Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Wednesday 04-07-2012 8:44am
Viết bởi: Administrator

images (32)PGS.TS Nguyễn Viết Tiến và cs

Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản,

Bệnh viện Phụ sản Trung ương Phụ sản TW


1. Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Kích thích buồng trứng bằng GnRH GnRH antagonist đã được sử dụng trong vài năm gần đây. GnRH antagonist có tác dụng ngăn ngừa đỉnh LH, thời gian kích thích buồng trứng ngắn hơn so với phác đồ dài. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ có thai của phác đồ kích thích buồng trứng bằng GnRH antagonist  thấp hơn so với phác đồ sử dụng GnRH agonist. Do vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ kích thích buồng trứng bằg GnRH antagonist trong thụ tinh trong ống nghiệm" với mục tiêu:

1. Đánh giá hiệu quả kích thích buồng trứng của phác đồ GnRH antagonist.

2. Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm của phác đồ GnRH antagonist.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu gồm 316 bệnh nhân thực hiện IVF/ICSI bằng phác đồ GnRH antagonist tại Bệnh viện Phụ sản TW từ 1/2009-6/2010. Tiêu chuẩn chọn lựa gồm các bệnh nhân tuổi ≤ 40, FSH ngày 3 ≤ 12 IU/l.

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu theo phương pháp hồi cứu. Bệnh nhân được sử dụng FSH tái tổ hợp từ ngày thứ 2 của chu kỳ, xét nghiệm E2 vào ngày 6, siêu âm nang noãn từ ngày 7 khi có ít nhất 1 nang noãn có kích thước ≥ 14 mm thì bắt đầu tiêm GnRH antagonist (Orgalutral 0,25 mg) (Flexible protocol) phối hợp với FSH tái tổ hợp. Tiêm bắp hCG với liều 5000-10000 IU để trưởng thành nang noãn khi có it nhất một nang noãn trên 18mm trên siêu âm. Tiến hành hút noãn sau tiêm hCG 34-36 h. Chuyển phôi  vào ngày thứ 2-3 sau hút noãn. Hỗ trợ giai đoạn hoàng thể bằng  Utrogestan 400mg/ngày đặt âm đạo.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:

Bảng 1. Các đặc điểm về bệnh nhân

Các đặc điểm về bệnh nhân

Các giá trị

Tuổi trung bình

32 ± 4,0

FSH ngày 3

6,6 ± 1,7

Thời gian vô sinh

5,7 ± 3,8

Nguyên nhân vô sinh do vòi TC

29%

Nguyên nhân vô sinh do chồng

26,3%

Do cả hai vợ chồng

22,2%

Không rõ nguyên nhân

18,7%

Nguyên nhân khác

3,8%

Nguyên nhân vô sinh do vòi chiếm tỷ lệ cao nhất là 29%.

Bảng 2. Phân bố về nhóm tuổi

Nhóm tuổi

N

Tỷ lệ

20-24

5

1,6

25-29

85

26,9

30-34

129

40,8

35-40

97

30,7

Tổng

316

100

Nhóm tuổi từ 30-34 chiếm tỷ lệ cao nhất là 40,8

3.2. Kết quả kích thích buồng trứng của phác đồ GnRH antagonist

Bảng 3. Kết quả kích thích buồng trứng

Kết quả kích thích buồng trứng

Các giá trị

Số ngày tiêm FSH trung bình

9,5 ± 2,5

Tổng liều FSH trung bình

2148 ± 640

Số ngày tiêm GnRH antagonist trung bình

3,3 ± 1,1

Số noãn trung bình

7,3 ± 4,3

3.3. Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm

Bảng 4. Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm

Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm

Các giá trị

Số noãn thụ tinh trung bình

6,1 ± 4,0

Số phôi trung bình

5,5 ± 3,7

Số phôi chuyển trung bình

3,8 ± 1,2

Tỷ lệ thụ tinh

84,5% (1953/2313)

Tỷ lệ thai lâm sàng/chuyển phôi

18,7% (56/300)

4. Bàn luận

4.1. Bàn luận về những lợi ích và những hạn chế của GnRH antagonist

Theo nghiên cứu của Tarlatzis [4] những lợi ích của GnRH antagonist bao gồm ngăn ngừa đỉnh LH sớm trong vòng vài giờ sau khi tiêm trong khi đó GnRH agonist ức chế tuyến yên sau khoảng 7-10 ngày, tránh xuất hiện nang cơ năng, GnRH antagonist được sử dụng trong pha nang noãn nên tránh được khả năng có thai và thời gian kích thích buồng trứng ngắn, bệnh nhân thấy dễ chịu hơn so với phác đồ dài. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu so sánh với GnRH agonist thì GnRH antagonist cho số noãn thấp hơn, tỷ lệ có thai thấp hơn so với phác đồ agonist [3],[4]. Đây cũng chính là lý do sử dụng GnRH antagonist vẫn còn dè dặt. Trong nghiên cứu này tỷ lệ có thai lâm sàng/chuyển phôi là 18,7% thấp hơn so với các nghiên cứu về tỷ lệ thai lâm sàng của phác đồ dài cùng trung tâm là 34,8% [1].

4.2. Bàn luận về phác đồ sử dụng GnRH antagonist linh động (flexible)

Nghiên cứu RCT của Al-Iany [2] so sánh tỷ lệ có thai của  phác đồ GnRH antagonist linh động (flexible – GnRH antagonist được sử dụng khi có ít nhất 1 nang noãn có kích thước ≥ 14 mm) và cố định (fixed protocol- GnRH antagonist được bắt đầu từ ngày 6 của FSH)

Mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng tất cả các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ có thai của phác đồ linh động thấp hơn so với phác đồ cố định (OR 0,7, 95% CI: 0,47-1,05). Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phác đồ linh động và tỷ lệ có thai chỉ đạt 18,7%. Cần có nghiên cứu sâu hơn về hai cách sử dụng GnRH antagonist để đạt được kết quả cao hơn.

5. Kết luận:

Phác đồ kích thích buồng trứng buồng trứng bằng GnRH antagonist với thời gian kích thích buồng trứng ngắn hơn so với phác đồ dài và có tính thân thiện đối với bệnh nhân. Tuy nhiên đây là phác đồ mới đưa vào sử dụng ở một số trung tâm và cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để làm tăng tỷ lệ thành công.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Minh Ngọc (2006), Đánh giá kết quả của phác đồ dài kích thích buồng trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

2. Al-Inany HG, Aboulghar M, Mansour R and Serour GI (2005), "Optimizing GnRH antagonist administration: meta-analysis of fixed vs flexible protocol", Reprod Biomed Online 10, 10pp. 567–570.

3. Huirne  JA, Homburg R, and Lambalk CB (2007), "Are GnRH antagonists comparable to agonists for use in IVF?" Hum Reprod, 11pp. 2805–2813.

4. Tarlatzis BC, Fauser BC, Kolibianakis EM (2006), "GnRH antagonists in ovarian stimulation for IVF", Hum Reprod Update, 12(4), pp. 333-340.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kỹ thuật chuyển phôi - Ngày đăng: 18-10-2011
GnRH antagonist trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 26-07-2011
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK