Tin tức
on Friday 23-04-2021 3:19pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Đinh Thanh Nhân
Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình
Một nghiên cứu tiến cứu đã chỉ ra rằng chu kỳ kinh nguyệt (CKKN) kéo dài, không đều trong độ tuổi sinh sản có liên quan đến nguy cơ mắc đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 ở phụ nữ, đặc biệt ở những người thừa cân hoặc béo phì, ít hoạt động thể chất và có thói quen ăn uống không tốt.
Nghiên cứu nhấn mạnh rằng điều quan trọng là xác định được các nhóm bệnh nhân nhạy cảm cao hơn để phát triển các chiến lược dự phòng đích. Các phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rằng các đặc điểm của CKKN có thể là dấu hiệu ban đầu của nguy cơ tiến triển lâu dài của ĐTĐ type 2 và các biện pháp can thiệp lối sống có thể là một chiến lược hữu ích để giảm nguy cơ này ở những phụ nữ bị rối loạn CKKN.
Cỡ mẫu bao gồm 75.546 phụ nữ trước mãn kinh (tuổi trung bình là 37,9 tuổi) từ nghiên cứu “US Nurses’ Health Study II”. Các đánh giá dựa trên độ dài và mức độ đều đặn của CKKN được ghi nhận ở phụ nữ trong các nhóm tuổi 14 - 17, 18 - 22 và 29 - 46 tuổi. Mức độ đều đặn của CKKN bao gồm rất đều đặn (chênh lệch trong vòng 3 - 4 ngày so với ngày dự kiến), đều đặn (chênh lệch trong vòng 5 - 7 ngày so với ngày dự kiến), thường không đều, luôn không đều hoặc không có tính chu kỳ.
Trong suốt thời gian theo dõi, 7,4% phụ nữ tham gia (n = 5 608) đã được ghi nhận mắc ĐTĐ type 2. Sau khi điều chỉnh BMI thay đổi theo thời gian và các yếu tố lối sống nguy cơ, những phụ nữ có CKKN luôn không đều hoặc không có tính chu kỳ có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao hơn những người có chu kỳ rất đều đặn (tỷ số nguy cơ hiệu chỉnh [adjHRs], 1,32, 1,41 và 1,66 lần lượt cho độ tuổi 14 - 17, 18 - 22 và 29 - 46 tuổi; p < 0,001).
Những phụ nữ có CKKN thông thường kéo dài ≥ 40 ngày hoặc quá bất thường không thể ước tính cũng có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao hơn so với những phụ nữ có độ dài CKKN thông thường là 26 - 31 ngày (adjHRs, lần lượt là 1,37 và 1,50 cho độ tuổi 18 - 22 và 29 - 46 tuổi; p < 0,001).
Kết quả này cho thấy rằng những phụ nữ có CKKN không đều hoặc dài ở tuổi vị thành niên và trong suốt độ tuổi trưởng thành có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao hơn những phụ nữ không bị rối loạn CKKN.
Mối liên quan giữa CKKN không đều và nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 mạnh hơn ở phụ nữ 29 - 46 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì (p < 0,001), có chế độ ăn chất lượng thấp (p = 0,03) và mức độ hoạt động thể chất thấp (p < 0,001). Một xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy khi kết hợp độ dài CKKN với các yếu tố trên và nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 (p < 0,001, p = 0,004, và p < 0,001).
Như vậy, các chiến lược quản lý cân nặng đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ có biểu hiện rối loạn CKKN. Mối liên quan mạnh thêm đáng kể khi có sự kết hợp giữa CKKN bất thường, lười vận động và chế độ ăn uống chất lượng thấp với nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cũng làm nổi bật tầm quan trọng của việc duy trì một lối sống lành mạnh chung để ngăn ngừa ĐTĐ type 2.
Phân tích ở nhóm tuổi 18 - 22 đến 29 - 46 tuổi cho thấy nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao nhất ở những phụ nữ có CKKN thường không đều hoặc luôn không đều (adjHR, 1,55) và những người có CKKN thay đổi từ < 32 ngày đến ≥ 32 ngày (adjHR, 1,62).
Trong nghiên cứu này, môi trường nội tiết bị gián đoạn được cho là đóng một vai trò quan trọng trong mối liên hệ giữa rối loạn chức năng CKKN và nguy cơ mắc ĐTĐ type 2. CKKN không đều và kéo dài là những dấu hiệu điển hình của tăng insulin máu, có thể kết hợp với gonadotropins của tuyến yên để kích thích sản xuất androgen trong tế bào vỏ của nang noãn buồng trứng, làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ mắc ĐTĐ type 2.
Mặc dù thời gian theo dõi lâu dài và cỡ mẫu lớn, yếu tố dân tộc/chủng tộc và nền tảng giáo dục có thể làm hạn chế khả năng khái quát hoá của kết quả nghiên cứu. Độ chính xác của thông tin thu thập từ việc nhớ lại bị giảm đối với các nhóm tuổi trẻ hơn, nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao hơn đặc biệt được quan sát thấy ở những phụ nữ cho biết có CKKN dài hoặc không đều sau này.
