Tin tức
on Tuesday 30-11-2021 10:34pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Huỳnh Huế Tuyết, Ths. Lê Thị Bích Phượng– IVFMD Phú Nhuận
Lần đầu tiên được áp dụng vào thực hành lâm sàng từ những năm 1980, hỗ trợ thoát màng (assisted hatching - AH) được biết đến như một kỹ thuật giúp cải thiện tiềm năng làm tổ của phôi và tăng tỉ lệ thai. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện và kết luận rằng chỉ một nhóm nhỏ bệnh nhân có thể hưởng lợi từ AH bao gồm bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân có tiền sử thất bại làm tổ nhiều lần hoặc bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh do màng trong suốt (zona pellucida - ZP) của phôi có thể cứng và khó thoát màng hơn sau quá trình đông lạnh - rã đông. Gần đây, một số nghiên cứu báo cáo rằng không có sự khác biệt về kết quả thai giữa nhóm AH và nhóm không AH khi thực hiện trên nhóm bệnh nhân được hưởng lợi từ AH. Năm 2014, Ủy ban Thực hành của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ và Ủy ban Thực hành của Hiệp hội Công nghệ Hỗ trợ Sinh sản cho rằng không nên thực hiện AH cho tất cả các bệnh nhân có tiên lượng xấu do không đủ dữ liệu về tỉ lệ trẻ sinh sống. Do đó, lợi ích của kỹ thuật AH vẫn cần được nghiên cứu thêm.
Trong nghiên cứu này, Lan Geng và cộng sự (2021) thực hiện đánh giá liệu rằng việc sử dụng tia laser để làm mỏng màng zona ở những phôi nang chất lượng kém trong chu kỳ chuyển phôi trữ (frozen-thawed embryo transfer - FET) có mang lại kết quả thai tốt hơn hay không? Và nếu hỗ trợ thoát màng bằng tia laser (laser-assisted hatching - LAH) cho kết quả thai tốt hơn sẽ cung cấp thêm chứng cứ y văn để áp dụng quy trình này cho những phôi nang chất lượng kém trong chu kỳ FET.
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 1/2017 đến tháng 10/2018 trên tổng cộng 230 bệnh nhân. Bệnh nhân được chia thành hai nhóm: nhóm thực hiện AH (nhóm 1, n = 105 bệnh nhân) và nhóm không thực hiện AH (nhóm 2, n = 125 bệnh nhân). Tiêu chuẩn nhận của nghiên cứu là những những cặp vợ chồng với độ tuổi của người vợ ≤ 40 tuổi. Tiêu chuẩn loại của nghiên cứu là những bệnh nhân thực hiện chu kì tầm soát di truyền tiền làm tổ hay có những bất thường đường sinh sản. Hệ thống phân loại của Gardner được sử dụng để đánh giá hình thái của phôi nang dựa trên các đặc điểm như độ nở rộng khoang phôi, chất lượng và số lượng tế bào của ICM và TE. Vào ngày chuyển phôi trữ, phôi của nhóm AH sẽ được hỗ trợ thoát màng bằng tia laser và chỉ những chu kỳ FET sử dụng phôi nang chất lượng kém (chất lượng phôi <3BB) sẽ được ghi nhận lại trong nghiên cứu.
Trong nhóm AH, có 43 bệnh nhân chuyển một phôi nang và 62 bệnh nhân chuyển hai phôi nang. Trong nhóm không AH, có 63 bệnh nhân chuyển một phôi nang và 62 bệnh nhân chuyển hai phôi nang. Không có sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm nền như tuổi bệnh nhân, thời gian vô sinh, nguyên nhân vô sinh, BMI, nồng độ hormone cơ bản…giữa hai nhóm.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng giữa hai nhóm (30,3% so với 40,1%; p>0,05 và 44,8% so với 48%; p>0,05). Tương tự, không có sự khác biệt đáng kể về tỉ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh sống giữa hai nhóm (35,2% so với 36,8%, p>0,05 và 31,4% so với 36,8%, p>0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ sẩy thai ở tam cá nguyệt thứ 2 ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2 (8,5% so với 0%; p=0,035).
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy không nên áp dụng làm mỏng màng zona bằng tia laser để hỗ trợ thoát màng cho những phôi nang chất lượng kém trong chu kỳ FET vì kết quả thai không cải thiện. Cần có thêm nhiều nghiên cứu RCT để khảo sát thêm ảnh hưởng của hỗ trợ thoát màng trên từng nhóm bệnh nhân cụ thể.
Nguồn: Lan Geng, Jia-Qui Luo, Rang Liu và cộng sự (2021). Laser-assisted hatching zona thinning does not improve the pregnancy outcomes of poor-quality blastocysts in frozen-thawed embryo transfer cycle: a retrospective cohort study. Lasers in Medical Science. 10.1007/s10103-021-03409-8
Lần đầu tiên được áp dụng vào thực hành lâm sàng từ những năm 1980, hỗ trợ thoát màng (assisted hatching - AH) được biết đến như một kỹ thuật giúp cải thiện tiềm năng làm tổ của phôi và tăng tỉ lệ thai. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện và kết luận rằng chỉ một nhóm nhỏ bệnh nhân có thể hưởng lợi từ AH bao gồm bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân có tiền sử thất bại làm tổ nhiều lần hoặc bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh do màng trong suốt (zona pellucida - ZP) của phôi có thể cứng và khó thoát màng hơn sau quá trình đông lạnh - rã đông. Gần đây, một số nghiên cứu báo cáo rằng không có sự khác biệt về kết quả thai giữa nhóm AH và nhóm không AH khi thực hiện trên nhóm bệnh nhân được hưởng lợi từ AH. Năm 2014, Ủy ban Thực hành của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ và Ủy ban Thực hành của Hiệp hội Công nghệ Hỗ trợ Sinh sản cho rằng không nên thực hiện AH cho tất cả các bệnh nhân có tiên lượng xấu do không đủ dữ liệu về tỉ lệ trẻ sinh sống. Do đó, lợi ích của kỹ thuật AH vẫn cần được nghiên cứu thêm.
Trong nghiên cứu này, Lan Geng và cộng sự (2021) thực hiện đánh giá liệu rằng việc sử dụng tia laser để làm mỏng màng zona ở những phôi nang chất lượng kém trong chu kỳ chuyển phôi trữ (frozen-thawed embryo transfer - FET) có mang lại kết quả thai tốt hơn hay không? Và nếu hỗ trợ thoát màng bằng tia laser (laser-assisted hatching - LAH) cho kết quả thai tốt hơn sẽ cung cấp thêm chứng cứ y văn để áp dụng quy trình này cho những phôi nang chất lượng kém trong chu kỳ FET.
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ tháng 1/2017 đến tháng 10/2018 trên tổng cộng 230 bệnh nhân. Bệnh nhân được chia thành hai nhóm: nhóm thực hiện AH (nhóm 1, n = 105 bệnh nhân) và nhóm không thực hiện AH (nhóm 2, n = 125 bệnh nhân). Tiêu chuẩn nhận của nghiên cứu là những những cặp vợ chồng với độ tuổi của người vợ ≤ 40 tuổi. Tiêu chuẩn loại của nghiên cứu là những bệnh nhân thực hiện chu kì tầm soát di truyền tiền làm tổ hay có những bất thường đường sinh sản. Hệ thống phân loại của Gardner được sử dụng để đánh giá hình thái của phôi nang dựa trên các đặc điểm như độ nở rộng khoang phôi, chất lượng và số lượng tế bào của ICM và TE. Vào ngày chuyển phôi trữ, phôi của nhóm AH sẽ được hỗ trợ thoát màng bằng tia laser và chỉ những chu kỳ FET sử dụng phôi nang chất lượng kém (chất lượng phôi <3BB) sẽ được ghi nhận lại trong nghiên cứu.
Trong nhóm AH, có 43 bệnh nhân chuyển một phôi nang và 62 bệnh nhân chuyển hai phôi nang. Trong nhóm không AH, có 63 bệnh nhân chuyển một phôi nang và 62 bệnh nhân chuyển hai phôi nang. Không có sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm nền như tuổi bệnh nhân, thời gian vô sinh, nguyên nhân vô sinh, BMI, nồng độ hormone cơ bản…giữa hai nhóm.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng giữa hai nhóm (30,3% so với 40,1%; p>0,05 và 44,8% so với 48%; p>0,05). Tương tự, không có sự khác biệt đáng kể về tỉ thai diễn tiến và tỉ lệ trẻ sinh sống giữa hai nhóm (35,2% so với 36,8%, p>0,05 và 31,4% so với 36,8%, p>0,05). Tuy nhiên, tỉ lệ sẩy thai ở tam cá nguyệt thứ 2 ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2 (8,5% so với 0%; p=0,035).
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy không nên áp dụng làm mỏng màng zona bằng tia laser để hỗ trợ thoát màng cho những phôi nang chất lượng kém trong chu kỳ FET vì kết quả thai không cải thiện. Cần có thêm nhiều nghiên cứu RCT để khảo sát thêm ảnh hưởng của hỗ trợ thoát màng trên từng nhóm bệnh nhân cụ thể.
Nguồn: Lan Geng, Jia-Qui Luo, Rang Liu và cộng sự (2021). Laser-assisted hatching zona thinning does not improve the pregnancy outcomes of poor-quality blastocysts in frozen-thawed embryo transfer cycle: a retrospective cohort study. Lasers in Medical Science. 10.1007/s10103-021-03409-8
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan giữa uống nước ngọt và chức năng tinh hoàn ở nam giới trẻ tuổi - Ngày đăng: 30-11-2021
Mối liên hệ giữa trầm cảm, stress oxy hóa và chất lượng tinh dịch từ 1.000 nam giới khỏe mạnh - Ngày đăng: 30-11-2021
Giá trị dự đoán của các kiểu bào tương hạt ở các noãn MII trong IVF: phần II, noãn hiến tặng trong chu kỳ xin-cho noãn - Ngày đăng: 30-11-2021
Quan điểm hiện tại về trữ noãn xã hội - Ngày đăng: 28-11-2021
Lạc nội mạc tử cung ở bệnh nhân thất bại làm tổ liên tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sống tích lũy ở chu kỳ IVF/ICSI - Ngày đăng: 28-11-2021
Đánh giá phôi phát triển từ 0PN trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển thông qua hệ thống timelapse - Ngày đăng: 27-11-2021
Thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn bằng vi phẫu (micro‑TESE) ở nam giới vô tinh không do tắc: tổng hợp các y văn cho đến hiện tại - Ngày đăng: 19-11-2021
Việc loại bỏ tinh trùng apoptotic trong quy trình IVF và ảnh hưởng của nó đến tỷ lệ thai - Ngày đăng: 19-11-2021
Ảnh hưởng của cysteine và glutamine lên các thông số chức năng của tinh trùng người trong quá trình thủy tinh hóa - Ngày đăng: 19-11-2021
Virus HPV trong tinh trùng có thể được loại bỏ hiệu quả bằng phương pháp lọc rửa: một cách tiếp cận phù hợp cho hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 16-11-2021
Hiệu quả của PGT-A đối với nam giới vô sinh mức độ nặng - Ngày đăng: 16-11-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK