Tin tức
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về những yếu tố lối sống ở nữ giới và nguy cơ sẩy thai liên tiếp
on Tuesday 27-04-2021 11:04pm
Danh mục: Tin quốc tế
CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương
Sẩy thai tự nhiên sớm được định nghĩa là mất thai trước 24 tuần thai kỳ, hậu quả là thai chết và bị tống xuất ra ngoài. Đây là biến chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu thai kỳ, ảnh hưởng đến 15-20% thai kỳ. Sẩy thai liên tiếp (STLT) được định nghĩa bởi Hội Sinh Sản và Phôi học Người Châu Âu (ESHRE) là sẩy thai ít nhất 2 lần, xảy ra ở 1-2% cặp vợ chồng. Tuy nhiên, nhiều nước khác định nghĩa STLT là sẩy thai liên tiếp ít nhất 3 lần, xảy ra ở 1% các cặp vợ chồng.
STLT là một vấn đề phức tạp có thể do nhiều nguyên nhân liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể, miễn dịch, nội tiết, phân mảnh DNA tinh trùng, nội mạc tử cung và các ảnh hưởng từ lối sống. Những khảo sát cơ bản để tìm nguyên nhân có thể cho kết quả bình thường và có khoảng 50% cặp vợ chồng được chẩn đoán là sẩy thai liên tiếp “không rõ nguyên nhân”.
Các yếu tố lối sống thì có thể thay đổi được và trong nhiều trường hợp việc tối ưu hóa các yếu tố này có thể tăng cơ hội sinh con thành công. Trong khi cơ chế đặc trưng dẫn đến sẩy thai sớm vẫn tương đối chưa rõ, lối sống kém có liên quan đến môi trường sinh sản bất lợi có thể gây ảnh hưởng đến quá trình làm tổ lý tưởng của phôi và an toàn của thai kỳ. Môi trường tử cung quanh thời điểm làm tổ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của phôi tiền làm tổ và quá trình lập trình sớm của phôi. Chẳng hạn, những khác biệt trong chế độ ăn của một phụ nữ có thể làm thay đổi đáng kể môi trường amino axit trong chất dịch tử cung ở người.
Y văn nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố lối sống khác nhau trong STLT vẫn chưa được xem xét toàn diện và những khuyến cáo hiện hành được xây dựng dựa trên chứng cứ từ những nghiên cứu trên dân số bị sẩy thai lẻ tẻ. Những phát hiện này có thể không được thu thập từ những người bị STLT. Những ca sẩy thai lẻ tẻ có thể do bất thường nhiễm sắc thể của phôi, tuy nhiên, khi số lần sẩy thai liên tiếp tăng lên, tần suất bất thường nhiễm sắc thể của phôi lại giảm đáng kể. Điều này cho thấy rằng ảnh hưởng của lối sống có thể có ý nghĩa trong dân số bị STLT so với những người sẩy thai sớm lẻ tẻ.
Ng và cộng sự (Vương quốc Anh) đã thực hiện tổng quan hệ thống và phân tích gộp này nhằm xem xét ảnh hưởng của những yếu tố lối sống ở nữ giới, gồm BMI, hút thuốc lá, dùng caffeine và rượu đối với STLT trong dân số nói chung cũng như nguy cơ sẩy thai tiếp trong dân số này. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu biết về những mối liên quan khả dĩ nhằm cải thiện việc xử trí bệnh nhân STLT. Các kết cục chính và phụ bao gồm tỉ số odd của STLT trong dân số chung và của lần sẩy thai kế tiếp.
Có 16 nghiên cứu trên 24.705 hồ sơ bệnh án được phân tích. Kết quả phân tích cho thấy những phụ nữ nhẹ cân và phụ nữ có BMI > 25 có odd STLT cao hơn trong dân số chung (OR lần lượt là 1.2, 95% CI 1.12–1.28 và 1.21, 95% CI 1.06–1.38). Ở những phụ nữ bị STLT, BMI > 30 và > 25 có odd sẩy thai kế tiếp gia tăng (lần lượt là 1.77, 95% CI 1.25–2.50 và 1.35, 95% CI 1.07–1.72). Hạn chế của tổng quan này là chất lượng chứng cứ của các phát hiện này thấp hoặc rất thấp, sự khác biệt giữa các nghiên cứu được phân tích gộp về phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin, số lần STLT.
Mặc dù còn nhiều hạn chế, tổng quan này cho thấy một số yếu tố lối sống có mối tương quan với STLT và nguy cơ sẩy thai tiếp tục. Nhẹ cân và BMI > 25 góp phần đáng kể làm tăng nguy cơ STLT (dân số chung). BMI > 25 hoặc > 30 làm tăng nguy cơ sẩy thai tiếp tục (của nhóm STLT). Cần thêm các nghiên cứu lớn hơn khảo sát ảnh hưởng của rượu, thuốc lá và caffeine đối với nguy cơ STLT nhằm tối ưu hoá chỉ số BMI trên những phụ nữ có nguy cơ.
Nguồn: Ng, K.Y.B., Cherian, G., Kermack, A.J. et al. Systematic review and meta-analysis of female lifestyle factors and risk of recurrent pregnancy loss. Sci Rep 11, 7081 (2021). https://doi.org/10.1038/s41598-021-86445-2.
Sẩy thai tự nhiên sớm được định nghĩa là mất thai trước 24 tuần thai kỳ, hậu quả là thai chết và bị tống xuất ra ngoài. Đây là biến chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu thai kỳ, ảnh hưởng đến 15-20% thai kỳ. Sẩy thai liên tiếp (STLT) được định nghĩa bởi Hội Sinh Sản và Phôi học Người Châu Âu (ESHRE) là sẩy thai ít nhất 2 lần, xảy ra ở 1-2% cặp vợ chồng. Tuy nhiên, nhiều nước khác định nghĩa STLT là sẩy thai liên tiếp ít nhất 3 lần, xảy ra ở 1% các cặp vợ chồng.
STLT là một vấn đề phức tạp có thể do nhiều nguyên nhân liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể, miễn dịch, nội tiết, phân mảnh DNA tinh trùng, nội mạc tử cung và các ảnh hưởng từ lối sống. Những khảo sát cơ bản để tìm nguyên nhân có thể cho kết quả bình thường và có khoảng 50% cặp vợ chồng được chẩn đoán là sẩy thai liên tiếp “không rõ nguyên nhân”.
Các yếu tố lối sống thì có thể thay đổi được và trong nhiều trường hợp việc tối ưu hóa các yếu tố này có thể tăng cơ hội sinh con thành công. Trong khi cơ chế đặc trưng dẫn đến sẩy thai sớm vẫn tương đối chưa rõ, lối sống kém có liên quan đến môi trường sinh sản bất lợi có thể gây ảnh hưởng đến quá trình làm tổ lý tưởng của phôi và an toàn của thai kỳ. Môi trường tử cung quanh thời điểm làm tổ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của phôi tiền làm tổ và quá trình lập trình sớm của phôi. Chẳng hạn, những khác biệt trong chế độ ăn của một phụ nữ có thể làm thay đổi đáng kể môi trường amino axit trong chất dịch tử cung ở người.
Y văn nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố lối sống khác nhau trong STLT vẫn chưa được xem xét toàn diện và những khuyến cáo hiện hành được xây dựng dựa trên chứng cứ từ những nghiên cứu trên dân số bị sẩy thai lẻ tẻ. Những phát hiện này có thể không được thu thập từ những người bị STLT. Những ca sẩy thai lẻ tẻ có thể do bất thường nhiễm sắc thể của phôi, tuy nhiên, khi số lần sẩy thai liên tiếp tăng lên, tần suất bất thường nhiễm sắc thể của phôi lại giảm đáng kể. Điều này cho thấy rằng ảnh hưởng của lối sống có thể có ý nghĩa trong dân số bị STLT so với những người sẩy thai sớm lẻ tẻ.
Ng và cộng sự (Vương quốc Anh) đã thực hiện tổng quan hệ thống và phân tích gộp này nhằm xem xét ảnh hưởng của những yếu tố lối sống ở nữ giới, gồm BMI, hút thuốc lá, dùng caffeine và rượu đối với STLT trong dân số nói chung cũng như nguy cơ sẩy thai tiếp trong dân số này. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu biết về những mối liên quan khả dĩ nhằm cải thiện việc xử trí bệnh nhân STLT. Các kết cục chính và phụ bao gồm tỉ số odd của STLT trong dân số chung và của lần sẩy thai kế tiếp.
Có 16 nghiên cứu trên 24.705 hồ sơ bệnh án được phân tích. Kết quả phân tích cho thấy những phụ nữ nhẹ cân và phụ nữ có BMI > 25 có odd STLT cao hơn trong dân số chung (OR lần lượt là 1.2, 95% CI 1.12–1.28 và 1.21, 95% CI 1.06–1.38). Ở những phụ nữ bị STLT, BMI > 30 và > 25 có odd sẩy thai kế tiếp gia tăng (lần lượt là 1.77, 95% CI 1.25–2.50 và 1.35, 95% CI 1.07–1.72). Hạn chế của tổng quan này là chất lượng chứng cứ của các phát hiện này thấp hoặc rất thấp, sự khác biệt giữa các nghiên cứu được phân tích gộp về phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin, số lần STLT.
Mặc dù còn nhiều hạn chế, tổng quan này cho thấy một số yếu tố lối sống có mối tương quan với STLT và nguy cơ sẩy thai tiếp tục. Nhẹ cân và BMI > 25 góp phần đáng kể làm tăng nguy cơ STLT (dân số chung). BMI > 25 hoặc > 30 làm tăng nguy cơ sẩy thai tiếp tục (của nhóm STLT). Cần thêm các nghiên cứu lớn hơn khảo sát ảnh hưởng của rượu, thuốc lá và caffeine đối với nguy cơ STLT nhằm tối ưu hoá chỉ số BMI trên những phụ nữ có nguy cơ.
Nguồn: Ng, K.Y.B., Cherian, G., Kermack, A.J. et al. Systematic review and meta-analysis of female lifestyle factors and risk of recurrent pregnancy loss. Sci Rep 11, 7081 (2021). https://doi.org/10.1038/s41598-021-86445-2.
Từ khóa: Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về những yếu tố lối sống ở nữ giới và nguy cơ sẩy thai liên tiếp
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của chế độ ăn ‘‘Địa Trung Hải’’ lên sự phát triển của phôi người trong ống nghiệm: một thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng - Ngày đăng: 26-04-2021
So sánh kết cục thai kỳ của thai giới hạn tăng trưởng theo định nghĩa từ các hướng dẫn thực hành khác nhau - Ngày đăng: 26-04-2021
Tăng trưởng ở trẻ được sinh ra nhờ công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 26-04-2021
Mối quan hệ giữa sự phân mảnh DNA ở tinh trùng và tỷ lệ thai sau bơm tinh trùng vào tử cung (IUI). Có nên hạ thấp ngưỡng DFI không? - Ngày đăng: 26-04-2021
Tóm tắt bằng chứng hiện có về những lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn của tiêm vaccine COVID-19 trong thai kỳ - Ngày đăng: 26-04-2021
Mối tương quan giữa số lượng phôi nang chất lượng tốt và kết quả trẻ sinh sống sau chuyển đơn phôi nang ở các chu kỳ chuyển phôi tươi hoặc trữ ở chu kì đầu tiên - Ngày đăng: 26-04-2021
Sự thay đổi theo mùa về nhiệt độ, độ ẩm và độ dài ngày có ảnh hưởng đến các thông số tinh dịch - Một nghiên cứu phân tích hồi cứu hơn 8 năm - Ngày đăng: 26-04-2021
Đánh giá các giá trị của noãn tại ngày ICSI (D0) và kết quả của chu kì điều trị - Ngày đăng: 26-04-2021
So sánh hiệu quả giữa việc sử dụng cell-free dna trong môi trường nuôi cấy và sinh thiết tế bào lá nuôi trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 23-04-2021
Ảnh hưởng của tuổi mẹ và hình thái phôi đối với tỉ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi giai đoạn phân chia - Ngày đăng: 23-04-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK