Tin tức
on Wednesday 25-08-2021 10:25am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Duy Tùng - IVFMD
Trữ đông giao tử và phôi hiện là một kỹ thuật quan trọng trong hỗ trợ sinh sản, được sử dụng để lưu giữ những phôi chưa sử dụng của chu kỳ IVF, bảo tồn khả năng sinh sản, hoặc trì hoãn việc chuyển phôi nhằm ngăn ngừa hội chứng quá kích buồng trứng hoặc chờ kết quả xét nghiệm di truyền tiền làm tổ của phôi. Trong thập kỷ vừa qua, kỹ thuật đông lạnh chậm đã dần bị thay thế bởi phương pháp thủy tinh hóa do cải thiện được tỷ lệ sống của noãn và phôi sau rã đông. Thủy tinh hóa dần được thực hiện tại hầu hết các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế giới.
Nhiều quy trình thủy tinh hóa đã được đưa ra và kèm với bộ kit thương mại, chủ yếu khác nhau ở thành phần môi trường, thời gian cân bằng và nhiệt độ, dụng cụ chứa phôi, phương pháp làm lạnh, bảo quản và rã đông phôi cũng như thể tích môi trường thủy tinh hóa xung quanh phôi trước khi trữ lạnh.
Hiện nay, dù còn nhiều tranh cãi nhưng tiêu chuẩn vàng của phương pháp thủy tinh hóa được cho là phương pháp Cryotop. Sử dụng thiết kế vật chứa phôi mở cho phép tốc độ làm lạnh và rã đông cao, từ đó đạt được tỷ lệ sống của noãn và phôi sau rã đông cao (>90% theo nhiều nghiên cứu (Kuwayama et al., 2005; Loutradi et al., 2008; Godsen, 2011)).
Tuy nhiên, đây là một phương pháp thủ công, tốn nhiều thời gian và nhân lực trong một quy trình IVF. Khả năng thành công của phương pháp này phụ thuộc vào kỹ thuật và sự khéo léo của người thực hiện khi thao tác với noãn và phôi với một lượng nhỏ môi trường và dụng cụ chứa phôi nhỏ. Do vậy, khó có thể kiểm soát các tiêu chuẩn về mặt thực hành có khả năng ảnh hưởng đến phôi như nhiệt độ, thời gian phôi trong môi trường cân bằng và nồng độ các chất tan trong quá trình trữ phôi. Nhiều trung tâm có các chuyên viên phôi học chuyên biệt cho việc trữ lạnh phôi nhưng tỷ lệ thành công vẫn có thể khác nhau giữa các trung tâm, thậm chí giữa các chuyên viên phôi học trong cùng một trung tâm.
Một hạn chế khác của phương pháp thủy tinh hóa bằng hệ thống mở là việc tiếp xúc trực tiếp của phôi với nito lỏng, mang đến các rủi ro lây nhiễm chéo mầm bệnh giữa các phôi trong quá trình trữ lạnh. Nhưng việc này cũng mang lại lợi thế về tốc độ làm lạnh và rã đông cao hơn so với các hệ thống kín và do đó vẫn được ưu tiên sử dụng tại nhiều trung tâm do hiệu quả trữ - rã mang lại.
Nhằm tiêu chuẩn hóa quy trình thủy tinh hóa phôi giữa các chuyên viên phôi học cũng như các trung tâm IVF, đồng thời giảm gánh nặng về nhân sự và khả năng lây nhiễm chéo, hệ thống thủy tinh hóa kín bán tự độ Gavi đã được phát triển. Đã có những nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống Gavi này với hệ thống mở của Cryotop, kết quả cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ sống sau rã của phôi, tỷ lệ phôi phát triển, tỷ lệ thai và tỷ lệ trẻ sinh sống. Tuy nhiên, những nghiên cứu này có cỡ mẫu nhỏ và là các nghiên cứu hồi cứu. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả của hệ thống thủy tinh hóa kín bán tự động Gavi với hệ thống mở Cryotop dưới dạng tiến cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng.
Nghiên cứu được thực hiện tại 3 trung tâm hỗ trợ sinh sản tại Đức từ tháng 10/2017 đến 11/2020. Thực hiện IVF/ICSI trên nhóm bệnh nhân nữ, tuổi từ 18-40, không có tiền sử đáp ứng kém với kích thích buồng trứng và các bệnh lý về tử cung. Những trường hợp thực hiện xét nghiệm sàng lọc tiền làm tổ không được nhận vào nghiên cứu. Không có hạn chế về phác đồ kích thích buồng trứng, liều FSH và liều khởi động trưởng thành noãn. Việc phân nhóm ngẫu nhiên sẽ được thực hiện vào ngày kiểm tra thụ tinh nếu bệnh nhân có dư hợp tử 2PN để trữ lạnh đối với chu kỳ chuyển phôi tươi hoặc trữ toàn bộ các hợp tử đối với những trường hợp trữ toàn bộ.
Nhóm sẽ phân tích kết quả chính là tỷ lệ hợp tử 2PN sống sau khi rã đông ở chu kỳ rã đầu tiên trên số hợp tử được rã đông, hợp tử sống sau rã được xác định qua tính toàn vẹn của màng tế bào và bào tương bình thường sau 2 giờ rã đông và/hoặc sự phân chia của hợp tử vào ngày hai nuôi cấy. Kết quả phụ nhóm sẽ phân tích số lượng phôi chất lượng tốt vào ngày chuyển phôi tính trên mỗi hợp tử 2PN được rã đông, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ thai diễn tiến, tỷ lệ trẻ sinh sống cũng như những đặc điểm về kỹ thuật như thời gian thủy tinh hóa cũng như tính tiện lợi cho chuyên viên phôi học.
Tổng cộng có 149 bệnh nhân được thực hiện ngẫu nhiên trong thời gian nghiên cứu, 75 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu (thủy tinh hóa bằng phương pháp của Gavi), và 74 bệnh nhân nhóm Cryotop (đối chứng). Tuy nhiên chỉ có 118 bệnh nhân thực hiện rã đông hợp tử 2PN để nuôi và chuyển phôi (57 bệnh nhân nhóm nghiên cứu và 61 bệnh nhân nhóm đối chứng). Kết quả cho thấy:
Nguồn: Hajek J, Baron R, Sandi-Monroy N, et al. A randomised, multi-center, open trial comparing a semi-automated closed vitrification system with a manual open system in women undergoing IVF. Hum Reprod. 2021;36(8):2101-2110. doi:10.1093/humrep/deab140
Trữ đông giao tử và phôi hiện là một kỹ thuật quan trọng trong hỗ trợ sinh sản, được sử dụng để lưu giữ những phôi chưa sử dụng của chu kỳ IVF, bảo tồn khả năng sinh sản, hoặc trì hoãn việc chuyển phôi nhằm ngăn ngừa hội chứng quá kích buồng trứng hoặc chờ kết quả xét nghiệm di truyền tiền làm tổ của phôi. Trong thập kỷ vừa qua, kỹ thuật đông lạnh chậm đã dần bị thay thế bởi phương pháp thủy tinh hóa do cải thiện được tỷ lệ sống của noãn và phôi sau rã đông. Thủy tinh hóa dần được thực hiện tại hầu hết các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế giới.
Nhiều quy trình thủy tinh hóa đã được đưa ra và kèm với bộ kit thương mại, chủ yếu khác nhau ở thành phần môi trường, thời gian cân bằng và nhiệt độ, dụng cụ chứa phôi, phương pháp làm lạnh, bảo quản và rã đông phôi cũng như thể tích môi trường thủy tinh hóa xung quanh phôi trước khi trữ lạnh.
Hiện nay, dù còn nhiều tranh cãi nhưng tiêu chuẩn vàng của phương pháp thủy tinh hóa được cho là phương pháp Cryotop. Sử dụng thiết kế vật chứa phôi mở cho phép tốc độ làm lạnh và rã đông cao, từ đó đạt được tỷ lệ sống của noãn và phôi sau rã đông cao (>90% theo nhiều nghiên cứu (Kuwayama et al., 2005; Loutradi et al., 2008; Godsen, 2011)).
Tuy nhiên, đây là một phương pháp thủ công, tốn nhiều thời gian và nhân lực trong một quy trình IVF. Khả năng thành công của phương pháp này phụ thuộc vào kỹ thuật và sự khéo léo của người thực hiện khi thao tác với noãn và phôi với một lượng nhỏ môi trường và dụng cụ chứa phôi nhỏ. Do vậy, khó có thể kiểm soát các tiêu chuẩn về mặt thực hành có khả năng ảnh hưởng đến phôi như nhiệt độ, thời gian phôi trong môi trường cân bằng và nồng độ các chất tan trong quá trình trữ phôi. Nhiều trung tâm có các chuyên viên phôi học chuyên biệt cho việc trữ lạnh phôi nhưng tỷ lệ thành công vẫn có thể khác nhau giữa các trung tâm, thậm chí giữa các chuyên viên phôi học trong cùng một trung tâm.
Một hạn chế khác của phương pháp thủy tinh hóa bằng hệ thống mở là việc tiếp xúc trực tiếp của phôi với nito lỏng, mang đến các rủi ro lây nhiễm chéo mầm bệnh giữa các phôi trong quá trình trữ lạnh. Nhưng việc này cũng mang lại lợi thế về tốc độ làm lạnh và rã đông cao hơn so với các hệ thống kín và do đó vẫn được ưu tiên sử dụng tại nhiều trung tâm do hiệu quả trữ - rã mang lại.
Nhằm tiêu chuẩn hóa quy trình thủy tinh hóa phôi giữa các chuyên viên phôi học cũng như các trung tâm IVF, đồng thời giảm gánh nặng về nhân sự và khả năng lây nhiễm chéo, hệ thống thủy tinh hóa kín bán tự độ Gavi đã được phát triển. Đã có những nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống Gavi này với hệ thống mở của Cryotop, kết quả cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ sống sau rã của phôi, tỷ lệ phôi phát triển, tỷ lệ thai và tỷ lệ trẻ sinh sống. Tuy nhiên, những nghiên cứu này có cỡ mẫu nhỏ và là các nghiên cứu hồi cứu. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả của hệ thống thủy tinh hóa kín bán tự động Gavi với hệ thống mở Cryotop dưới dạng tiến cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng.
Nghiên cứu được thực hiện tại 3 trung tâm hỗ trợ sinh sản tại Đức từ tháng 10/2017 đến 11/2020. Thực hiện IVF/ICSI trên nhóm bệnh nhân nữ, tuổi từ 18-40, không có tiền sử đáp ứng kém với kích thích buồng trứng và các bệnh lý về tử cung. Những trường hợp thực hiện xét nghiệm sàng lọc tiền làm tổ không được nhận vào nghiên cứu. Không có hạn chế về phác đồ kích thích buồng trứng, liều FSH và liều khởi động trưởng thành noãn. Việc phân nhóm ngẫu nhiên sẽ được thực hiện vào ngày kiểm tra thụ tinh nếu bệnh nhân có dư hợp tử 2PN để trữ lạnh đối với chu kỳ chuyển phôi tươi hoặc trữ toàn bộ các hợp tử đối với những trường hợp trữ toàn bộ.
Nhóm sẽ phân tích kết quả chính là tỷ lệ hợp tử 2PN sống sau khi rã đông ở chu kỳ rã đầu tiên trên số hợp tử được rã đông, hợp tử sống sau rã được xác định qua tính toàn vẹn của màng tế bào và bào tương bình thường sau 2 giờ rã đông và/hoặc sự phân chia của hợp tử vào ngày hai nuôi cấy. Kết quả phụ nhóm sẽ phân tích số lượng phôi chất lượng tốt vào ngày chuyển phôi tính trên mỗi hợp tử 2PN được rã đông, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ thai diễn tiến, tỷ lệ trẻ sinh sống cũng như những đặc điểm về kỹ thuật như thời gian thủy tinh hóa cũng như tính tiện lợi cho chuyên viên phôi học.
Tổng cộng có 149 bệnh nhân được thực hiện ngẫu nhiên trong thời gian nghiên cứu, 75 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu (thủy tinh hóa bằng phương pháp của Gavi), và 74 bệnh nhân nhóm Cryotop (đối chứng). Tuy nhiên chỉ có 118 bệnh nhân thực hiện rã đông hợp tử 2PN để nuôi và chuyển phôi (57 bệnh nhân nhóm nghiên cứu và 61 bệnh nhân nhóm đối chứng). Kết quả cho thấy:
- Tỷ lệ sống giữa 2 nhóm là tương đương nhau: 94.0% (±13.5) ở nhóm Gavi và 96.7% (±9.7) trên nhóm Cryotop.
- Có khoảng 60% bệnh nhân thực hiện nuôi phôi lên phôi nang. Tỷ lệ phôi tốt trên mỗi hợp tử 2PN rã đông là tương tự nhau giữa hai nhóm (12.5 ± 27.6 (Gavi) và 10.2 ± 18.7 (Cryotop), p=0.584) trên phôi phân chia và phôi nang.
- Tỷ lệ thai lâm sàng (19.3% và 23%, p=0.40), thai diễn tiến (12.2 và 13.1, p=0.56) và trẻ sinh sống (12.2 và 13.1, p=0.56) lần lượt giữa Gavi và Cryotop cũng tương đương nhau với số phôi chuyển trung bình là 1.6.
- Thời gian thực hiện quy trình thủy tinh hóa và rã đông bằng phương pháp bán tự động của Gavi mất nhiều thời gian hơn so với phương pháp thủ công của Cryotop (81± 39 phút so với 47 ± 15 phút, khác biệt trung bình 34 phút, 95% CI 19 đến 48). Nguyên nhân chủ yếu do thời gian rã đông của Gavi lâu hơn khoảng hai lần so với phương pháp thủ công.
- Về tính tiện lợi cho chuyên viên phôi học, hầu hết các chuyên viên tham gia trả lời cho biết phương pháp của Gavi khó thực hiện hơn (6/7) cũng như tốn thời gian hơn (6/7) so với phương pháp thủ công. 4/8 chuyên viên không muốn giới thiệu về Gavi cho những đồng nghiệp khác, 4/8 chuyên viên còn lại không chắc về việc có nên giới thiệu hay không.
Nguồn: Hajek J, Baron R, Sandi-Monroy N, et al. A randomised, multi-center, open trial comparing a semi-automated closed vitrification system with a manual open system in women undergoing IVF. Hum Reprod. 2021;36(8):2101-2110. doi:10.1093/humrep/deab140
Các tin khác cùng chuyên mục:
Stress oxi hóa và vô sinh nam - Ngày đăng: 25-08-2021
Resolvin E1 trong dịch nang là dấu ấn sinh học tiềm năng và cải thiện sự phát triển của noãn nhờ tối ưu tế bào cumulus - Ngày đăng: 24-08-2021
Noãn ngừng trưởng thành do đột biến PATL2 dẫn đến vô sinh nữ - Ngày đăng: 24-08-2021
Mối quan hệ giữa phân loại hình thái phôi và tỷ lệ làm tổ của phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 24-08-2021
HỆ THỐNG ĐIỂM PHÂN LOẠI TIỀN NHÂN CẢI THIỆN VIỆC TIÊN LƯỢNG KHẢ NĂNG LÀM TỔ THÀNH CÔNG CỦA PHÔI TRONG CÁC CHU KỲ ICSI - Ngày đăng: 24-08-2021
Cơ chế cố định các hạt vỏ ở vùng rìa màng bào tương noãn trước khi xuất bào để ngăn sự đa thụ tinh - Ngày đăng: 24-08-2021
ICSI tạo ra nhiều phôi nang hữu dụng hơn IVF – các kết quả từ một nghiên cứu chia noãn và định nghĩa một KPI mới - Ngày đăng: 24-08-2021
Có nên tiếp tục chuyển phôi ở giai đoạn phân chia? - Ngày đăng: 20-08-2021
Mối quan hệ giữa kích thước nang noãn và khả năng phát triển của noãn khi kích thích buồng trứng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 17-08-2021
Điểm số động học hình thái phôi có liên quan với các dấu ấn sinh học cho tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi - Ngày đăng: 17-08-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK