Tin tức
on Friday 08-10-2021 8:32am
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Lê Thị Ngọc Trâm - IVFMD Phú Nhuận
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, tiêm vaccine ngừa Covid-19 được xem là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh và đang được nhiều nước áp dụng, trong đó có Việt Nam. Số lượng người tiêm chủng càng nhiều đồng nghĩa với cơ hội tạo miễn dịch cộng đồng càng cao. Tuy vậy, việc tiêm ngừa vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai vẫn một câu hỏi được quan tâm trong cộng đồng.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng cao, Bộ y tế đã ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT ngày 10/8/2021 mở rộng đối tượng tiêm vaccine cho 2 nhóm phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Cân nhắc giữa những rủi ro và lợi ích của tiêm ngừa Covid-19, các vấn đề cần lưu ý khi tư vấn cho phụ nữ mang thai liên quan đến vaccine Covid-19 đã được đưa ra bàn luận. Các thông tin mà bác sỹ sản phụ khoa cần lưu ý để tư vấn cho thai phụ về việc tiêm ngừa vaccine Covid-19 như sau:
· Dữ liệu hiện có về tính an toàn của vaccine là từ các nghiên cứu trên động vật (các nghiên cứu về độc tính trên hệ sinh sản và phát triển phôi thai).
· Chưa đủ dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng khi tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai.
· Khả năng gây phản ứng của vaccine, bao gồm cả sốt; điều trị bằng thuốc hạ sốt (ví dụ, acetaminophen) có thể làm giảm triệu chứng này.
· Thời điểm tiêm chủng theo kế hoạch trong thai kỳ.
· Bằng chứng về tính an toàn của từng loại vaccine khác nhau trong thời kỳ mang thai.
· Nguy cơ biến chứng COVID-19 do mang thai (tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong khi mang thai).
· Nguy cơ biến chứng COVID-19 do các bệnh lý có từ trước (đái tháo đường, béo phì, bệnh lý tim mạch).
· Nguy cơ COVID-19 đối với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh (nguy cơ lây truyền COVID-19 từ mẹ sang con (hiếm), nhưng nguy cơ sinh non dường như tăng lên).
· Nguy cơ phơi nhiễm SARS-CoV-2 và biện pháp giảm thiểu khi làm việc tại nhà, đeo khẩu trang và dãn cách xã hội.
Hiện tại, các nghiên cứu về độc tính sinh sản và phát triển trên thai của vaccine Covid-19 chỉ có trên các mô hình động vật, nhưng đa số vẫn còn đang dở dang. Ngoại trừ vaccine Moderna an toàn trong thai kỳ ở động vật đã công bố kết quả cho FDA vào ngày 4 tháng 12, 2020, chưa có vaccine Covid-19 nào khác công bố tính an toàn trong thai kỳ. Nghiên cứu cho thấy vaccine Moderna trên chuột không gây tác dụng bất lợi nào trên khả năng sinh sản, sự phát triển của phôi và thai hay sự phát triển sau sinh.
Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy vaccine Covid-19 an toàn cho phụ nữ mang thai. Tính đến 14/11/2020, Pfizer báo cáo 23 trường hợp có thai vô tình được nhận vào thử nghiệm lâm sàng với loại vaccine này, trong đó có 12 người đã tiêm Pfizer và có thai diễn tiến. Moderna báo cáo 13 trường hợp mang thai được đưa vào thử nghiệm lâm sàng, với 6 người được tiêm vaccine và 7 người thuộc nhóm giả dược, và tất cả các thai kỳ đều đang diễn tiến bình thường. Khuyến cáo khẩn cấp của CDC đã khuyến cáo có thể tiêm ngừa vaccine cho các trường hợp mang thai có nguy cơ phơi nhiễm Covid-19 cao (chẳng hạn như nhân viên y tế có thai hoặc hậu sản).
Đa số các loại vaccine được cấp phép sử dụng trong thai kỳ nếu lợi ích vượt trội hơn nguy cơ tiềm ẩn. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều kinh nghiệm về tiêm ngừa vaccine công nghệ mới như vaccine mRNA (Pfizer, Moderna) so với các vaccine truyền thống. Sốt (38oC hoặc hơn) xảy ra trong 3,7% các đối tượng tiêm mũi 1 và 15,8% sau mũi 2 vaccine mRNA Pfizer-BioNTech. Các em bé sơ sinh sinh ra từ mẹ bị sốt trong 3 tháng đầu thai kỳ tăng nguy cơ bị một số khuyết tật bẩm sinh, dù nguy cơ tuyệt đối là nhỏ. Các thuốc hạ sốt dường như có thể làm giảm nguy cơ này. Cũng chính vì nguy cơ sốt sau tiêm vaccine, việc tiêm ngừa trong tam cá nguyệt 1 có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh và các khuyết tật bẩm sinh khác. Hơn nữa, việc phơi nhiễm sớm với vaccine trong thai kỳ có khả năng đưa đến các kết cục bất lợi cao hơn. Hiện tại, dựa trên các dữ liệu hiện có, khuyến cáo tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên là phù hợp và không gây các nguy cơ nghiêm trọng.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), Hội Y học mẹ và bào thai (SMFM) và Hiệp hội sản phụ khoa Hòa Kỳ (ACOG) đưa ra các bằng chứng dựa trên các nghiên cứu từ động vật cho thấy tiêm ngừa vaccine Moderna, Pfizer-BioNTech và Johnson & Johnson/Janssen trước và trong lúc mang thai không gây ra các lo ngại về an toàn. Tại Vương quốc Anh, các khuyến cáo về y tế công cộng của quốc gia này đề xuất vào tháng 5/2021: "Vaccine Pfizer và Moderna là những vaccine ưu tiên cho phụ nữ có thai ở mọi lứa tuổi nếu đủ điều kiện tiêm ngừa, vì đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng chúng trong thai kỳ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai đã bắt đầu chủng ngừa với AstraZeneca, được khuyên nên hoàn thành với cùng một loại vaccine". Các dữ liệu về các loại vaccine khác trên phụ nữ mang thai vẫn chưa được công bố.
Phụ nữ mang thai nhiễm Covid 19 sẽ tăng các biến chứng cho mẹ và em bé. Dữ liệu hiện tại cho thấy rằng những người mang thai có nguy cơ nhập ICU, thở máy, ECMO, và nguy cơ tử vong cao hơn những phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh sản. Ảnh hưởng lên thai nhi chưa được hiểu rõ. Sự lây truyền Covid-19 trong tử cung có thể xảy ra nhưng dường như hiếm gặp, tuy nhiên dữ liệu cho thấy rằng thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 có thể tăng nguy cơ sinh non. Phụ nữ có thai có bệnh nền như đái tháo đường, béo phì hoặc bệnh lý tim mạch có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng Covid-19, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, thời điểm mang thai khi bị nhiễm Covid-19 cũng là một yếu tố quan trọng. Cuối cùng, bác sỹ sản phụ khoa cũng nên tư vấn cho thai phụ các lựa chọn khác nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 như làm việc tại nhà, đeo khẩu trang thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với người khác.
Tóm lại, bác sỹ sản khoa cần sử dụng dữ liệu hạn chế hiện có nhằm tư vấn cho phụ nữ mang thai cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong thai kỳ. CDC, ACOG và SMFM đều đã có hướng dẫn ban hành việc cung cấp vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai nếu đủ điều kiện tiêm chủng.
Tài liệu tham khảo: Rasmussen, S. A., Kelley, C. F., Horton, J. P., & Jamieson, D. J. (2021). Coronavirus disease 2019 (COVID-19) vaccine and pregnancy: what obstetricians need to know. Obstetrics and gynecology, 137(3), 408.
Từ khóa: phụ nữ có thai, vaccine COVID-19
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tiêm tinh tử đầu tròn vào noãn người: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 08-10-2021
Phác đồ khởi động trưởng thành noãn kép là chiến lược điều trị hiệu quả ở bệnh nhân đáp ứng bình thường và cao mà không ảnh hưởng đến kết quả mang thai trong các chu kỳ chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 05-10-2021
Sự thay đổi độ dày nội mạc tử cung sau khi dùng progesterone không ảnh hưởng đến kết quả mang thai trong chu kỳ chuyển phôi nang trữ nguyên bội: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 05-10-2021
Những rủi ro liên quan đến quá trình trữ lạnh ngân hàng tinh trùng tại thời điểm trong và sau đại dịch COVID-19 - Ngày đăng: 05-10-2021
Vitamin D có thể ngăn ngừa tổn thương đa cơ quan do nhiễm trùng gây ra bởi COVID-19 - Ngày đăng: 05-10-2021
Mối tương quan giữa chế độ ăn thực vật của mẹ và khói thuốc lá của bố với chất lượng phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 04-10-2021
Ảnh hưởng sớm và muộn của các gốc oxi hoá tự do trong tinh dịch đến sự phát triển của phôi sau khi tiêm tinh trùng vào bào tương noãn - Ngày đăng: 04-10-2021
Trữ lạnh tinh trùng trong tình hình dịch bệnh SARS-CoV-2 - Ngày đăng: 04-10-2021
Chiều dài telomere ở kỳ giữa nhiễm sắc thể của hợp tử tam bội ở người - Ngày đăng: 04-10-2021
Ảnh hưởng của số lượng phôi bào sống sau rã đông đến tiềm năng làm tổ của phôi - Ngày đăng: 03-10-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK