Tin tức
on Wednesday 13-10-2021 8:13am
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Nguyễn Thị Cẩm Tú – Phòng khám Ngọc Lan
Những người có thai sau khi đã tiêm mũi đầu tiên của loại vacxin COVID-19 yêu cầu 2 liều như Pfizer hoặc Moderna, nên tiêm mũi thứ hai để được bảo vệ tốt hơn. Nếu bị sốt sau khi tiêm ngừa, nên sử dụng acetaminophen (Tylenol®) – vì nếu sốt vì bất cứ lý do gì – đều ảnh hưởng đến kết quả bất lợi của thai kì.
Vacxin COVID-19 không gây nhiễm bệnh cho bất kỳ ai, kể cả mẹ hoặc con. Các báo cáo gần đây chỉ ra rằng những bà mẹ đang cho con bú được tiêm vacxin mRNA COVID-19 có kháng thể trong sữa từ đó bảo vệ con của họ. Cần thêm dữ liệu để xác minh tính hiệu quả mà kháng thể này cung cấp cho bé.
Các tổ chức y tế chuyên phục vụ những người trong độ tuổi sinh sản, bao gồm cả thanh thiếu niên, nhấn mạnh rằng không có bằng chứng nào cho thấy tiêm ngừa vacxin COVID-19 gây mất khả năng sinh sản.
Các hiệp hội về sinh sản nam giới cũng khuyến cáo rằng những người đàn ông muốn có con trong tương lai nên tiêm vacxin COVID-19. Không có bằng chứng nào cho thấy vacxin COVID-19 gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản của nam giới.
Mặc dù hiếm gặp nhưng một số người đã có phản ứng dị ứng sau khi tiêm vacxin COVID-19. Trao đổi với cơ quan chăm sóc sức khỏe nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại vacxin hoặc liệu pháp tiêm nào khác trước đây (tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da).
Tham khảo: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html?fbclid=IwAR36NQLXkMXrdFY65m42HxivZeJ4H6nOehb_dbW88G3BvgBuPpGpuZwdrtU
- Tỷ lệ những người đang mang thai và mới mang thai có nguy cơ chuyển biến nặng do COVID-19 đang gia tăng
- Dữ liệu về sự an toàn và hiệu quả của việc tiêm ngừa vacxin COVID-19 trong quá trình mang thai
- Không có bất kỳ mối lo ngại nào về tính an toàn được tìm thấy trên các nghiên cứu trên động vật: Các nghiên cứu được thực hiện trên động vật với các loại vacxin như Moderna, Pfizer-BioNTech hay Johnson & Johnson (J&J)/Janssen không cho thấy bất kỳ mối nguy cơ nào trước và trong quá trình mang thai và trên cả những đứa con.
- Các thử nghiệm lâm sàng trước đây cũng không cho thấy bất kỳ ảnh hưởng nào liên quan đến thai kỳ trong việc sử dụng cùng một nền tảng vacxin như J&J/Janssen: Các loại vacxin sử dụng cùng loại vector virus đã được tiêm cho những thai phụ ở cả ba tam cá nguyệt, bao gồm thử nghiệm tiêm ngừa Ebola quy mô lớn. Không có kết quả bất lợi nào liên quan đến thai kỳ, bao gồm cả những kết quả ảnh hưởng đến em bé, liên quan đến việc tiêm chủng trong những thử nghiệm này.
- Vacxin COVID-19 không gây nhiễm bệnh cho thai phụ và thai nhi: Không có vacxin COVID-19 nào chứa virus sống gây bệnh COVID-19 vì vậy vacxin COVID-19 không gây bệnh cho thai phụ hoặc con của họ.
-
Các dữ liệu ban đầu giúp giới khoa học tạm yên tâm về tính an toàn của vacxin mRNA COVID-19 (Moderna hoặc Pfizer) trong thời kỳ mang thai:
- CDC của Mỹ đã công bố các dữ liệu đầu tiên về an toàn của việc tiêm vacxin mRNA COVID-19 cho người đang mang thai. Các báo cáo đã được phân tích từ ba hệ thống giám sát an toàn để thu thập thông tin về tiêm chủng COVID-19 trong thai kỳ. Kết quả là không tìm thấy bất kỳ mối lo ngại nào cho những người mang thai đã được tiêm ngừa hay cho đứa bé.
- Một báo cáo khác trên những thai phụ tiêm vacxin trước 20 tuần đầu của thai kỳ cũng không tìm thấy nguy cơ sẩy thai tăng lên ở những người này.
- Hệ thống giám sát an toàn vẫn đang tiếp tục thu thập thông tin của những người đã được tiêm ngừa trong cả ba tam cá nguyệt của thai kỳ. CDC sẽ tiếp tục theo dõi để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với người mẹ và em bé.
- Dữ liệu ban đầu cho thấy tiêm vacxin mRNA COVID-19 trong khi mang thai giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh: Một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Israel đã so sánh những người đang mang thai được tiêm vacxin mRNA COVID-19 với những người không tiêm. Các nhà khoa học thấy rằng việc tiêm ngừa sẽ giảm nguy cơ nhiễm COVID-19.
- Tiêm phòng cho thai phụ tạo ra các kháng thể có thể bảo vệ em bé: Việc tiêm vacxin mRNA COVID-19 trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cơ thể của những người mẹ tạo ra kháng thể chống lại COVID-19. Các kháng thể này được tìm thấy trong máu của dây rốn. Điều này có nghĩa là những người mẹ có tiêm ngừa trong thời kỳ mang thai cũng có thể bảo vệ em bé của họ chống lại COVID-19. Cần thêm các nguồn dữ liệu cho các nghiên cứu để xác định các loại kháng thể này có trên các loại vacxin khác hay không nhằm đảm bảo cung cấp sự bảo vệ cho em bé.
- Những người đang mang thai
Những người có thai sau khi đã tiêm mũi đầu tiên của loại vacxin COVID-19 yêu cầu 2 liều như Pfizer hoặc Moderna, nên tiêm mũi thứ hai để được bảo vệ tốt hơn. Nếu bị sốt sau khi tiêm ngừa, nên sử dụng acetaminophen (Tylenol®) – vì nếu sốt vì bất cứ lý do gì – đều ảnh hưởng đến kết quả bất lợi của thai kì.
- Những người đang cho con bú
- Tính an toàn của vacxin COVID-19 ở những người đang cho con bú
- Ảnh hưởng của việc tiêm phòng đối với trẻ bú sữa mẹ
- Ảnh hưởng đến sản xuất hoặc bài tiết sữa
Vacxin COVID-19 không gây nhiễm bệnh cho bất kỳ ai, kể cả mẹ hoặc con. Các báo cáo gần đây chỉ ra rằng những bà mẹ đang cho con bú được tiêm vacxin mRNA COVID-19 có kháng thể trong sữa từ đó bảo vệ con của họ. Cần thêm dữ liệu để xác minh tính hiệu quả mà kháng thể này cung cấp cho bé.
- Những người đang muốn mang thai
Các tổ chức y tế chuyên phục vụ những người trong độ tuổi sinh sản, bao gồm cả thanh thiếu niên, nhấn mạnh rằng không có bằng chứng nào cho thấy tiêm ngừa vacxin COVID-19 gây mất khả năng sinh sản.
Các hiệp hội về sinh sản nam giới cũng khuyến cáo rằng những người đàn ông muốn có con trong tương lai nên tiêm vacxin COVID-19. Không có bằng chứng nào cho thấy vacxin COVID-19 gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản của nam giới.
- Tác dụng phụ của vacxin
Mặc dù hiếm gặp nhưng một số người đã có phản ứng dị ứng sau khi tiêm vacxin COVID-19. Trao đổi với cơ quan chăm sóc sức khỏe nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại vacxin hoặc liệu pháp tiêm nào khác trước đây (tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da).
Tham khảo: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html?fbclid=IwAR36NQLXkMXrdFY65m42HxivZeJ4H6nOehb_dbW88G3BvgBuPpGpuZwdrtU
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự tăng biểu hiện của ACE2, thụ thể của SARS-COV-2, ở các nang noãn vượt trội của người - Ngày đăng: 13-10-2021
Ảnh hưởng của phơi nhiễm không khí ô nhiễm lên kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm: một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm - Ngày đăng: 13-10-2021
Khả năng tiên lượng thai của hệ thống tính điểm phôi không chú thích trên cơ sở học sâu sau khi chuyển đơn phôi nang trữ - rã: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đơn trung tâm với số liệu lớn - Ngày đăng: 13-10-2021
Thuật toán KIDscoreTM D5 như một công cụ bổ sung để đánh giá hình thái học và PGT-A trong việc lựa chọn phôi: một nghiên cứu từ time-lapse - Ngày đăng: 12-10-2021
Tác dụng của huyết tương giàu tiểu cầu tự thân lên chất lượng tinh trùng người trong quá trình trữ lạnh - Ngày đăng: 10-10-2021
Tư vấn cho phụ nữ có thai về vaccine COVID-19 - Ngày đăng: 08-10-2021
Tiêm tinh tử đầu tròn vào noãn người: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 08-10-2021
Phác đồ khởi động trưởng thành noãn kép là chiến lược điều trị hiệu quả ở bệnh nhân đáp ứng bình thường và cao mà không ảnh hưởng đến kết quả mang thai trong các chu kỳ chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 05-10-2021
Sự thay đổi độ dày nội mạc tử cung sau khi dùng progesterone không ảnh hưởng đến kết quả mang thai trong chu kỳ chuyển phôi nang trữ nguyên bội: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 05-10-2021
Những rủi ro liên quan đến quá trình trữ lạnh ngân hàng tinh trùng tại thời điểm trong và sau đại dịch COVID-19 - Ngày đăng: 05-10-2021
Vitamin D có thể ngăn ngừa tổn thương đa cơ quan do nhiễm trùng gây ra bởi COVID-19 - Ngày đăng: 05-10-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK