Tin tức
on Sunday 03-10-2021 9:24am
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. BÙI THỊ THANH TUYỀN – IVFMD TB
Viêm gan siêu vi B (VGSV B) là bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người tại Việt Nam. Virus viêm gan B (Hepatitis B virus, HBV) được tìm thấy ở nhiều loại mô ngoài gan, trong đó có cả mô buồng trứng với nồng độ tương đương trong huyết thanh. Điều này làm dấy lên một mối lo ngại về ảnh hưởng của HBV lên quá trình kích thích buồng trứng, chất lượng noãn và sức khoẻ phôi. Gần đây, nghiên cứu của tác giả Mak và cộng sự (2020) xuất bản trên tạp chí Journal of Viral Hepatitis đã chứng minh sự nhân lên của HBV trong quá trình điều trị IVF.
Đây là một nghiên cứu quan sát tiến cứu, thực hiện tại Đơn vị Hỗ trợ sinh sản (HTSS) – Bệnh viện Prince of Wales (Chinese University of Hong Kong) và Trung tâm Y học Sinh sản - bệnh viện Union (Hong Kong) từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 8 năm 2017. Nghiên cứu thực hiện trên 64 phụ nữ điều trị hiếm muộn, kích thích buồng trứng bằng một trong hai phác đồ: Phác đồ dài (long down-regulation protocol) và phác đồ đối vận (GnRH antagonist protocol). Nồng độ HBV được định lượng trong dịch nang ở cả hai bên buồng trứng vào ngày chọc hút noãn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 28 phụ nữ (chiếm 43,8%) có HBV DNA định lượng được trong dịch nang. Đây đều là nhóm phụ nữ trẻ tuổi, có BMI thấp hơn nhưng thời gian mong con lâu hơn so với nhóm còn lại. Trong số 28 phụ nữ trên, nồng độ HBV DNA định lượng được trong dịch nang đều có sự tương quan với nồng độ HBV DNA trong huyết thanh (tương quan Spearman, P < 0,001) và tương tự nhau ở cả 2 bên buồng trứng (tương quan Spearman, P = 0,029). Phụ nữ có HBV DNA trong dịch nang có nồng độ ALT cao hơn và nồng độ HBV DNA trong huyết thanh được phát hiện ở mức cao hơn (89,3%), cao hơn đáng kể so với 19,4% ở nhóm phụ nữ không phát hiện HBV DNA trong dịch nang. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về nồng độ HBeAg giữa các nhóm. Đáng chú ý, có khoảng 40% phụ nữ (n=10) có tỷ lệ nồng độ HBV DNA trong dịch nang cao hơn nồng độ HBV DNA trong huyết thanh, thể hiện sự nhân lên của virus trong quá trình kích thích buồng trứng. Các phân tích thứ cấp cho thấy, nhóm phụ nữ này đa phần lớn tuổi hơn, có nồng độ Bilirubin toàn phần cao hơn và chỉ số men gan (AST, ALT) thấp hơn nhóm còn lại, mặc dù sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, với phương pháp nghiên cứu độc đáo, đây được xem là nghiên cứu đầu tiên ghi nhận lại nồng độ HBV DNA trong dịch nang và chứng minh HBV có thể nhân lên trong dịch nang ở một nhóm những phụ nữ nhiễm HBV trước đó, khi trải qua quá trình can thiệp kích thích buồng trứng, điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Một nghiên cứu trước đây tại Trung Quốc, trên cỡ mẫu là 224 cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn có HBsAg dương tính, cho thấy không những thời gian hiếm muộn kéo dài hơn ở nhóm có HBsAg dương tính, mà chất lượng phôi và tỷ lệ thụ tinh cũng bị ảnh hưởng. Bằng chứng về HBV có thể nhân lên trong tế bào nang noãn được đề cập đến trước đây trong một nghiên cứu cấy ghép tế bào hạt ở mô buồng trứng ở người. Trong nghiên cứu này, khi tế bào hạt được cấy ghép với huyết thanh có HBV dương tính, có thể định lượng được HBsAg trong môi trường nuôi cấy sau 4-96 giờ, HBV DNA sau 12-96 giờ, và DNA và RNA của HBV đều được phát hiện trong nhân của tế bào hạt bằng phương pháp PCR sau đó. Việc HBV nhân lên ở một nhóm đối tượng trong quá trình kích thích buồng trứng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng noãn, ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của việc điều trị hiếm muộn.
Việc ngăn ngừa nhiễm HBV mạn tính ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào việc sử dụng immunoglobulin và vaccine VGSV B sớm trong vòng 24 giờ sau sinh cho trẻ sinh ra từ mẹ có HBV. Tuy nhiên, tỷ lệ VGSV B truyền từ mẹ sang con vẫn dao động ở mức 5-15%. Nếu HBV tồn tại trong mô buồng trứng, đặc biệt trong các trường hợp điều trị IVF, rất có thể phôi thai sẽ bị lây nhiễm HBV từ rất sớm trong thai kỳ, khi các biện pháp phòng ngừa kể trên chưa được áp dụng. Vào hoàn cảnh đó, việc sử dụng thuốc kháng virus như Tenofovir có thể mang lại hiệu quả nhiều hơn trong việc phòng ngừa lây nhiễm từ mẹ sang con.
Nghiên cứu này vẫn tồn tại nhiều nhược điểm do cỡ mẫu nhỏ và không xác định được tình trạng miễn dịch nền của đối tượng nghiên cứu, chưa so sánh nồng độ HBV DNA ở nhóm có kích thích buồng trứng và nhóm sử dụng chu kỳ tự nhiên trong điều trị IVF.
Tóm lại, kết quả của nghiên cứu này nói lên rằng không chỉ HBV DNA được tìm thấy trong dịch nang của 44% phụ nữ bị nhiễm HBV trong quá trình điều trị IVF, mà sự nhân lên của virus cũng được ghi nhận trong 40% các đối tượng trải qua quá trình kích thích buồng trứng. Hiện tượng này có thể là lời lý giải cho một số tình huống thất bại với các phương pháp dự phòng miễn dịch (immunoprophylaxis) để phòng ngừa lây nhiễm HBV từ mẹ sang con, tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Mak JSM, Lao TT, Leung MBW, Chung CHS, Chung JPW, Cheung LP, Li TC. Ovarian HBV replication following ovulation induction in female hepatitis B carriers undergoing IVF treatment: A prospective observational study. J Viral Hepat. 2020 Feb;27(2):110-117. doi: 10.1111/jvh.13210. Epub 2019 Oct 11. PMID: 31519044.
Viêm gan siêu vi B (VGSV B) là bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người tại Việt Nam. Virus viêm gan B (Hepatitis B virus, HBV) được tìm thấy ở nhiều loại mô ngoài gan, trong đó có cả mô buồng trứng với nồng độ tương đương trong huyết thanh. Điều này làm dấy lên một mối lo ngại về ảnh hưởng của HBV lên quá trình kích thích buồng trứng, chất lượng noãn và sức khoẻ phôi. Gần đây, nghiên cứu của tác giả Mak và cộng sự (2020) xuất bản trên tạp chí Journal of Viral Hepatitis đã chứng minh sự nhân lên của HBV trong quá trình điều trị IVF.
Đây là một nghiên cứu quan sát tiến cứu, thực hiện tại Đơn vị Hỗ trợ sinh sản (HTSS) – Bệnh viện Prince of Wales (Chinese University of Hong Kong) và Trung tâm Y học Sinh sản - bệnh viện Union (Hong Kong) từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 8 năm 2017. Nghiên cứu thực hiện trên 64 phụ nữ điều trị hiếm muộn, kích thích buồng trứng bằng một trong hai phác đồ: Phác đồ dài (long down-regulation protocol) và phác đồ đối vận (GnRH antagonist protocol). Nồng độ HBV được định lượng trong dịch nang ở cả hai bên buồng trứng vào ngày chọc hút noãn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 28 phụ nữ (chiếm 43,8%) có HBV DNA định lượng được trong dịch nang. Đây đều là nhóm phụ nữ trẻ tuổi, có BMI thấp hơn nhưng thời gian mong con lâu hơn so với nhóm còn lại. Trong số 28 phụ nữ trên, nồng độ HBV DNA định lượng được trong dịch nang đều có sự tương quan với nồng độ HBV DNA trong huyết thanh (tương quan Spearman, P < 0,001) và tương tự nhau ở cả 2 bên buồng trứng (tương quan Spearman, P = 0,029). Phụ nữ có HBV DNA trong dịch nang có nồng độ ALT cao hơn và nồng độ HBV DNA trong huyết thanh được phát hiện ở mức cao hơn (89,3%), cao hơn đáng kể so với 19,4% ở nhóm phụ nữ không phát hiện HBV DNA trong dịch nang. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về nồng độ HBeAg giữa các nhóm. Đáng chú ý, có khoảng 40% phụ nữ (n=10) có tỷ lệ nồng độ HBV DNA trong dịch nang cao hơn nồng độ HBV DNA trong huyết thanh, thể hiện sự nhân lên của virus trong quá trình kích thích buồng trứng. Các phân tích thứ cấp cho thấy, nhóm phụ nữ này đa phần lớn tuổi hơn, có nồng độ Bilirubin toàn phần cao hơn và chỉ số men gan (AST, ALT) thấp hơn nhóm còn lại, mặc dù sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, với phương pháp nghiên cứu độc đáo, đây được xem là nghiên cứu đầu tiên ghi nhận lại nồng độ HBV DNA trong dịch nang và chứng minh HBV có thể nhân lên trong dịch nang ở một nhóm những phụ nữ nhiễm HBV trước đó, khi trải qua quá trình can thiệp kích thích buồng trứng, điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Một nghiên cứu trước đây tại Trung Quốc, trên cỡ mẫu là 224 cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn có HBsAg dương tính, cho thấy không những thời gian hiếm muộn kéo dài hơn ở nhóm có HBsAg dương tính, mà chất lượng phôi và tỷ lệ thụ tinh cũng bị ảnh hưởng. Bằng chứng về HBV có thể nhân lên trong tế bào nang noãn được đề cập đến trước đây trong một nghiên cứu cấy ghép tế bào hạt ở mô buồng trứng ở người. Trong nghiên cứu này, khi tế bào hạt được cấy ghép với huyết thanh có HBV dương tính, có thể định lượng được HBsAg trong môi trường nuôi cấy sau 4-96 giờ, HBV DNA sau 12-96 giờ, và DNA và RNA của HBV đều được phát hiện trong nhân của tế bào hạt bằng phương pháp PCR sau đó. Việc HBV nhân lên ở một nhóm đối tượng trong quá trình kích thích buồng trứng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng noãn, ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của việc điều trị hiếm muộn.
Việc ngăn ngừa nhiễm HBV mạn tính ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào việc sử dụng immunoglobulin và vaccine VGSV B sớm trong vòng 24 giờ sau sinh cho trẻ sinh ra từ mẹ có HBV. Tuy nhiên, tỷ lệ VGSV B truyền từ mẹ sang con vẫn dao động ở mức 5-15%. Nếu HBV tồn tại trong mô buồng trứng, đặc biệt trong các trường hợp điều trị IVF, rất có thể phôi thai sẽ bị lây nhiễm HBV từ rất sớm trong thai kỳ, khi các biện pháp phòng ngừa kể trên chưa được áp dụng. Vào hoàn cảnh đó, việc sử dụng thuốc kháng virus như Tenofovir có thể mang lại hiệu quả nhiều hơn trong việc phòng ngừa lây nhiễm từ mẹ sang con.
Nghiên cứu này vẫn tồn tại nhiều nhược điểm do cỡ mẫu nhỏ và không xác định được tình trạng miễn dịch nền của đối tượng nghiên cứu, chưa so sánh nồng độ HBV DNA ở nhóm có kích thích buồng trứng và nhóm sử dụng chu kỳ tự nhiên trong điều trị IVF.
Tóm lại, kết quả của nghiên cứu này nói lên rằng không chỉ HBV DNA được tìm thấy trong dịch nang của 44% phụ nữ bị nhiễm HBV trong quá trình điều trị IVF, mà sự nhân lên của virus cũng được ghi nhận trong 40% các đối tượng trải qua quá trình kích thích buồng trứng. Hiện tượng này có thể là lời lý giải cho một số tình huống thất bại với các phương pháp dự phòng miễn dịch (immunoprophylaxis) để phòng ngừa lây nhiễm HBV từ mẹ sang con, tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Mak JSM, Lao TT, Leung MBW, Chung CHS, Chung JPW, Cheung LP, Li TC. Ovarian HBV replication following ovulation induction in female hepatitis B carriers undergoing IVF treatment: A prospective observational study. J Viral Hepat. 2020 Feb;27(2):110-117. doi: 10.1111/jvh.13210. Epub 2019 Oct 11. PMID: 31519044.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chiều dài đầu mông trong tam cá nguyệt i khác nhau ở các chu kỳ chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 01-10-2021
Biến chứng sau sinh tăng ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 01-10-2021
Sự biểu hiện và hoạt động của các thụ thể Toll – like ở phôi người giai đoạn tiền làm tổ gợi ý một vai trò mới của hệ miễn dịch bẩm sinh - Ngày đăng: 30-09-2021
Ảnh hưởng của các phương pháp lựa chọn tinh trùng lên kết quả ICSI ở bệnh nhân oligoteratozoospermia - Ngày đăng: 28-09-2021
Trữ lạnh cả noãn và tinh trùng làm hạn chế sự phát triển và khả năng làm tổ của phôi - Ngày đăng: 28-09-2021
Tiềm năng phát triển của noãn chưa trưởng thành sau chọc hút ở các chu kỳ kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 28-09-2021
Chất lượng cuộc sống và kết quả điều trị của những phụ nữ vô sinh có lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 27-09-2021
Viêm gan siêu vi B và kết cục thai kỳ sau hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 27-09-2021
Nuôi con bằng sữa mẹ trong mùa dịch COVID-19 - Ngày đăng: 27-09-2021
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào phân tích kết quả tinh dịch đồ - Ngày đăng: 27-09-2021
Khác biệt thông tin biểu hiện của mirna chứa trong các bóng xuất bào (EXOSOME) có trong huyết tương bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 25-09-2021
iDAScore: mô hình lựa chọn phôi dựa trên trí tuệ nhân tạo và động học hình thái phôi - Ngày đăng: 24-09-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK