Tin tức
on Friday 12-11-2021 6:01pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Duy Khang – IVF Vạn Hạnh
Trong vài năm gần đây, tỷ lệ trẻ sinh sống (live birth rate – LBR) sau chuyển phôi trữ - rã tăng mạnh. Đây là kết quả của những cải tiến trong quy trình thủy tinh hóa, giúp giảm thiểu những tổn thương tiềm ẩn cho phôi. Do đó, thủy tinh hóa dần trở thành một quy trình thường quy, có thể được sử dụng cho nhiều chiến lược điều trị khác nhau. Thêm vào đó, phôi thủy tinh hóa vẫn giữ nguyên tiềm năng làm tổ, dẫn đến sự ra đời của chiến lược “trữ phôi toàn bộ”. Theo đó, toàn bộ phôi trong đoàn hệ đều được thủy tinh hóa để chuyển phôi trữ vào các chu kỳ tiếp theo. Chiến lược này hiệu quả trong nhiều trường hợp lâm sàng, như bệnh nhân mắc hội chứng quá kích buồng trứng hoặc chờ kết quả xét nghiệm di truyền. Đồng thời, những cải tiến về hệ môi trường nuôi cấy chuyển tiếp và điều kiện phòng thí nghiệm đã dẫn đến việc nuôi cấy kéo dài đến giai đoạn phôi nang. Chiến lược này cung cấp một cơ chế giúp tự lựa chọn phôi có khả năng sống và cải thiện sự đồng bộ giữa phôi – tử cung. Do đó, hầu hết những phôi được thủy tinh hóa tại các trung tâm IVF là ở giai đoạn phôi nang.
Mặc dù nhiều hệ thống lựa chọn phôi đã xuất hiện trong những năm gần đây, đánh giá hình thái vẫn tiếp tục là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Do đó, sẽ rất hữu ích khi thiết lập những biến số liên quan đến hình thái phôi nang góp phần vào sự thành công của chuyển phôi trữ lạnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra chất lượng lớp tế bào lá nuôi phôi (trophectoderm – TE), không phải khối tế bào bên trong (inner cell mass - ICM), tương quan với tỷ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate – CPR) và tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) trong chu kỳ chuyển phôi nang thủy tinh hóa và chuyển phôi tươi. Một số nghiên cứu khác báo cáo rằng, độ nở rộng khoang phôi là yếu tố tiên lượng mạnh nhất cho kết cục lâm sàng sau chuyển phôi nang thủy tinh hóa. Với sự gia tăng mạnh của việc chuyển phôi nang thủy tinh hóa, cần xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này (2021) nhằm xác định mối tương quan giữa độ nở rộng khoang phôi và chất lượng phôi với khả năng sống sau rã, CPR và LBR của những phôi nang được thuỷ tinh hóa.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm, ghi nhận dữ liệu từ các bệnh nhân chuyển phôi nang thủy tinh hóa từ 01/2017 – 12/2018. Tiêu chí loại: vô sinh do yếu tố nam, sử dụng tinh trùng thủ thuật, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ. Phôi nang được đánh giá theo tiêu chuẩn ASEBIR. Phân loại độ nở rộng khoang phôi gồm: Phôi nang đầy đủ (full blastocyst – B); phôi nang đã nở rộng (expanded blastocyst – EB); phôi nang đang thoát màng (hatching blastocysts - iHB); phôi nang đã thoát màng (hatched blastocyst - HB), tương đương với phôi độ 3, 4, 5, 6 theo tiêu chuẩn Gardner.
Kết quả: Tổng cộng 11.936 phôi nang được rã đông, trong đó có 11.260 phôi sống sau rã (94,3%) và được chuyển. Tỷ lệ làm tổ đạt 45,2%. Tỷ lệ thai lâm sàng là 47,55%, thai diễn tiến là 40,1% và đa thai là 9,2%. LBR trên mỗi lần chuyển phôi là 38,8%. 7753 chu kỳ rã phôi ngày 5 và 1750 chu kỳ rã phôi ngày 6.
Tiên lượng khả năng sống của phôi: Độ nở rộng khoang phôi, ngày thuỷ tinh hoá và loại TE có mối liên hệ với khả năng sống của phôi. Tỷ lệ phôi sống có độ nở rộng khoang phôi ở các giai đoạn B, EB, iHB và HB khác nhau đáng kể, lần lượt là 96,9%, 94,8%, 94,0% và 88,6% (P<0,001). Mặc dù tỷ lệ sống ở phôi có ICM loại A (94,8%) và B (94,5%) cao hơn so với ICM loại C (93,8%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Thêm vào đó, tỷ lệ sống tăng lên đối với phôi được thuỷ tinh hoá vào ngày 5 so với ngày 6 (95,5% so với 91,7%; P<0,001) và phôi có TE loại A (95,3%) hoặc B (95,2%) so với TE loại C (92,8%) (P=0,001; P<0,001; lần lượt). Phân tích hồi quy logistic từng bước cho thấy, độ nở rộng khoang phôi, tuổi phôi và loại TE lần lượt là các nhân tố có giá trị tiên lượng từ cao đến thấp.
Tiên lượng thai lâm sàng và trẻ sinh sống: Trong phân tích đơn biến, chỉ số hình thái phôi nang và đặc điểm chu kỳ có liên quan đến CPR và LBR. Độ nở rộng khoang phôi, ngày thuỷ tinh hoá, cấp bậc ICM và TE có mối liên quan với kết cục CPR và LBR. LBR thấp hơn đối với phôi có độ nở rộng khoang phôi loại B và EB so với iHB (28,7%; 34,5% so với 40,2%; P<0,001). LBR tăng đáng kể ở phôi nang có TE loại A (46,5%, P<0,001) hoặc B (36,8%, P<0,001) so với nhóm TE loại C (23,3%). Chất lượng khối ICM càng cao cũng cho LBR tăng lên, ICM loại A và B có LBR cao hơn so với ICM loại C (44,3%; 34,2% so với 27,0%; P<0,001). Tuy nhiên, trong mô hình phân tích đa biến, đặc điểm hình thái ICM không có ảnh hưởng đáng kể đến LBR. Tỷ lệ trẻ sinh sống gần như cao gấp đôi trong nhóm phôi được thuỷ tinh hoá vào ngày 5 so với nhóm ngày 6 (39,5% so với 22,7%; P<0,001).
Phân tích từng bước đã xác định thứ tự tiên lượng LBR: tốt nhất là loại TE, tiếp theo là ngày thuỷ tinh hoá, cuối cùng là độ nở rộng khoang phôi. Theo quy trình phân loại, phôi nang được chia thành tám loại khác nhau với kết cục trẻ sinh sống giảm dần, từ 42,8% - 6,9% (P<0,001). Bước đầu tiên của cây phân loại là lớp TE, phôi có TE loại A và B được đặt cùng nhau vì không có sự khác biệt đáng kể. Tiếp theo là ngày thuỷ tinh hoá, ưu tiên chọn phôi nang ngày 5. Quyết định cuối cùng phụ thuộc vào độ nở rộng khoang phôi: EB hoặc iHB được ưu tiên chuyển trước những phôi loại B.
Ưu điểm của nghiên cứu này là cỡ mẫu lớn với gần 12.000 phôi nang được thuỷ tinh hoá. Hạn chế chính của nghiên cứu là thiết kế hồi cứu, đánh giá hình thái phôi mang tính chủ quan của người thực hiện.
Kết luận: Tiên lượng khả năng sống của phôi sau rã đông và kết cục lâm sàng là quan trọng để phát triển hiệu quả quy trình đông lạnh, tư vấn bệnh nhân thích hợp và quản lý chu kỳ điều trị tốt hơn. Các phôi nang được thuỷ tinh hoá vào ngày thứ năm và những phôi có lớp TE chất lượng cao hơn nên được ưu tiên chuyển.
Nguồn: Coello, A., Nohales, M., Meseguer, M., de Los Santos, M. J., Remohí, J., & Cobo, A. (2021). Prediction of embryo survival and live birth rates after cryotransfers of vitrified blastocysts. Reproductive BioMedicine Online, 42(5), 881-891.
Trong vài năm gần đây, tỷ lệ trẻ sinh sống (live birth rate – LBR) sau chuyển phôi trữ - rã tăng mạnh. Đây là kết quả của những cải tiến trong quy trình thủy tinh hóa, giúp giảm thiểu những tổn thương tiềm ẩn cho phôi. Do đó, thủy tinh hóa dần trở thành một quy trình thường quy, có thể được sử dụng cho nhiều chiến lược điều trị khác nhau. Thêm vào đó, phôi thủy tinh hóa vẫn giữ nguyên tiềm năng làm tổ, dẫn đến sự ra đời của chiến lược “trữ phôi toàn bộ”. Theo đó, toàn bộ phôi trong đoàn hệ đều được thủy tinh hóa để chuyển phôi trữ vào các chu kỳ tiếp theo. Chiến lược này hiệu quả trong nhiều trường hợp lâm sàng, như bệnh nhân mắc hội chứng quá kích buồng trứng hoặc chờ kết quả xét nghiệm di truyền. Đồng thời, những cải tiến về hệ môi trường nuôi cấy chuyển tiếp và điều kiện phòng thí nghiệm đã dẫn đến việc nuôi cấy kéo dài đến giai đoạn phôi nang. Chiến lược này cung cấp một cơ chế giúp tự lựa chọn phôi có khả năng sống và cải thiện sự đồng bộ giữa phôi – tử cung. Do đó, hầu hết những phôi được thủy tinh hóa tại các trung tâm IVF là ở giai đoạn phôi nang.
Mặc dù nhiều hệ thống lựa chọn phôi đã xuất hiện trong những năm gần đây, đánh giá hình thái vẫn tiếp tục là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Do đó, sẽ rất hữu ích khi thiết lập những biến số liên quan đến hình thái phôi nang góp phần vào sự thành công của chuyển phôi trữ lạnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra chất lượng lớp tế bào lá nuôi phôi (trophectoderm – TE), không phải khối tế bào bên trong (inner cell mass - ICM), tương quan với tỷ lệ thai lâm sàng (clinical pregnancy rate – CPR) và tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) trong chu kỳ chuyển phôi nang thủy tinh hóa và chuyển phôi tươi. Một số nghiên cứu khác báo cáo rằng, độ nở rộng khoang phôi là yếu tố tiên lượng mạnh nhất cho kết cục lâm sàng sau chuyển phôi nang thủy tinh hóa. Với sự gia tăng mạnh của việc chuyển phôi nang thủy tinh hóa, cần xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này (2021) nhằm xác định mối tương quan giữa độ nở rộng khoang phôi và chất lượng phôi với khả năng sống sau rã, CPR và LBR của những phôi nang được thuỷ tinh hóa.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm, ghi nhận dữ liệu từ các bệnh nhân chuyển phôi nang thủy tinh hóa từ 01/2017 – 12/2018. Tiêu chí loại: vô sinh do yếu tố nam, sử dụng tinh trùng thủ thuật, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ. Phôi nang được đánh giá theo tiêu chuẩn ASEBIR. Phân loại độ nở rộng khoang phôi gồm: Phôi nang đầy đủ (full blastocyst – B); phôi nang đã nở rộng (expanded blastocyst – EB); phôi nang đang thoát màng (hatching blastocysts - iHB); phôi nang đã thoát màng (hatched blastocyst - HB), tương đương với phôi độ 3, 4, 5, 6 theo tiêu chuẩn Gardner.
Kết quả: Tổng cộng 11.936 phôi nang được rã đông, trong đó có 11.260 phôi sống sau rã (94,3%) và được chuyển. Tỷ lệ làm tổ đạt 45,2%. Tỷ lệ thai lâm sàng là 47,55%, thai diễn tiến là 40,1% và đa thai là 9,2%. LBR trên mỗi lần chuyển phôi là 38,8%. 7753 chu kỳ rã phôi ngày 5 và 1750 chu kỳ rã phôi ngày 6.
Tiên lượng khả năng sống của phôi: Độ nở rộng khoang phôi, ngày thuỷ tinh hoá và loại TE có mối liên hệ với khả năng sống của phôi. Tỷ lệ phôi sống có độ nở rộng khoang phôi ở các giai đoạn B, EB, iHB và HB khác nhau đáng kể, lần lượt là 96,9%, 94,8%, 94,0% và 88,6% (P<0,001). Mặc dù tỷ lệ sống ở phôi có ICM loại A (94,8%) và B (94,5%) cao hơn so với ICM loại C (93,8%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Thêm vào đó, tỷ lệ sống tăng lên đối với phôi được thuỷ tinh hoá vào ngày 5 so với ngày 6 (95,5% so với 91,7%; P<0,001) và phôi có TE loại A (95,3%) hoặc B (95,2%) so với TE loại C (92,8%) (P=0,001; P<0,001; lần lượt). Phân tích hồi quy logistic từng bước cho thấy, độ nở rộng khoang phôi, tuổi phôi và loại TE lần lượt là các nhân tố có giá trị tiên lượng từ cao đến thấp.
Tiên lượng thai lâm sàng và trẻ sinh sống: Trong phân tích đơn biến, chỉ số hình thái phôi nang và đặc điểm chu kỳ có liên quan đến CPR và LBR. Độ nở rộng khoang phôi, ngày thuỷ tinh hoá, cấp bậc ICM và TE có mối liên quan với kết cục CPR và LBR. LBR thấp hơn đối với phôi có độ nở rộng khoang phôi loại B và EB so với iHB (28,7%; 34,5% so với 40,2%; P<0,001). LBR tăng đáng kể ở phôi nang có TE loại A (46,5%, P<0,001) hoặc B (36,8%, P<0,001) so với nhóm TE loại C (23,3%). Chất lượng khối ICM càng cao cũng cho LBR tăng lên, ICM loại A và B có LBR cao hơn so với ICM loại C (44,3%; 34,2% so với 27,0%; P<0,001). Tuy nhiên, trong mô hình phân tích đa biến, đặc điểm hình thái ICM không có ảnh hưởng đáng kể đến LBR. Tỷ lệ trẻ sinh sống gần như cao gấp đôi trong nhóm phôi được thuỷ tinh hoá vào ngày 5 so với nhóm ngày 6 (39,5% so với 22,7%; P<0,001).
Phân tích từng bước đã xác định thứ tự tiên lượng LBR: tốt nhất là loại TE, tiếp theo là ngày thuỷ tinh hoá, cuối cùng là độ nở rộng khoang phôi. Theo quy trình phân loại, phôi nang được chia thành tám loại khác nhau với kết cục trẻ sinh sống giảm dần, từ 42,8% - 6,9% (P<0,001). Bước đầu tiên của cây phân loại là lớp TE, phôi có TE loại A và B được đặt cùng nhau vì không có sự khác biệt đáng kể. Tiếp theo là ngày thuỷ tinh hoá, ưu tiên chọn phôi nang ngày 5. Quyết định cuối cùng phụ thuộc vào độ nở rộng khoang phôi: EB hoặc iHB được ưu tiên chuyển trước những phôi loại B.
Ưu điểm của nghiên cứu này là cỡ mẫu lớn với gần 12.000 phôi nang được thuỷ tinh hoá. Hạn chế chính của nghiên cứu là thiết kế hồi cứu, đánh giá hình thái phôi mang tính chủ quan của người thực hiện.
Kết luận: Tiên lượng khả năng sống của phôi sau rã đông và kết cục lâm sàng là quan trọng để phát triển hiệu quả quy trình đông lạnh, tư vấn bệnh nhân thích hợp và quản lý chu kỳ điều trị tốt hơn. Các phôi nang được thuỷ tinh hoá vào ngày thứ năm và những phôi có lớp TE chất lượng cao hơn nên được ưu tiên chuyển.
Nguồn: Coello, A., Nohales, M., Meseguer, M., de Los Santos, M. J., Remohí, J., & Cobo, A. (2021). Prediction of embryo survival and live birth rates after cryotransfers of vitrified blastocysts. Reproductive BioMedicine Online, 42(5), 881-891.
Từ khóa: độ nở rộng khoang phôi, hình thái phôi nang, tỷ lệ sinh sống, tế bào lớp lá nuôi, thuỷ tinh hóa
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cập nhật khuyến cáo của CDC 2021 về điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục (phần 3) - Ngày đăng: 12-11-2021
Suy giảm các thông số tinh dịch đồ ở những bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2: Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 12-11-2021
Phân tích và định lượng ảnh hưởng của vợ và chồng trong động học phôi giai đoạn đầu thông qua hệ thống timelapse - Ngày đăng: 12-11-2021
Tác động của nhiệt độ môi trường lên dự trữ buồng trứng - Ngày đăng: 04-12-2021
Hiệu quả của huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) điều trị trên các bệnh nhân có tiền sử thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 10-11-2021
Ảnh hưởng của virus ZIKA đến sức khỏe sinh sản - Ngày đăng: 09-11-2021
Ảnh hưởng của virus ZIKA đến sức khỏe sinh sản - Ngày đăng: 09-11-2021
CÁC BIẾN THỂ ĐỒNG HỢP LẶN TRÊN GENE PANX1 GÂY RA TÌNH TRẠNG THOÁI HOÁ NOÃN VÀ VÔ SINH Ở NỮ GIỚI - Ngày đăng: 08-11-2021
Tác dụng cải thiện của axit ellagic đến sức sống, khả năng di động và chất lượng DNA trong tinh trùng người - Ngày đăng: 06-11-2021
Mối tương quan giữa virus HPV trong tinh dịch và suy giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới vô sinh - Ngày đăng: 06-11-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK