Tin tức
on Tuesday 28-09-2021 4:16pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Duy Tùng - IVFMD
Trong các chu kỳ kích thích buồng trứng (KTBT) để chọc hút noãn thực hiện hỗ trợ sinh sản, có khoảng 15-30% noãn thu nhận được chưa trưởng thành. Những noãn này ở giai đoạn túi mầm (germinal vesicle – GV) hoặc metaphase I (MI). Lý do đằng sau việc những noãn này không trưởng thành đến giai đoạn metaphase II (MII) và phóng thích thể cực thứ nhất sau khi tiêm mũi rụng trứng vẫn chưa được hiểu rõ. Một số giả thuyết thường được nhắc đến bao gồm sự không đồng bộ trong quá trình phát triển của nang noãn, chọc hút nang noãn có kích thước nhỏ, thoái hóa hoặc thời điểm thực hiện quá sớm, bệnh nhân đáp ứng kém với KTBT. Noãn GV và MI không thể sử dụng để thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI), tuy nhiên, nếu những noãn này trưởng thành muộn trong quá trình nuôi cấy và xuất hiện thể cực thứ nhất thì vẫn có thể thực hiện ICSI cho chúng. Những noãn trưởng thành muộn này thường có tiềm năng phát triển không cao bằng so với noãn trưởng thành vào thời điểm tách khỏi cụm tế bào cumulus. Những noãn này có tỷ lệ thụ tinh thấp hơn, tỷ lệ bất thường về di truyền cao hơn cũng như chất lượng phôi kém hơn. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp trẻ sinh sống từ việc chuyển những phôi có nguồn gốc từ noãn non trưởng thành muộn được ghi nhận. Ảnh hưởng của việc sử dụng noãn non trưởng thành muộn để ICSI đến kết quả lâm sàng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng do lượng dữ liệu thu thập từ những trung tâm IVF còn quá ít. Các trung tâm IVF thường hạn chế hoặc hoàn toàn không sử dụng những noãn này nếu bệnh nhân có noãn trưởng thành MII do hiệu quả không cao cũng như làm gia tăng khối lượng công việc trong phòng lab. Tuy vậy, vẫn có những trung tâm sử dụng toàn bộ những noãn MII mà họ thu nhận được bất kể thời gian trưởng thành của noãn. Câu hỏi đặt ra là liệu việc sử dụng những noãn trưởng thành muộn này có lợi ích trên nhóm bệnh nhân nào hay không? Khoảng thời gian giữa những lần đánh giá là bao lâu cũng như kết quả lâm sàng từ những noãn này theo mức độ trưởng thành vào thời điểm thu nhận.
Nghiên cứu tập trung vào tỷ lệ thụ tinh, phôi phân chia và phôi nang của những noãn trưởng thành muộn so với những noãn trưởng thành vào thời điểm thực hiện tách noãn. Nghiên cứu cũng khảo sát tỷ lệ phôi hữu dụng của những noãn này so sánh với noãn trưởng thành vào thời điểm tách noãn và tuổi của người mẹ. Hồi cứu được thực hiện trên 889 chu kỳ điều trị với 10.817 noãn được thu nhận, điều kiện để tham gia nghiên cứu là có ít nhất một noãn trưởng thành và một noãn non trong chu kỳ chọc hút. Các chu kỳ chọc hút hoàn toàn noãn trưởng thành hoặc noãn non, các chu kỳ trữ đông noãn và thực hiện IVF cổ điển sẽ không được đưa vào phân tích. Có 3.137 (29%) noãn chưa trưởng thành được thu nhận, 418 (13,3%) noãn trong số đó trưởng thành muộn vào cùng ngày chọc hút và 1.493 (47,6%) noãn trưởng thành vào ngày hôm sau. Noãn sẽ được chia thành 4 nhóm: nhóm (1) noãn MII trưởng thành, nhóm (2) noãn MII trưởng thành muộn trong ngày chọc hút (ngày d0), nhóm (3) noãn MI phát triển thành MII sau ngày chọc hút 1 ngày (ngày d1) và nhóm (4) noãn GV phát triển thành noãn MII vào ngày d1. Nhóm nghiên cứu ghi nhận được các kết quả như sau:
Tóm lại, nhóm nghiên cứu nhận thấy tiềm năng phát triển của noãn trưởng thành muộn thấp hơn đáng kể so với nhóm trưởng thành đúng thời điểm. Noãn trưởng thành trong ngày chọc hút sẽ có tiềm năng phát triển tốt hơn so với những noãn trưởng thành sau chọc hút 1 ngày. Những đoàn hệ nang noãn có tỷ lệ noãn chưa trưởng thành cao có tiềm năng phát triển tốt hơn so với những đoàn hệ nang noãn có tỷ lệ chưa trưởng thành thấp, nguyên nhân có thể đến từ sự đồng bộ trong sự phát triển của những đoàn hệ nang noãn này. Những bệnh nhân trên 40 tuổi có tỷ lệ thu nhận noãn chưa trưởng thành cao hơn đáng kể nhưng tiềm năng phát triển của những noãn này không vì vậy mà giảm theo.
Nguồn: Mandelbaum RS, Awadalla MS, Smith MB, et al. Developmental potential of immature human oocytes aspirated after controlled ovarian stimulation [published online ahead of print, 2021 Jun 24]. J Assist Reprod Genet. 2021;10.1007/s10815-021-
Trong các chu kỳ kích thích buồng trứng (KTBT) để chọc hút noãn thực hiện hỗ trợ sinh sản, có khoảng 15-30% noãn thu nhận được chưa trưởng thành. Những noãn này ở giai đoạn túi mầm (germinal vesicle – GV) hoặc metaphase I (MI). Lý do đằng sau việc những noãn này không trưởng thành đến giai đoạn metaphase II (MII) và phóng thích thể cực thứ nhất sau khi tiêm mũi rụng trứng vẫn chưa được hiểu rõ. Một số giả thuyết thường được nhắc đến bao gồm sự không đồng bộ trong quá trình phát triển của nang noãn, chọc hút nang noãn có kích thước nhỏ, thoái hóa hoặc thời điểm thực hiện quá sớm, bệnh nhân đáp ứng kém với KTBT. Noãn GV và MI không thể sử dụng để thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection - ICSI), tuy nhiên, nếu những noãn này trưởng thành muộn trong quá trình nuôi cấy và xuất hiện thể cực thứ nhất thì vẫn có thể thực hiện ICSI cho chúng. Những noãn trưởng thành muộn này thường có tiềm năng phát triển không cao bằng so với noãn trưởng thành vào thời điểm tách khỏi cụm tế bào cumulus. Những noãn này có tỷ lệ thụ tinh thấp hơn, tỷ lệ bất thường về di truyền cao hơn cũng như chất lượng phôi kém hơn. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp trẻ sinh sống từ việc chuyển những phôi có nguồn gốc từ noãn non trưởng thành muộn được ghi nhận. Ảnh hưởng của việc sử dụng noãn non trưởng thành muộn để ICSI đến kết quả lâm sàng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng do lượng dữ liệu thu thập từ những trung tâm IVF còn quá ít. Các trung tâm IVF thường hạn chế hoặc hoàn toàn không sử dụng những noãn này nếu bệnh nhân có noãn trưởng thành MII do hiệu quả không cao cũng như làm gia tăng khối lượng công việc trong phòng lab. Tuy vậy, vẫn có những trung tâm sử dụng toàn bộ những noãn MII mà họ thu nhận được bất kể thời gian trưởng thành của noãn. Câu hỏi đặt ra là liệu việc sử dụng những noãn trưởng thành muộn này có lợi ích trên nhóm bệnh nhân nào hay không? Khoảng thời gian giữa những lần đánh giá là bao lâu cũng như kết quả lâm sàng từ những noãn này theo mức độ trưởng thành vào thời điểm thu nhận.
Nghiên cứu tập trung vào tỷ lệ thụ tinh, phôi phân chia và phôi nang của những noãn trưởng thành muộn so với những noãn trưởng thành vào thời điểm thực hiện tách noãn. Nghiên cứu cũng khảo sát tỷ lệ phôi hữu dụng của những noãn này so sánh với noãn trưởng thành vào thời điểm tách noãn và tuổi của người mẹ. Hồi cứu được thực hiện trên 889 chu kỳ điều trị với 10.817 noãn được thu nhận, điều kiện để tham gia nghiên cứu là có ít nhất một noãn trưởng thành và một noãn non trong chu kỳ chọc hút. Các chu kỳ chọc hút hoàn toàn noãn trưởng thành hoặc noãn non, các chu kỳ trữ đông noãn và thực hiện IVF cổ điển sẽ không được đưa vào phân tích. Có 3.137 (29%) noãn chưa trưởng thành được thu nhận, 418 (13,3%) noãn trong số đó trưởng thành muộn vào cùng ngày chọc hút và 1.493 (47,6%) noãn trưởng thành vào ngày hôm sau. Noãn sẽ được chia thành 4 nhóm: nhóm (1) noãn MII trưởng thành, nhóm (2) noãn MII trưởng thành muộn trong ngày chọc hút (ngày d0), nhóm (3) noãn MI phát triển thành MII sau ngày chọc hút 1 ngày (ngày d1) và nhóm (4) noãn GV phát triển thành noãn MII vào ngày d1. Nhóm nghiên cứu ghi nhận được các kết quả như sau:
- Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm noãn trưởng thành muộn thấp hơn đáng kể so với nhóm noãn trưởng thành vào thời điểm tách noãn (73% ở nhóm (1) so với 61% ở nhóm (2), 65% ở nhóm (3) và (4), p<0,01).
- Tỷ lệ phát triển đến phôi phân chia và phôi nang ở nhóm (2), (3) và (4) thấp hơn đáng kể có ý nghĩa thống kê so với nhóm (1) (tỷ lệ phôi phân chia đạt 80% và phôi nang đạt 50% ở nhóm (1) so với 75% và 41% ở nhóm (2), 54% và 10% ở nhóm (3), 56% và 13% ở nhóm (4)). Mặc dù tỷ lệ ở nhóm (2) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nhưng gần như không ảnh hưởng nhiều đến kết quả lâm sàng.
- Tỷ lệ phát triển đến phôi phân chia và phôi nang ở nhóm (3) và (4) cũng thấp hơn đáng kể so với nhóm (2).
- Tỷ lệ noãn trưởng thành muộn đạt khoảng 20% và không nhiều trong số này phát triển thành phôi hữu dụng. Tỷ lệ phôi phân chia hữu dụng cao nhất ở nhóm noãn trưởng thành (khoảng 60%), trong khi đó nhóm noãn trưởng thành muộn ngày chọc hút có tỷ lệ phôi hữu dụng khoảng 41% và giảm xuống còn 35% đối với những noãn trưởng thành vào ngày hôm sau.
- Noãn trưởng thành ở nhóm 1 cũng có tỷ lệ phát triển thành phôi nang hữu dụng cao nhất và giảm dần ở các nhóm 2,3 và 4 (38% so với 24%, 7% và 9%). Tuy nhiên, tỷ lệ phôi nang hữu dụng chỉ khác biệt đáng kể ở nhóm 1 và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm noãn trưởng thành muộn.
- Tỷ lệ noãn trưởng thành thu nhận được sau chọc hút cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ phát triển đến phôi phân chia và phôi nang. Cụ thể khi chia noãn chưa trưởng thành vào các nhóm có tỷ lệ noãn trưởng thành từ 0-33%, 34-66% và 67-100%, nhóm nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ phôi phân chia và phôi nang phát triển từ những nhóm có tỷ lệ noãn trưởng thành thấp cao hơn đáng kể so với nhóm có noãn trưởng thành cao (tỷ lệ phôi phân chia 74% ở nhóm (0-33%) so với 53% ở nhóm (67-100%) (P<0,001), tỷ lệ phôi nang tương ứng là 28% so với 13% (P=0,003)).
- Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy có mối tương quan giữa tuổi người mẹ và tỷ lệ noãn trưởng thành thu nhận được, đặc biệt ở những bệnh nhân >40 tuổi. Mặc dù vậy tiềm năng phát triển từ những noãn trưởng thành muộn không có sự khác biệt đáng kể.
Tóm lại, nhóm nghiên cứu nhận thấy tiềm năng phát triển của noãn trưởng thành muộn thấp hơn đáng kể so với nhóm trưởng thành đúng thời điểm. Noãn trưởng thành trong ngày chọc hút sẽ có tiềm năng phát triển tốt hơn so với những noãn trưởng thành sau chọc hút 1 ngày. Những đoàn hệ nang noãn có tỷ lệ noãn chưa trưởng thành cao có tiềm năng phát triển tốt hơn so với những đoàn hệ nang noãn có tỷ lệ chưa trưởng thành thấp, nguyên nhân có thể đến từ sự đồng bộ trong sự phát triển của những đoàn hệ nang noãn này. Những bệnh nhân trên 40 tuổi có tỷ lệ thu nhận noãn chưa trưởng thành cao hơn đáng kể nhưng tiềm năng phát triển của những noãn này không vì vậy mà giảm theo.
Nguồn: Mandelbaum RS, Awadalla MS, Smith MB, et al. Developmental potential of immature human oocytes aspirated after controlled ovarian stimulation [published online ahead of print, 2021 Jun 24]. J Assist Reprod Genet. 2021;10.1007/s10815-021-
Từ khóa: Tiềm năng phát triển của noãn chưa trưởng thành sau chọc hút ở các chu kỳ kích thích buồng trứng
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chất lượng cuộc sống và kết quả điều trị của những phụ nữ vô sinh có lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 27-09-2021
Viêm gan siêu vi B và kết cục thai kỳ sau hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 27-09-2021
Nuôi con bằng sữa mẹ trong mùa dịch COVID-19 - Ngày đăng: 27-09-2021
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào phân tích kết quả tinh dịch đồ - Ngày đăng: 27-09-2021
Khác biệt thông tin biểu hiện của mirna chứa trong các bóng xuất bào (EXOSOME) có trong huyết tương bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 25-09-2021
iDAScore: mô hình lựa chọn phôi dựa trên trí tuệ nhân tạo và động học hình thái phôi - Ngày đăng: 24-09-2021
Ứng dụng mạng thần kinh tích chập cho sự phân chia phôi giai đoạn sớm trong thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 24-09-2021
So sánh thực hiện kiểm tra chéo thủ công và nhận diện điện tử trong quy trình thao tác tại phòng thí nghiệm ivf: sự tác động lên thời gian và hiệu quả - Ngày đăng: 24-09-2021
Sự biểu hiện của ACE2 và TMPRSS2 – Protein đặc trưng cho sự xâm nhiễm của sars-cov-2, trên noãn, hợp tử và phôi người - Ngày đăng: 24-09-2021
Ảnh hưởng của stress oxi hóa – khử lên thông các số tinh dịch đồ và chức năng sinh lý bình thường của tinh trùng người - Ngày đăng: 24-09-2021
Chiến lược sàng lọc nhiễm sắc thể không xâm lấn để ưu tiên phôi chuyển trong thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 21-09-2021
Ảnh hưởng của thời gian trữ đông phôi với các biến chứng thai kỳ và cân nặng lúc sinh - Ngày đăng: 21-09-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK