Tin tức
on Tuesday 24-08-2021 6:53pm
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
Dịch nang là vi môi trường dịch lỏng của nang noãn, được tạo ra bởi sự tràn dịch của huyết tương và sự chế tiết của tế bào vỏ, tế bào hạt cũng như từ noãn. Dịch nang chứa một loạt các chất chuyển hóa (metabolites) quan trọng đối với sự trưởng thành của noãn, do đó sự thay đổi về thành phần ở một mức độ nhất định của dịch nang sẽ phản ánh khả năng phát triển của noãn và sức sống của phôi. Vì thế, việc khảo sát sự trao đổi chất (metabomic) của dịch nang có thể cung cấp các dấu ấn sinh học tiềm năng cho chất lượng của noãn và phôi, có thể được áp dụng như một phương pháp đánh giá bổ sung trong thụ tinh ống nghiệm (TTTON).
Hoạt động chuyển hoá trong dịch nang đã được nghiên cứu và phát hiện một số dấu ấn sinh học tiên lượng chất lượng noãn. Trong đó, tìm thấy Resolvin E1 có liên quan đến phát triển hoàn thiện của noãn. Resolvin E1 tên đầy đủ là 5,12,18R-trihydroxy-eicosapentaenoic acid, là chất trung gian kháng viêm và bảo vệ tế bào. Ở người, có 2 con đường sinh tổng hợp Resolvin E1 là con đường phụ thuộc vào aspirin và không phụ thuộc vào aspirin. Thông qua tương tác giữa tế bào - tế bào, Resolvin E1 được hình thành trong dịch tiết viêm với aspirin-acetyl hóa cyclooxygenase-2 (COX-2) và lipoxygenase. Về mặt nội sinh, nó cũng có thể được sản xuất thông qua sự chuyển đổi cytochrome P450 ở chất tiền thân của nó là axit eicosapentaenoic có nguồn gốc từ axit béo omega-3. Resolvin E1 tạo ra các hoạt tính sinh học kháng viêm và bảo vệ tế bào, mô bằng cách liên kết với thụ thể của nó là ChemR23 hiện diện trên các tế bào khác nhau bao gồm bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, tế bào đuôi gai, tế bào giết chết tự nhiên và tế bào nội mô. Cụ thể, Resolvin E1 khởi phát tác dụng kháng viêm cấp tính hay mãn tính bằng cách ngăn chặn việc sản xuất các cytokine tiền viêm, ức chế sự di chuyển nội mô của bạch cầu trung tính và tăng cường khả năng thực bào các vi sinh vật và apoptosis bạch cầu trung tính. Bên cạnh đó, Resolvin E1 còn có chức năng bảo vệ bằng cách đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng nội mô, giảm bớt tổn thương mô và thúc đẩy bảo tồn xương.
Các tế bào cumulus bao quanh noãn tạo thành phức hợp cụm noãn – tế bào cumulus. Vi môi trường trong dịch nang cho phép noãn giao tiếp trao đổi với các tế bào cumulus xung quanh. Các tế bào cumulus sẽ cung cấp năng lượng ATP, cGMP giúp tái giảm phân của noãn, cũng như vận chuyển các RNA qua để điều hoà các sự phiên mã các gen của noãn. Đã có báo cáo cho thấy các noãn đã tách tế bào cumulus sẽ cải thiện tỉ lệ trưởng thành và sự phát triển của phôi tiền làm tổ khi đồng nuôi cấy với các tế bào cumulus. Hơn nữa, sự tương tác giữa noãn với tế bào cumulus có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ trưởng thành của noãn và có liên quan đến phôi có tiềm năng phát triển cao. Sự biểu hiện gen cảm ứng quá trình apoptosis ở tế bào cumulus có mối tương quan đến hình thái và kiểu phân chia của phôi. Vì vậy, tế bào cumulus đóng vai trò cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện của noãn và phôi giai đoạn sớm.
Chính vì thế, Yijing Zhang và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu phân tích sự chuyển hoá chất trên 80 mẫu dịch nang với 3 mục tiêu: (1) xác định giá trị tiên lượng của Resolvin E1 như một dấu ấn sinh học chất lượng noãn và phôi, (2) khám phá cơ chế tế bào giúp Resolvin E1 cải thiện phát triển hoàn thiện của noãn, (3) xác định các nguồn tạo Resolvin E1 trong dịch nang.
Kết quả cho thấy:
Như vậy, Resolvin E1 có nguồn gốc từ cả sự tiết của tế bào cumulus và máu ngoại vi của cơ thể. Resolvin E1 tương quan đến sự phát triển hoàn thiện của noãn và có thể cải thiện chất lượng của noãn thông qua việc tăng khả năng sống của tế bào và ức chế apoptosis các tế bào cumulus xung quanh noãn. Do đó, Resolvin E1 có thể là dấu ấn sinh học tiên lượng chất lượng noãn dùng để lựa chọn và cải thiện chất lượng noãn.
Nguồn: Resolvin E1 in Follicular Fluid Acts as a Potential Biomarker and Improves Oocyte Developmental Competence by Optimizing Cumulus Cells, Front. Endocrinol. 2020, doi: 10.3389/fendo.2020.00210
Dịch nang là vi môi trường dịch lỏng của nang noãn, được tạo ra bởi sự tràn dịch của huyết tương và sự chế tiết của tế bào vỏ, tế bào hạt cũng như từ noãn. Dịch nang chứa một loạt các chất chuyển hóa (metabolites) quan trọng đối với sự trưởng thành của noãn, do đó sự thay đổi về thành phần ở một mức độ nhất định của dịch nang sẽ phản ánh khả năng phát triển của noãn và sức sống của phôi. Vì thế, việc khảo sát sự trao đổi chất (metabomic) của dịch nang có thể cung cấp các dấu ấn sinh học tiềm năng cho chất lượng của noãn và phôi, có thể được áp dụng như một phương pháp đánh giá bổ sung trong thụ tinh ống nghiệm (TTTON).
Hoạt động chuyển hoá trong dịch nang đã được nghiên cứu và phát hiện một số dấu ấn sinh học tiên lượng chất lượng noãn. Trong đó, tìm thấy Resolvin E1 có liên quan đến phát triển hoàn thiện của noãn. Resolvin E1 tên đầy đủ là 5,12,18R-trihydroxy-eicosapentaenoic acid, là chất trung gian kháng viêm và bảo vệ tế bào. Ở người, có 2 con đường sinh tổng hợp Resolvin E1 là con đường phụ thuộc vào aspirin và không phụ thuộc vào aspirin. Thông qua tương tác giữa tế bào - tế bào, Resolvin E1 được hình thành trong dịch tiết viêm với aspirin-acetyl hóa cyclooxygenase-2 (COX-2) và lipoxygenase. Về mặt nội sinh, nó cũng có thể được sản xuất thông qua sự chuyển đổi cytochrome P450 ở chất tiền thân của nó là axit eicosapentaenoic có nguồn gốc từ axit béo omega-3. Resolvin E1 tạo ra các hoạt tính sinh học kháng viêm và bảo vệ tế bào, mô bằng cách liên kết với thụ thể của nó là ChemR23 hiện diện trên các tế bào khác nhau bao gồm bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, tế bào đuôi gai, tế bào giết chết tự nhiên và tế bào nội mô. Cụ thể, Resolvin E1 khởi phát tác dụng kháng viêm cấp tính hay mãn tính bằng cách ngăn chặn việc sản xuất các cytokine tiền viêm, ức chế sự di chuyển nội mô của bạch cầu trung tính và tăng cường khả năng thực bào các vi sinh vật và apoptosis bạch cầu trung tính. Bên cạnh đó, Resolvin E1 còn có chức năng bảo vệ bằng cách đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng nội mô, giảm bớt tổn thương mô và thúc đẩy bảo tồn xương.
Các tế bào cumulus bao quanh noãn tạo thành phức hợp cụm noãn – tế bào cumulus. Vi môi trường trong dịch nang cho phép noãn giao tiếp trao đổi với các tế bào cumulus xung quanh. Các tế bào cumulus sẽ cung cấp năng lượng ATP, cGMP giúp tái giảm phân của noãn, cũng như vận chuyển các RNA qua để điều hoà các sự phiên mã các gen của noãn. Đã có báo cáo cho thấy các noãn đã tách tế bào cumulus sẽ cải thiện tỉ lệ trưởng thành và sự phát triển của phôi tiền làm tổ khi đồng nuôi cấy với các tế bào cumulus. Hơn nữa, sự tương tác giữa noãn với tế bào cumulus có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ trưởng thành của noãn và có liên quan đến phôi có tiềm năng phát triển cao. Sự biểu hiện gen cảm ứng quá trình apoptosis ở tế bào cumulus có mối tương quan đến hình thái và kiểu phân chia của phôi. Vì vậy, tế bào cumulus đóng vai trò cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện của noãn và phôi giai đoạn sớm.
Chính vì thế, Yijing Zhang và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu phân tích sự chuyển hoá chất trên 80 mẫu dịch nang với 3 mục tiêu: (1) xác định giá trị tiên lượng của Resolvin E1 như một dấu ấn sinh học chất lượng noãn và phôi, (2) khám phá cơ chế tế bào giúp Resolvin E1 cải thiện phát triển hoàn thiện của noãn, (3) xác định các nguồn tạo Resolvin E1 trong dịch nang.
Kết quả cho thấy:
- Nồng độ Resolvin E1 sẽ cao hơn đáng kể ở nhóm phôi nang chất lượng loại A (≥ 3BC và ≥ 3CB theo hệ thống phân loại của Gardner, n=36) khi so với nhóm phôi nang chất lượng loại B (< 3BC và < 3CB, n=44; p = 0,0018); trong khi nồng độ của 36 chất chuyển hoá khác tương đương giữa 2 nhóm phôi (p > 0,05). Khi phân tích đường cong ROC, thu được giá trị nồng độ Resolvin E1 trong dịch nang là dưới 8,96 pg/ml sẽ tiên lượng noãn chất lượng kém với giá trị AUC là 0,75 (95%CI: 0,64 – 0,86; p < 0,00012), độ đặc hiệu là 97,22% và độ nhạy là 25%.
- Thụ thể ChemR23 của Resolvin E1 biểu hiện ở trên tế bào cumulus nhiều hơn ở noãn. Trong thử nghiệm tính sinh tồn tế bào thì tỉ lệ tế bào cumulus apoptosis giảm đáng kể và tính sinh tồn của tế bào cumulus gia tăng đáng kể ở nhóm bổ sung Resolvin E1 khi so với đối chứng. Qua đó, thấy được cơ chế tế bào học mà Resolvin E1 cải thiện chất lượng noãn là thông qua việc kích thích tế bào cumulus tồn tại tăng sinh và ức chế apoptosis; điều này còn thúc đẩy việc tế bào cumulus sản xuất Resolvin E1 dưới tác dụng phản hồi dương.
- Xác định nguồn tạo Resolvin E1 trong in vivo: Từ kết quả phân tích nồng độ Resolvin E1 trong huyết thanh và dịch nang của 76 bệnh nhân nữ điều trị IVF mà không có các bệnh lý về chuyển hoá, thấy được nồng độ Resolvin E1 trong huyết thanh cao hơn đáng kể so với trong dịch nang (57,49 ± 13,65 pg/ml so với 17,62 ± 4,97 pg/ml; p < 0,0037). Nồng độ Resolvin E1 trong dịch nang gia tăng là nhờ sự tiết Resolvin E1 từ huyết thanh máu ngoại vi và tế bào cumulus.
Như vậy, Resolvin E1 có nguồn gốc từ cả sự tiết của tế bào cumulus và máu ngoại vi của cơ thể. Resolvin E1 tương quan đến sự phát triển hoàn thiện của noãn và có thể cải thiện chất lượng của noãn thông qua việc tăng khả năng sống của tế bào và ức chế apoptosis các tế bào cumulus xung quanh noãn. Do đó, Resolvin E1 có thể là dấu ấn sinh học tiên lượng chất lượng noãn dùng để lựa chọn và cải thiện chất lượng noãn.
Nguồn: Resolvin E1 in Follicular Fluid Acts as a Potential Biomarker and Improves Oocyte Developmental Competence by Optimizing Cumulus Cells, Front. Endocrinol. 2020, doi: 10.3389/fendo.2020.00210
Các tin khác cùng chuyên mục:
Noãn ngừng trưởng thành do đột biến PATL2 dẫn đến vô sinh nữ - Ngày đăng: 24-08-2021
Mối quan hệ giữa phân loại hình thái phôi và tỷ lệ làm tổ của phôi nang nguyên bội - Ngày đăng: 24-08-2021
HỆ THỐNG ĐIỂM PHÂN LOẠI TIỀN NHÂN CẢI THIỆN VIỆC TIÊN LƯỢNG KHẢ NĂNG LÀM TỔ THÀNH CÔNG CỦA PHÔI TRONG CÁC CHU KỲ ICSI - Ngày đăng: 24-08-2021
Cơ chế cố định các hạt vỏ ở vùng rìa màng bào tương noãn trước khi xuất bào để ngăn sự đa thụ tinh - Ngày đăng: 24-08-2021
ICSI tạo ra nhiều phôi nang hữu dụng hơn IVF – các kết quả từ một nghiên cứu chia noãn và định nghĩa một KPI mới - Ngày đăng: 24-08-2021
Có nên tiếp tục chuyển phôi ở giai đoạn phân chia? - Ngày đăng: 20-08-2021
Mối quan hệ giữa kích thước nang noãn và khả năng phát triển của noãn khi kích thích buồng trứng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 17-08-2021
Điểm số động học hình thái phôi có liên quan với các dấu ấn sinh học cho tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi - Ngày đăng: 17-08-2021
Phân tích kết quả IVF/ICSI ở phụ nữ hiếm muộn có tiền căn ung thư tuyến giáp: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 14-08-2021
Kết quả thai ở lần đầu tiên điều trị thụ tinh trong ống nghiệm ở nhóm phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện trên 7678 bệnh nhân - Ngày đăng: 14-08-2021
Thực hiện IVF/ICSI nhiều lần có thể bù đắp cho sự suy giảm khả năng sinh sản tự nhiên theo tuổi tác hay không? Ước lượng tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn qua nhiều chu kỳ IVF/ICSI ở phụ nữ Trung Quốc lớn tuổi - Ngày đăng: 14-08-2021
Vị trí của phôi trong tử cung trong quy trình chuyển phôi: Mô hình mô phỏng in vitro - Ngày đăng: 14-08-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK