Tin tức
on Tuesday 19-10-2021 7:47am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Cẩm Nhung – IVFMD Tân Bình
Vào năm 2016, gần 25% số ca chuyển phôi ở Hoa Kỳ là chu kỳ chuyển phôi trữ tự thân (FET), tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Với sự phát triển của hệ thống nuôi cấy phôi và kỹ thuật đông lạnh, hiệu quả lâm sàng của các chu kỳ chuyển phôi trữ ngày càng tăng trên nhiều nhóm bệnh nhân bao gồm bệnh nhân đáp ứng buồng trứng bình thường, bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh nhân có nguy cơ quá kích buồng trứng. Quá trình kích thích buồng trứng có kiểm soát (COH) có liên quan đến sự gia tăng nồng độ estradiol (E2) và nồng độ progesterone ở pha nang noãn muộn, làm ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi tươi, việc biểu hiện nội tiết quá mức làm giảm sự biểu hiện gen của nội mạc tử cung, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung.
Theo nghiên cứu của Santos-Ribeiro khi đánh giá kết quả chuyển phôi trữ ở 333 bệnh nhân cho thấy khoảng thời gian sau khi chọc hút đến khi chuyển phôi không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai lâm sàng nếu chuyển phôi trữ tại chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo sau chọc hút. Nghiên cứu của Lattes và cộng sự cũng cho kết quả tương tự khi tỷ lệ mang thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống không có sự khác biệt ở nhóm chuyển phôi trữ trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên so với chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo sau kích thích buồng trứng. Tuy nhiên Higgins và cộng sự đã chứng minh tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn khi thời gian này là 25–35 ngày so với 50–70 ngày. Đồng thời, Kaye và cộng sự cũng chứng minh rằng chuyển phôi trữ ở các chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo cho tỷ lệ thai diễn tiến cao hơn so với chuyển phôi trữ ở chu kỳ ngay sau chọc hút. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là đánh giá từ khi chọc hút đến khi chuyển phôi trữ đơn phôi trong chu kỳ tự nhiên có ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai và tỷ lệ sinh sống đối với các bệnh nhân kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH antagonist sử dụng hỗ trợ trưởng thành noãn là hCG hoặc kết hợp hCG với GnRH agonist. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đánh giá việc chọc hút noãn có ảnh hưởng đến kết quả sơ sinh như tuổi thai nhỏ (SGA) hoặc sinh non (24–37 tuần) hay không?
Thiết kế nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ ngày 1 tháng 1, 2011 đến ngày 31 tháng 12, 2018. Tổng cộng có 576 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, bệnh nhân được chia làm hai nhóm: nhóm 1 chuyển phôi trữ ở chu kỳ kinh đầu tiên sau chọc hút và nhóm 2 chuyển phôi ở chu kỳ kinh thứ 2 sau chọc hút.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh sống khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm một và nhóm hai (57,7% so với 48,6%). Tuy nhiên với phân tích đa biến thì tỷ lệ sinh sống lại không có sự khác biệt khi chuyển một phôi ở giai đoạn phôi nang ở hai nhóm bệnh nhân. Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu như tuổi, chẩn đoán và loại trigger, chỉ có nhóm PGT có tỷ lệ sinh sống tăng có ý nghĩa thống kê so với không có PGT. Không có sự khác biệt về tỷ lệ SGA (nam, 6,6% so với 2,3%; nữ, 9,8% so với 11,1%) hoặc sinh non (1,6% so với 5,6%) giữa cả hai nhóm.
Kết luận: Khoảng thời gian từ khi chọc hút đến khi chuyển phôi trữ giai đoạn phôi nang trong chu kỳ tự nhiên ở chu kỳ kinh thứ 2 so với chu kỳ kinh thứ nhất không ảnh hưởng đến kết quả sinh sống hoặc sơ sinh.
Nguồn: Bortoletto, P., Romanski, P. A., Magaoay, B. I., Rosenwaks, Z., & Spandorfer, S. D. (2021). Time from oocyte retrieval to frozen embryo transfer in the natural cycle does not impact reproductive or neonatal outcomes. Fertility and Sterility, 115(5), 1232-1238.
Vào năm 2016, gần 25% số ca chuyển phôi ở Hoa Kỳ là chu kỳ chuyển phôi trữ tự thân (FET), tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Với sự phát triển của hệ thống nuôi cấy phôi và kỹ thuật đông lạnh, hiệu quả lâm sàng của các chu kỳ chuyển phôi trữ ngày càng tăng trên nhiều nhóm bệnh nhân bao gồm bệnh nhân đáp ứng buồng trứng bình thường, bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh nhân có nguy cơ quá kích buồng trứng. Quá trình kích thích buồng trứng có kiểm soát (COH) có liên quan đến sự gia tăng nồng độ estradiol (E2) và nồng độ progesterone ở pha nang noãn muộn, làm ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi tươi, việc biểu hiện nội tiết quá mức làm giảm sự biểu hiện gen của nội mạc tử cung, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung.
Theo nghiên cứu của Santos-Ribeiro khi đánh giá kết quả chuyển phôi trữ ở 333 bệnh nhân cho thấy khoảng thời gian sau khi chọc hút đến khi chuyển phôi không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai lâm sàng nếu chuyển phôi trữ tại chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo sau chọc hút. Nghiên cứu của Lattes và cộng sự cũng cho kết quả tương tự khi tỷ lệ mang thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống không có sự khác biệt ở nhóm chuyển phôi trữ trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên so với chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo sau kích thích buồng trứng. Tuy nhiên Higgins và cộng sự đã chứng minh tỷ lệ trẻ sinh sống cao hơn khi thời gian này là 25–35 ngày so với 50–70 ngày. Đồng thời, Kaye và cộng sự cũng chứng minh rằng chuyển phôi trữ ở các chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo cho tỷ lệ thai diễn tiến cao hơn so với chuyển phôi trữ ở chu kỳ ngay sau chọc hút. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là đánh giá từ khi chọc hút đến khi chuyển phôi trữ đơn phôi trong chu kỳ tự nhiên có ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai và tỷ lệ sinh sống đối với các bệnh nhân kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH antagonist sử dụng hỗ trợ trưởng thành noãn là hCG hoặc kết hợp hCG với GnRH agonist. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đánh giá việc chọc hút noãn có ảnh hưởng đến kết quả sơ sinh như tuổi thai nhỏ (SGA) hoặc sinh non (24–37 tuần) hay không?
Thiết kế nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu được thực hiện từ ngày 1 tháng 1, 2011 đến ngày 31 tháng 12, 2018. Tổng cộng có 576 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, bệnh nhân được chia làm hai nhóm: nhóm 1 chuyển phôi trữ ở chu kỳ kinh đầu tiên sau chọc hút và nhóm 2 chuyển phôi ở chu kỳ kinh thứ 2 sau chọc hút.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh sống khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm một và nhóm hai (57,7% so với 48,6%). Tuy nhiên với phân tích đa biến thì tỷ lệ sinh sống lại không có sự khác biệt khi chuyển một phôi ở giai đoạn phôi nang ở hai nhóm bệnh nhân. Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu như tuổi, chẩn đoán và loại trigger, chỉ có nhóm PGT có tỷ lệ sinh sống tăng có ý nghĩa thống kê so với không có PGT. Không có sự khác biệt về tỷ lệ SGA (nam, 6,6% so với 2,3%; nữ, 9,8% so với 11,1%) hoặc sinh non (1,6% so với 5,6%) giữa cả hai nhóm.
Kết luận: Khoảng thời gian từ khi chọc hút đến khi chuyển phôi trữ giai đoạn phôi nang trong chu kỳ tự nhiên ở chu kỳ kinh thứ 2 so với chu kỳ kinh thứ nhất không ảnh hưởng đến kết quả sinh sống hoặc sơ sinh.
Nguồn: Bortoletto, P., Romanski, P. A., Magaoay, B. I., Rosenwaks, Z., & Spandorfer, S. D. (2021). Time from oocyte retrieval to frozen embryo transfer in the natural cycle does not impact reproductive or neonatal outcomes. Fertility and Sterility, 115(5), 1232-1238.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của sử dụng nước đóng chai lên kết cục chu kỳ ICSI ở bệnh nhân vô sinh không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 16-10-2021
Đông lạnh tinh trùng: nguyên lý và sinh học - Ngày đăng: 16-10-2021
Đông lạnh tinh trùng: nguyên lý và sinh học - Ngày đăng: 16-10-2021
Sự nở rộng lại khoang phôi nang sau rã không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai lâm sàng ở các chu kỳ chuyển phôi trữ: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 15-10-2021
Vacxin COVID-19 đối với thai phụ và phụ nữ cho con bú: Nên hay không nên? - Ngày đăng: 13-10-2021
Sự tăng biểu hiện của ACE2, thụ thể của SARS-COV-2, ở các nang noãn vượt trội của người - Ngày đăng: 13-10-2021
Ảnh hưởng của phơi nhiễm không khí ô nhiễm lên kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm: một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm - Ngày đăng: 13-10-2021
Khả năng tiên lượng thai của hệ thống tính điểm phôi không chú thích trên cơ sở học sâu sau khi chuyển đơn phôi nang trữ - rã: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đơn trung tâm với số liệu lớn - Ngày đăng: 13-10-2021
Thuật toán KIDscoreTM D5 như một công cụ bổ sung để đánh giá hình thái học và PGT-A trong việc lựa chọn phôi: một nghiên cứu từ time-lapse - Ngày đăng: 12-10-2021
Tác dụng của huyết tương giàu tiểu cầu tự thân lên chất lượng tinh trùng người trong quá trình trữ lạnh - Ngày đăng: 10-10-2021
Tư vấn cho phụ nữ có thai về vaccine COVID-19 - Ngày đăng: 08-10-2021
Tiêm tinh tử đầu tròn vào noãn người: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 08-10-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK