Tin tức
on Friday 23-04-2021 3:24pm
Danh mục: Tin quốc tế
Ths. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
Hệ thống nuôi cấy phôi kết hợp với camera quan sát liên tục (TL) không chỉ cung cấp cho phôi người điều kiện nuôi cấy không bị gián đoạn mà còn cung cấp cho các chuyên viên phôi học cơ hội cải thiện sự lựa chọn phôi dựa trên việc áp dụng các thuật toán mô hình động học hình thái. TL được áp dụng đầu tiên vào những năm 2010 ở các phòng thí nghiệm phôi học của trung tâm hỗ trợ sinh sản (HTSS), và ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhằm cải thiện khả năng chọn lọc phôi bằng cách sử dụng công nghệ TL.
Trong những năm gần đây, câu hỏi về khái niệm rằng một mô hình TL duy nhất có thể áp dụng phổ biến ở các phòng thí nghiệm khác nhau đã được đặt ra. Tuy nhiên, khả năng chuyển giao áp dụng rộng rãi của các mô hình TL chọn lọc phôi vẫn chưa thực hiện được. Bởi lẽ, động học hình thái của phôi nuôi cấy bị ảnh hưởng đáng kể bởi các điều kiện nuôi cấy trong phòng thí nghiệm khác nhau cùng với các đặc điểm bệnh nhân khác nhau. Để giải quyết sự không đồng nhất này, mô hình TL với tập dữ liệu lớn hơn đa trung tâm đã được phát triển; tuy nhiên, mô hình này đã không đạt thành công khi ngoại kiểm chứng với một tập dữ liệu độc lập khác. Bằng chứng hiện tại không ủng hộ sự phụ thuộc hoàn toàn vào các mô hình TL được chuyển giao bên ngoài hoặc mua thương mại trước khi tiếp tục kiểm định nội bộ, và mỗi trung tâm cũng nên tự xây dựng mô hình TL cho riêng mình.
Hệ thống TL sẽ cung cấp các thông số định lượng và định tính về sự phát triển của phôi. Thông số định lượng là các thời điểm, khoảng thời gian xảy ra các sự kiện trong phân chia và phát triển của phôi như thời điểm (t), khoảng thời gian của một chu kỳ tế bào (cc), thời gian đồng bộ của một lần phân chia (s). Các thông số định tính là những sự kiện phân chia bất thường: phân chia trực tiếp (direct cleavage - DC) từ 1 tế bào thành > 2 tế bào; phân chia ngược do các tế bào dung hợp lại hoặc thất bại trong việc phân chia tế bào chất sau khi phân ly nhiễm sắc thể; phân chia hỗn loạn (chaotic cleavage - CC) là tế bào phân chia bất thường và rối loạn; phôi giai đoạn 4 tế bào mà có ít hơn 6 điểm tiếp xúc gian bào (intercellular contact points - ICCP); đa nhân (multinucleation - MN) ở phôi giai đoạn 2 hoặc 4 tế bào. Việc sử dụng các thông số định tính không phụ thuộc vào thời gian phân chia của phôi; do đó, chúng không có khả năng liên quan đến điều kiện nuôi cấy hoặc đặc điểm nền của bệnh nhân.
Hơn nữa, các nghiên cứu đã báo cáo tác động của thông số định lượng lên tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi cần được xem xét một cách có hệ thống sau phân tích cộng gộp. Chính vì thế, bài tổng quan này được thực hiện nhằm mục đích tổng hợp tất cả các nghiên cứu ngoại kiểm chứng về mô hình TL được báo cáo lâm sàng đầu tiên xác định các thông số định lượng (mô hình của Meseguer và cộng sự, 2011), để xác định sự tác động của các thông số định lượng, định tính đối với tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi. Qua đó, phân tích cộng gộp này sẽ khảo sát khả năng áp dụng các thông số động học định lượng và định tính của TLM để lựa chọn phôi giữa các phòng thí nghiệm phôi học HTSS.
Phương pháp tìm kiếm có hệ thống được thực hiện trên MEDLINE, EMBASE, và Thư viện Cochrane (đến tháng 2 năm 2020) mà không hạn chế về ngày tháng, ngôn ngữ, loại tài liệu và tình trạng xuất bản. Hai tác giả đánh giá độc lập (Fang Qi và Sai Zhao) sẽ đưa những bài báo toàn văn vào phân tích cộng gộp khi đáp ứng các tiêu chí sau: (i) các nghiên cứu so sánh bao gồm các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên (RCT và NCT), nghiên cứu đoàn hệ quan sát và nghiên cứu bệnh chứng; (ii) tất cả phụ nữ, bất kể tuổi tác hay số chu kỳ điều trị TTTON trước đó thực hiện IVF/ICSI với nuôi cấy phôi bằng TL; (iii) các nghiên cứu phải đánh giá khả năng phát triển hoặc làm tổ của phôi có bất kỳ loại sự kiện phân chia bất thường đến giai đoạn 8 tế bào. Mọi bất đồng giữa 2 tác giả sẽ được giải quyết thông qua đánh giá của tác giả thứ ba (Yanhe Liu). Các kết cục mà phân tích đánh giá là tỉ lệ làm tổ, tạo phôi nang, phôi nang chất lượng tốt, và phôi nang nguyên bội.
Kết quả thu được là:
3 nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu ngoại kiểm chứng mô hình TL của Meseguer và cộng sự (2011) nhấn mạnh các thông số định lượng được đưa vào phân tích gộp. Phân tích cộng gộp thì ROC cho thấy khả năng dự đoán tiềm năng làm tổ của mô hình TL ngoại kiểm bị giảm (n = 1155 phôi; AUC = 0,510 [0,473–0,547] 95% CI) so với giá trị AUC của mô hình TL được công bố bởi Meseguer và cộng sự (2011) là 0,720 [0,645–0,795] 95% CI (n=247 phôi).
11 nghiên cứu đoàn hệ đánh giá các thông số định tính đã được đưa vào để phân tích tổng hợp. Nhìn chung, phân tích gộp cho thấy mối liên hệ bất lợi rõ ràng giữa sự hiện diện của ≥ 1 bất thường phân chia với tiềm năng làm tổ của phôi (11 nghiên cứu, n = 7266; RR = 0,3; 95% CI: 0,28 - 0,55; I2 = 57%). Phân tích sâu hơn cho thấy tác động bất lợi của phân chia trực tiếp (7 nghiên cứu, n = 7065; RR = 0,28 95% CI: 0,15 - 0,54; I2 =46%), phân chia ngược (2 nghiên cứu, n = 3622; RR = 0,16; 95% CI: 0,03 - 0,75; I2 = 0%), sự phân chia hỗn loạn (2 nghiên cứu, n = 3643; RR = 0,11; 95% CI: 0,02 - 0,69; I2 = 24%), và đa nhân (5 nghiên cứu, n = 2576; RR = 0,59; 95% CI: 0,50 - 0,69; I2 = 0%), nhưng không có <6 điểm tiếp xúc gian bào ở giai đoạn 4 tế bào (1 nghiên cứu, n = 185; RR = 0,17; 95% CI: 0,02 - 1,15).
Như vậy, giữa những phòng thí nghiệm phôi học thì các thông số động học định tính đều có tương quan tác động đối với tiềm năng phát triển của phôi. Trong khi khả năng ứng dụng của mô hình TL chọn phôi bằng các thông số định lượng lại có thể bị thất bại khi áp dụng tại các trung tâm HTSS khác.
Nguồn: Between-laboratory reproducibility of time-lapse embryo selection using qualitative and quantitative parameters: a systematic review and meta-analysis, 2020, Journal of Assisted Reproduction and Genetics, https://doi.org/10.1007/s10815-020-01789-4
Hệ thống nuôi cấy phôi kết hợp với camera quan sát liên tục (TL) không chỉ cung cấp cho phôi người điều kiện nuôi cấy không bị gián đoạn mà còn cung cấp cho các chuyên viên phôi học cơ hội cải thiện sự lựa chọn phôi dựa trên việc áp dụng các thuật toán mô hình động học hình thái. TL được áp dụng đầu tiên vào những năm 2010 ở các phòng thí nghiệm phôi học của trung tâm hỗ trợ sinh sản (HTSS), và ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhằm cải thiện khả năng chọn lọc phôi bằng cách sử dụng công nghệ TL.
Trong những năm gần đây, câu hỏi về khái niệm rằng một mô hình TL duy nhất có thể áp dụng phổ biến ở các phòng thí nghiệm khác nhau đã được đặt ra. Tuy nhiên, khả năng chuyển giao áp dụng rộng rãi của các mô hình TL chọn lọc phôi vẫn chưa thực hiện được. Bởi lẽ, động học hình thái của phôi nuôi cấy bị ảnh hưởng đáng kể bởi các điều kiện nuôi cấy trong phòng thí nghiệm khác nhau cùng với các đặc điểm bệnh nhân khác nhau. Để giải quyết sự không đồng nhất này, mô hình TL với tập dữ liệu lớn hơn đa trung tâm đã được phát triển; tuy nhiên, mô hình này đã không đạt thành công khi ngoại kiểm chứng với một tập dữ liệu độc lập khác. Bằng chứng hiện tại không ủng hộ sự phụ thuộc hoàn toàn vào các mô hình TL được chuyển giao bên ngoài hoặc mua thương mại trước khi tiếp tục kiểm định nội bộ, và mỗi trung tâm cũng nên tự xây dựng mô hình TL cho riêng mình.
Hệ thống TL sẽ cung cấp các thông số định lượng và định tính về sự phát triển của phôi. Thông số định lượng là các thời điểm, khoảng thời gian xảy ra các sự kiện trong phân chia và phát triển của phôi như thời điểm (t), khoảng thời gian của một chu kỳ tế bào (cc), thời gian đồng bộ của một lần phân chia (s). Các thông số định tính là những sự kiện phân chia bất thường: phân chia trực tiếp (direct cleavage - DC) từ 1 tế bào thành > 2 tế bào; phân chia ngược do các tế bào dung hợp lại hoặc thất bại trong việc phân chia tế bào chất sau khi phân ly nhiễm sắc thể; phân chia hỗn loạn (chaotic cleavage - CC) là tế bào phân chia bất thường và rối loạn; phôi giai đoạn 4 tế bào mà có ít hơn 6 điểm tiếp xúc gian bào (intercellular contact points - ICCP); đa nhân (multinucleation - MN) ở phôi giai đoạn 2 hoặc 4 tế bào. Việc sử dụng các thông số định tính không phụ thuộc vào thời gian phân chia của phôi; do đó, chúng không có khả năng liên quan đến điều kiện nuôi cấy hoặc đặc điểm nền của bệnh nhân.
Hơn nữa, các nghiên cứu đã báo cáo tác động của thông số định lượng lên tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi cần được xem xét một cách có hệ thống sau phân tích cộng gộp. Chính vì thế, bài tổng quan này được thực hiện nhằm mục đích tổng hợp tất cả các nghiên cứu ngoại kiểm chứng về mô hình TL được báo cáo lâm sàng đầu tiên xác định các thông số định lượng (mô hình của Meseguer và cộng sự, 2011), để xác định sự tác động của các thông số định lượng, định tính đối với tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi. Qua đó, phân tích cộng gộp này sẽ khảo sát khả năng áp dụng các thông số động học định lượng và định tính của TLM để lựa chọn phôi giữa các phòng thí nghiệm phôi học HTSS.
Phương pháp tìm kiếm có hệ thống được thực hiện trên MEDLINE, EMBASE, và Thư viện Cochrane (đến tháng 2 năm 2020) mà không hạn chế về ngày tháng, ngôn ngữ, loại tài liệu và tình trạng xuất bản. Hai tác giả đánh giá độc lập (Fang Qi và Sai Zhao) sẽ đưa những bài báo toàn văn vào phân tích cộng gộp khi đáp ứng các tiêu chí sau: (i) các nghiên cứu so sánh bao gồm các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên (RCT và NCT), nghiên cứu đoàn hệ quan sát và nghiên cứu bệnh chứng; (ii) tất cả phụ nữ, bất kể tuổi tác hay số chu kỳ điều trị TTTON trước đó thực hiện IVF/ICSI với nuôi cấy phôi bằng TL; (iii) các nghiên cứu phải đánh giá khả năng phát triển hoặc làm tổ của phôi có bất kỳ loại sự kiện phân chia bất thường đến giai đoạn 8 tế bào. Mọi bất đồng giữa 2 tác giả sẽ được giải quyết thông qua đánh giá của tác giả thứ ba (Yanhe Liu). Các kết cục mà phân tích đánh giá là tỉ lệ làm tổ, tạo phôi nang, phôi nang chất lượng tốt, và phôi nang nguyên bội.
Kết quả thu được là:
3 nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu ngoại kiểm chứng mô hình TL của Meseguer và cộng sự (2011) nhấn mạnh các thông số định lượng được đưa vào phân tích gộp. Phân tích cộng gộp thì ROC cho thấy khả năng dự đoán tiềm năng làm tổ của mô hình TL ngoại kiểm bị giảm (n = 1155 phôi; AUC = 0,510 [0,473–0,547] 95% CI) so với giá trị AUC của mô hình TL được công bố bởi Meseguer và cộng sự (2011) là 0,720 [0,645–0,795] 95% CI (n=247 phôi).
11 nghiên cứu đoàn hệ đánh giá các thông số định tính đã được đưa vào để phân tích tổng hợp. Nhìn chung, phân tích gộp cho thấy mối liên hệ bất lợi rõ ràng giữa sự hiện diện của ≥ 1 bất thường phân chia với tiềm năng làm tổ của phôi (11 nghiên cứu, n = 7266; RR = 0,3; 95% CI: 0,28 - 0,55; I2 = 57%). Phân tích sâu hơn cho thấy tác động bất lợi của phân chia trực tiếp (7 nghiên cứu, n = 7065; RR = 0,28 95% CI: 0,15 - 0,54; I2 =46%), phân chia ngược (2 nghiên cứu, n = 3622; RR = 0,16; 95% CI: 0,03 - 0,75; I2 = 0%), sự phân chia hỗn loạn (2 nghiên cứu, n = 3643; RR = 0,11; 95% CI: 0,02 - 0,69; I2 = 24%), và đa nhân (5 nghiên cứu, n = 2576; RR = 0,59; 95% CI: 0,50 - 0,69; I2 = 0%), nhưng không có <6 điểm tiếp xúc gian bào ở giai đoạn 4 tế bào (1 nghiên cứu, n = 185; RR = 0,17; 95% CI: 0,02 - 1,15).
Như vậy, giữa những phòng thí nghiệm phôi học thì các thông số động học định tính đều có tương quan tác động đối với tiềm năng phát triển của phôi. Trong khi khả năng ứng dụng của mô hình TL chọn phôi bằng các thông số định lượng lại có thể bị thất bại khi áp dụng tại các trung tâm HTSS khác.
Nguồn: Between-laboratory reproducibility of time-lapse embryo selection using qualitative and quantitative parameters: a systematic review and meta-analysis, 2020, Journal of Assisted Reproduction and Genetics, https://doi.org/10.1007/s10815-020-01789-4
Các tin khác cùng chuyên mục:
Oxytocin liều cao không làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai so với liều tiêu chuẩn - Ngày đăng: 23-04-2021
Liệu trì hoãn chuyển phôi trữ lạnh sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có làm tăng khả năng có thai? - Ngày đăng: 23-04-2021
Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt liên quan đến nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 - Ngày đăng: 23-04-2021
Tiềm năng phát triển của các noãn thụ tinh bất thường và một số kết cục lâm sàng liên quan - Ngày đăng: 19-04-2021
Mẹ uống cà phê khi có thai có thể làm thai nhỏ - Ngày đăng: 16-04-2021
Tư vấn theo phương pháp “Mindfulness” giúp giảm trầm cảm ở nhóm phụ nữ điều trị IVF - Ngày đăng: 16-04-2021
Bổ sung sắt và acid folic hằng ngày trong thai kỳ - Ngày đăng: 16-04-2021
Ảnh hưởng của tuổi cha lên kết quả ICSI ở những bệnh nhân thiểu tinh (cryptozoospermia): Sử dụng tinh trùng từ tinh dịch hay tinh hoàn? - Ngày đăng: 16-04-2021
So sánh hiệu quả chuyển phôi trữ và chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 13-04-2021
Ảnh hưởng của việc chuyển phôi khảm đến kết quả thai lâm sàng - Ngày đăng: 13-04-2021
Các chất được tiết ra từ tế bào hMSC giúp tăng sinh tế bào hạt ở người, hình thành steroid và phục hồi chức năng buồng trứng trên mô hình chuột suy buồng trứng nguyên phát - Ngày đăng: 13-04-2021
Quercetin thúc đẩy quá trình trưởng thành noãn trong ống nghiệm của noãn người và chuột cái già - Ngày đăng: 13-04-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK