Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Friday 30-09-2011 12:31pm
Viết bởi: Administrator

phoiThS. Lê Thụy Hồng Khả[1], ThS. Nguyễn Thị Thu Lan[2], ThS. BS. Đặng Quang Vinh[3],

ThS. BS. Vương Thị Ngọc Lan[4], ThS. BS. Hồ Mạnh Tường[2]

[1]A.R.T. Consulting, [2]IVF An Sinh, [3]IVF Vạn Hạnh, [4]Bộ môn Sản ĐHYD

TỔNG QUAN

Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng lần đầu tiên được thực hiện bởi Cohen và cs. từ những năm cuối thập niên 80. Kỹ thuật hỗ trợ thoát màng cho phôi ở giai đoạn phân chia sớm nhằm mục đích tăng tỉ lệ làm tổ của phôi và tỉ lệ có thai cho bệnh nhân (Cohen, 1991; Cohen và cs. 1992; Khalifa và cs. 1992; Liu và cs. 1993). Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng thường được áp dụng cho những trường hợp như (1) phụ nữ lớn tuổi, (2) TTTON thất bại nhiều lần, (3) chuyển phôi trữ lạnh, (4) phôi có màng ZP dày hay (5) trong các chu kỳ trưởng thành trứng trong ống nghiệm (IVM).

Hỗ trợ phôi thoát màng có thể được thực hiện bằng kỹ thuật PZD (Partial Zona Dissection), sử dụng dung dịch Tyrode có tính acid và gần đây nhất là tia laser. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật trên người ta có thể làm mỏng một phần màng ZP (thinning) hay tạo một lỗ nhỏ (drilling) trên màng ZP. Nhiều nghiên cứu cho thấy các phương pháp này đều có hiệu quả và độ an toàn như nhau trong việc gia tăng tỷ lệ làm tổ của phôi (Balakier H và cs., 2008, Feng HL và cs., 2008, Seif MM và cs., 2007).

Khi chọn phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser cần phải lưu ý các điểm sau: (1) tránh hoàn toàn tác động của nhiệt độ, (2) ngăn chặn tổn thương đến bộ gene bằng cách chọn bước sóng vừa đủ, (3) ngưỡng đốt thấp để đảm bảo sự chính xác và tránh sự rung, (4) hệ thống laser phải dễ gắn với hệ thống vi thao tác để sử dụng.

PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, mù đôi có nhóm chứng. Bệnh nhân làm TTTON – chuyển phôi tươi tại IVF Vạn Hạnh được thực hiện từ tháng 3.2009 đến tháng 6.2009, có chỉ định thực hiện hỗ trợ thoát màng.

Tất cả phôi được chọn để chuyển phôi đều được thực hiện hỗ trợ thoát màng bằng laser (Zilos-tk laser Hamilton, Thorne, Mỹ).

Phương pháp làm mỏng: Phôi ngày 2 sau khi đánh giá chất lượng, chọn lựa phôi để chuyển, sử dụng hệ thống laser làm mỏng phân nửa độ dày màng với chiều rộng 40 – 50µm.

Phương pháp tạo lỗ: Thực hiện tương tự phương pháp làm mỏng. Sử dụng hệ thống laser tạo lỗ nhỏ trên màng ZP với độ rộng 10 – 15µm.

KẾT QUẢ

Trong thời gian từ tháng 3.2009 đến tháng 6.2009, có 485 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nhận mẫu và tham gia vào nghiên cứu. Bệnh nhân được phân bố ngẫu nhiên vào hai nhóm, nhóm làm mỏng (n=257) và tạo lỗ trên màng ZP (n=228).

Không có sự khác biệt thống kê về các đặc điểm của bệnh nhân cũng như đặc điểm chu kỳ điều trị ở cả hai nhóm.

Kết quả thu được


Kết quả

Làm mỏng (n = 257)

Tạo lỗ (n = 228)

p

Tỉ lệ thai lâm sàng

42% (108/257)

36% (82/228)

0,33

Tỉ lệ thai sinh hóa

4,3% (11/257)

6,1% (14/228)

Tỉ lệ đa thai

2 thai

3 thai

4 thai

55,6% (60/108)

38,9%

13,9%

2,8%

51,2% (42/82)

41,5%

8,5%

1,2%

0,56

Tỉ lệ làm tổ

20,4%

17,3%

0,52

Không có sự khác biệt về tỷ lê thai lâm sàng, tỷ lệ làm tổ cũng như tỷ lệ đa thai giữa hai nhóm.

KẾT LUẬN

Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, mù đôi có nhóm chứng được thực hiện đầu tiên tại Việt Nam nhằm so sánh hiệu quả của làm mỏng và tạo lỗ trên màng ZP trong hỗ trợ thoát màng bằng laser. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cả phương pháp làm mỏng hay tạo lỗ đều có hiệu quả như nhau.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Balakier H, Mandel R, Sojecki A et al (2008) Laser zona thinning in women aged ≤ 37 years: a randomized study, Fertil Steril, in press

Cohen J (1991) Assisted hatching of human embryos, Journal of in Vitro Fertilization and Embryo Transfer, Vol. 8, No. 4

Cohen, J., Alikani, M., Trowbridge, J. and Rosenwaks, Z. (1992). Implantation enhancement by selective assisted hatching using zona drilling of human embryos with poor prognosis. Hum. Reprod., 7, 685–691

Das S, Blake D, Farquhar C, Seif MMW (2009). Assisted hatching on assisted conception (IVF and ICSI) (review), The Cochrane collaboration.

Kanyó K, Konc J (2003). A follow-up study of children born after diode laser assisted hatching, European journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology 110:176 – 180.

Khalifa, E.A., Tucker, M.J. and Hunt, P. (1992). Cruciate thinning of the zona pellucida for more successful enhancement of blastocyst hatching in the mouse. Hum. Reprod., 7, 532–536.

Liu, H.C., Cohen, J., Alikani, M. et al. (1993). Assisted hatching facilitates earlier implantation. Fertil. Steril., 60, 871–875.

 


Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
GnRH antagonist trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 26-07-2011
Vô cảm trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 30-11-2010
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK