ có thai nhóm chuyển phôi ngày 5 và ngày 3 cao hơn nhóm chuyển phôi ngày 2. Tỷ lệ bệnh nhân đa thai nhóm chuyển phôi ngày 2 cao nhất. Tỷ lệ bệnh nhân có phôi đông lạnh cao nhất ở nhóm chuyển phôi ngày 5.
Từ khoá: thụ tinh trong ống nghiệm, chuyển phôi ngày 2, ngày 3, ngày 5
Summary
Objective: comparison of pregnancy rates, multiple pregnancy, rate of patient having freeze embryos between 3 groups of day 2, day 3 and day 5 embryo transfer on patients in vitro fertilization. Method: cross-sectional study. Three groups of patients transferred embryos on day 2, day 3 and day 5. Dosage b-hCG on 14 days and vaginal ultrasound 28 days following embryo transfer. Results: average age, mean time of infertility were no difference between 3 groups. Pregnancy rate of day 2 embryo transfer group was 26,91%, of day 3 was 36,6% and of day 5 was 42,85%, rate of multipe pregnancy in day 2 group was 4,17%, day 3 was 1,43% and day 5 was 2,89%, rate of patient having freeze embryos in day 2 group was 35,69%, day 3 was 33,96% and day 5 was 72,3%. Conclusion: rate of pregnancy in day 5 and day 3 group higher than day 2 group. Rate of multiple pregnancy in day 2 group was highest. Rate of patient having freeze embryos was highest in day 5 group.
Key words: in vitro fertilization, embryo transfer day 3, day 5
1. Đặt vấn đềTrong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm ngày càng có nhiều kỹ thuật mới nhằm nâng cao tỷ lệ thành công. Nhiều nghiên cứu trên thế giới ghi nhận, chuyển phôi ngày 5 sinh lý hơn và lựa chọn được những phôi có chất lượng tốt, khả năng sống cao, giúp làm tăng tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ có thai, tỷ lệ trẻ sinh sống [2], [5], [10]. Chuyển phôi giai đoạn này không những làm tăng tỷ lệ có thai mà còn giảm tỷ lệ đa thai, do đó tránh ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý cho bệnh nhân khi mang thai [10], [9]. Tuy nhiên một số nhà khoa học khác lại cho rằng chuyển phôi ngày 3 và ngày 5 tỷ lệ có thai, tỷ lệ làm tổ khác nhau không có ý nghĩa thông kê, nhưng tỷ lệ phôi đông lạnh ở nhóm bệnh nhân nuôi phôi ngày 5 ít hơn có ý nghĩa thống kê [6]. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả chuyển phôi ngày 5” với mục tiêu:
- So sánh tỷ lệ có thai của chuyển phôi ngày 2, ngày 3 và 5.
- So sánh tỷ lệ đa thai của chuyển phôi ngày 5, ngày 3, ngày 2.
- So sánh tỷ lệ bệnh nhân có phôi đông lạnh nhóm chuyển phôi ngày 5 với nhóm chuyển phôi ngày 2, ngày 3
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2011- 11/2011.
Tiêu chuẩn lựa chọn và phân nhóm:
- Nhóm 1: Các bệnh nhân ngày 2 chuyển 4 phôi tốt, niêm mạc tử cung ≥ 8 mm, chuyển phôi dễ, catheter không có máu.
- Nhóm 2: Các bệnh nhân ngày 3 chuyển 4 phôi tốt, niêm mạc tử cung ≥ 8 mm, chuyển phôi dễ, catheter không có máu.
- Nhóm 3: Các bệnh nhân chuyển phôi ngày 5 niêm mạc tử cung ≥ 8 mm, chuyển phôi dễ, catheter không có máu (phôi dư thừa được đông phôi vào ngày 3).
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các bệnh nhân ngày 2, ngày 3 có < 4 phôi tốt để chuyển.
- Các bệnh nhân có < 4 phôi tốt được nuôi phôi đến ngày 5
Đánh giá chất lượng phôi: phôi tốt (TQE, Top quality embryo) khi có 4 tế bào, các tế bào đồng đều vào ngày 2 (N2) hoặc ít nhất 8 tế bào vào ngày 3 (N3) với tỷ lệ các mảnh vỡ của bào tương < 10%. Phôi ngày 5: BL1 khoang dịch < 1/2; BL2 khoang dịch ≥ 1/2 phôi, BL3 phôi nang hoàn thiện (full blastocyst), BL4 phôi nở rộng, BL5 phôi thoát màng một phần; BL6 phôi thoát màng hoàn toàn.
Đánh giá có thai: định lượng b-hCG huyết thanh vào ngày 14 sau chuyển phôi. Đánh giá thai lâm sàng bằng siêu âm đường âm đạo vào tuần thứ 4 sau chuyển phôi.
3. Kết quả nghiên cứu
Nhóm 1 có 431 bệnh nhân, nhóm 2 có 273 bệnh nhân, nhóm 3 có 175 bệnh nhân.
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân theo nhóm chuyển phôi.
Tuổi phôi |
Ngày 2 (n=431) |
Ngày 3 (n=275) |
Ngày 5 (n=175) |
p |
Tuổi trung bình |
32,63±5,76 |
32,46±5,29 |
31,08±5,04 |
p>0,05 |
Thời gian vô sinh |
5,49±4,07 |
5,57±4,25 |
5,58±3,78 |
p>0,05 |
Nhận xét: Tuổi và thời gian vô sinh giữa 3 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 2: Tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ có thai, tỷ lệ đa thai của 3 nhóm
Tuổi phôi |
Ngày 2 (n=431) |
Ngày 3 (n=275) |
Ngày 5 (n=175) |
Số phôi chuyển trung bình |
4,45±0,63 |
4,52±0,59 |
3,54±0,97 |
Tỷ lệ làm tổ |
9,85% |
8,47% |
14,05% |
Tỷ lệ có thai sinh hóa |
27,38(118/431) |
42,3%(118/279) |
46,24%(80/173) |
Tỷ lệ có thai lâm sàng |
26,91%(116/431) |
36,6%(102/279) |
42,85 (75/173) |
Tỷ lệ đa thai |
4,17% (18/431) |
1,43% (4/279 ) |
2,89% (5/173) |
Nhận xét
- Không có sự khác nhau về số phôi chuyển trung bình ở 3 nhóm với p > 0,05
- Tỷ lệ thai lâm sàng giữa N2 và N3 không khác nhau với p > 0,05
- Tỷ lệ thai lâm sàng N2 thấp hơn so với N5 với p<0,05
- Tỷ lệ thai lâm sàng giữa N3 và N5 khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p>0,05
- Tỷ lệ đa thai N2 lớn hơn N3 với p<0,05 và giữa N2 và N5 không khác nhau với p>0,05
Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân có phôi trữ lạnh
Tuổi phôi |
Ngày 2 |
Ngày 3 |
Ngày 5 |
Bệnh nhân có phôi trữ |
35,69% |
33,96% |
72,3% |
Bệnh nhân không có phôi trữ |
64,31% |
66,04% |
27,7 |
Tổng |
100% |
100% |
100% |
Nhận xét
- Không có sự khác nhau về tỷ lệ bệnh nhân có phôi đông lạnh giữa nhóm ngày 2 và ngày 3 với p>0,05
- Tỷ lệ bệnh nhân có phôi đông lạnh trong nhóm chuyển phôi ngày 5 cao hơn nhóm chuyển phôi ngày 2 và ngày 3 với p <0,05
4. Bàn luận
Bảng 2 cho thấy mặc dù tỷ lệ có thai sinh hóa của chuyển phôi ngày 3 tương đương tỷ lệ có thai sinh hóa của chuyển phôi ngày 5, nhưng tỷ lệ có thai lâm sàng của phôi ngày 3 lại thấp hơn tỷ lệ thai lâm sàng của phôi ngày 5.
Tuy số phôi chuyển trung bình của phôi ngày 5 thấp hơn số phôi chuyển trung bình của ngày 3, ngày 2 là (3,54±0,97, 4,52±0,59, 4,45±0,63) nhưng tỷ lệ thai sinh hóa và tỷ lệ thai lâm sàng lại cao hơn so với phôi ngày 3, ngày 2 tương đương (42,85%, 36,6%, 26,91%). Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của M Bungum và cộng sự (2003) và cũng khác với nghiên cứu của E.Kolibainakis và cộng sự 2004 khi so sánh kết quả có thai của 234 bệnh nhân chuyển phôi ngày 3 với 226 bệnh nhân chuyển phôi ngày 5 tương đương 32,1% và 33,2% sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại tương đương với kết quả nghiên cứu của
Bảng 2 còn cho thấy tỷ lệ có thai lâm sàng của ngày 2 thấp hơn hẳn tỷ lệ có thai lâm sàng của ngày 3 (25,75%, 36,6%). Kết quả này có thể giải thích các phôi tốt ngày 3 được coi là những phôi đã qua được giai đoạn chuyển tiếp hay giai đoạn phôi ngừng phát triển “embryo block”. Như vậy dựa vào số phôi tốt của ngày 3 có thể tiên lượng khả năng phát triển của phôi cũng như khả năng có thai [11]. Do đó đối với những trường hợp có ≥ 4 phôi tốt nên nuôi phôi tiếp để lựa chọn phôi tốt chuyển ngày 3 hoặc lựa chọn phôi tốt cho nuôi cấy phôi ngày 5 là một giải pháp thích hợp.
Bảng 2 còn cho thấy tỷ lệ làm tổ của phôi ngày 5 cao hơn hẳn phôi ngày 3, ngày 2 với tỷ lệ (14,05%, 8,47%, 9,85%). Như vậy chuyển phôi ngày 5 cải thiện tỷ lệ làm tổ hơn chuyển phôi giai đoạn phân chia, kết quả này tương tự nghiên cứu của Hreinsson J và cộng sự 2004 [7] và nghiên cứu của Rehman KS 2007 [8].
Tỷ lệ đa thai của phôi ngày 2 là cao nhất trong 3 nhóm (4,17%) có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ đa thai của phôi ngày 5 cao hơn phôi ngày 3 tương ứng (2,89%, 1,43%) sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên trong thời gian tới chúng tôi sẽ giảm số lượng phôi chuyển ngày 5, chỉ chọn 2 phôi tốt của ngày 5 để chuyển nhằm giảm tỷ lệ đa thai nhưng vẫn đạt được tỷ lệ có thai. Theo nghiên cứu của Chin-Kun Baw et al [4], chuyển 1 phôi ngày 5 tỷ lệ có thai lâm sàng là 60.9%-76%, giảm tỷ lệ đa thai.
Bảng 3 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có phôi đông lạnh của ngày 5 lớn hơn tỷ lệ bệnh nhân ngày 2, ngày 3 có phôi đông lạnh có ý nghĩa thống kê. Chứng tỏ, bằng phương pháp lựa chọn 4 – 6 phôi tốt ngày 3 nuôi tiếp, chuyển phôi ngày 5, các phôi dư ngày 3 còn lại được đông lạnh sẽ đảm bảo cho bệnh nhân có phôi đông lạnh và có phôi chuyển vào ngày 5. Nếu tất cả các phôi đều nuôi đến ngày 5 mà không lựa chọn trước thì tỷ lệ bệnh nhân có phôi đông lạnh ngày 5 sẽ giảm. Nghiên cứu của E.M.Kolibainakis et al 2004 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có phôi đông lạnh của ngày 5 giảm so với ngày 3 tương ứng (ngày 3, 61.5%; ngày 5, 50.4%; P < 0.02).
5. Kết luận
- Tỷ lệ có thai của nhóm chuyển phôi ngày 5 là 42,85%, và của nhóm chuyển phôi ngày 3 là 36,6% cao hơn so với nhóm chuyển phôi ngày 2 là 25,75%.
- Tỷ lệ đa thai của phôi ngày 2 cao nhất.
- Tỷ lệ bệnh nhân có phôi đông lạnh cao nhất ở nhóm chuyển phôi ngày 5.
6. Kiến nghị
- Nên chuyển phôi ngày 5 hoặc ngày 3 để lựa chọn được phôi tốt.
- Nên giảm số lượng phôi chuyển ngày 5 xuống 2 phôi.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Thị Phương Lan (2007), “Kết quả có thai của bệnh nhân ngày 3”
2. Blake. D, Farquahar C, Johnson N, Proctor M, (2009) “Cleavage stage versus blastocyst stage embryo transfer in assisted conception”. Published by John Wiley and Sons, Ltd.
3. Bungum M, Bungum L, Humaidan P, Yding Andersen C ( 2003) “Day 3 versus day 5 embryo transfer: a prospective randomized study” Rprod Biomed online;7(1): 98-104.
4. Chin-Kun Baw et al (2010), “Single Blastocyst Transfer” Contemporary Experience, Current Women’s Health Reviews, 219-226 Bentham Science Publishers Ltd.
5. Chui-Yee Fong, Ariff Bongso, Soon-Chye Ng Chinniah Anandakumar, Alan Trounson and ShanRatnam (1997) “Ongoing normal pregnancy after transfer of zona-free blastocysts: implications for embryo transfer in the human”, Human Reproduction vol.12 no.3 pp.557–560.
6. E.M.Kolibainakis, et al (2004) “Should we advise patients undergoing IVF to start cycle leading to a day 3 or a day 5 transfer” Human Reproduction Vol.19, No.ll pp. 2550-2554,
7. Hreinsson J, Roselund B, Fridstrom m, Ekl, Levokov l, Sjoblom P, et al (2004) “Embryo transfer is equally effective at cleavage stage and blastocyst stage” Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol ;117:194-200.
8. Rehman KS, Bukulmez O, Langle M, Carr BR, Nackley AC, Doody KM, et al. (2007) “Late stages of embryo progression are a much better predictor of clinical pregnancy than early cleavage in intracytoplasmic sperm injection and in vitro fertilization cycles with blastocyst stage transfer”, Fertil Steril ;87:1041-52.
9. Jacova J, Ventruba P.,
10. Mark Perloe, M. Michael John Tucker, Ph.D. (2007) “Fewer risks, new hope: The reality of blastocyst transfer”; copyright IVF. Com,
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...