Tuy nhiên, phát hiện của nghiên cứu đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc xem xét các đặc điểm CKKN trong suốt độ tuổi sinh sản như một dấu hiệu độc lập khi đánh giá nguy cơ rối loạn chuyển hóa của bệnh nhân và chỉ ra các can thiệp để ngăn ngừa sự phát triển ĐTĐ type 2 ở phụ nữ.
Nguồn: Wang Y, Shan Z, Arvizu M, et al. Associations of Menstrual Cycle Characteristics Across the Reproductive Life Span and Lifestyle Factors With Risk of Type 2 Diabetes. JAMA Netw Open. 2020;3(12):e2027928. doi:10.1001/jamanetworkopen.2020.27928
Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình
Một nghiên cứu tiến cứu đã chỉ ra rằng chu kỳ kinh nguyệt (CKKN) kéo dài, không đều trong độ tuổi sinh sản có liên quan đến nguy cơ mắc đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 ở phụ nữ, đặc biệt ở những người thừa cân hoặc béo phì, ít hoạt động thể chất và có thói quen ăn uống không tốt.
Nghiên cứu nhấn mạnh rằng điều quan trọng là xác định được các nhóm bệnh nhân nhạy cảm cao hơn để phát triển các chiến lược dự phòng đích. Các phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rằng các đặc điểm của CKKN có thể là dấu hiệu ban đầu của nguy cơ tiến triển lâu dài của ĐTĐ type 2 và các biện pháp can thiệp lối sống có thể là một chiến lược hữu ích để giảm nguy cơ này ở những phụ nữ bị rối loạn CKKN.
Cỡ mẫu bao gồm 75.546 phụ nữ trước mãn kinh (tuổi trung bình là 37,9 tuổi) từ nghiên cứu “US Nurses’ Health Study II”. Các đánh giá dựa trên độ dài và mức độ đều đặn của CKKN được ghi nhận ở phụ nữ trong các nhóm tuổi 14 - 17, 18 - 22 và 29 - 46 tuổi. Mức độ đều đặn của CKKN bao gồm rất đều đặn (chênh lệch trong vòng 3 - 4 ngày so với ngày dự kiến), đều đặn (chênh lệch trong vòng 5 - 7 ngày so với ngày dự kiến), thường không đều, luôn không đều hoặc không có tính chu kỳ.
Trong suốt thời gian theo dõi, 7,4% phụ nữ tham gia (n = 5 608) đã được ghi nhận mắc ĐTĐ type 2. Sau khi điều chỉnh BMI thay đổi theo thời gian và các yếu tố lối sống nguy cơ, những phụ nữ có CKKN luôn không đều hoặc không có tính chu kỳ có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao hơn những người có chu kỳ rất đều đặn (tỷ số nguy cơ hiệu chỉnh [adjHRs], 1,32, 1,41 và 1,66 lần lượt cho độ tuổi 14 - 17, 18 - 22 và 29 - 46 tuổi; p < 0,001).
Những phụ nữ có CKKN thông thường kéo dài ≥ 40 ngày hoặc quá bất thường không thể ước tính cũng có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao hơn so với những phụ nữ có độ dài CKKN thông thường là 26 - 31 ngày (adjHRs, lần lượt là 1,37 và 1,50 cho độ tuổi 18 - 22 và 29 - 46 tuổi; p < 0,001).
Kết quả này cho thấy rằng những phụ nữ có CKKN không đều hoặc dài ở tuổi vị thành niên và trong suốt độ tuổi trưởng thành có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao hơn những phụ nữ không bị rối loạn CKKN.
Mối liên quan giữa CKKN không đều và nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 mạnh hơn ở phụ nữ 29 - 46 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì (p < 0,001), có chế độ ăn chất lượng thấp (p = 0,03) và mức độ hoạt động thể chất thấp (p < 0,001). Một xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy khi kết hợp độ dài CKKN với các yếu tố trên và nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 (p < 0,001, p = 0,004, và p < 0,001).
Như vậy, các chiến lược quản lý cân nặng đặc biệt quan trọng đối với những phụ nữ có biểu hiện rối loạn CKKN. Mối liên quan mạnh thêm đáng kể khi có sự kết hợp giữa CKKN bất thường, lười vận động và chế độ ăn uống chất lượng thấp với nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cũng làm nổi bật tầm quan trọng của việc duy trì một lối sống lành mạnh chung để ngăn ngừa ĐTĐ type 2.
Phân tích ở nhóm tuổi 18 - 22 đến 29 - 46 tuổi cho thấy nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao nhất ở những phụ nữ có CKKN thường không đều hoặc luôn không đều (adjHR, 1,55) và những người có CKKN thay đổi từ < 32 ngày đến ≥ 32 ngày (adjHR, 1,62).
Trong nghiên cứu này, môi trường nội tiết bị gián đoạn được cho là đóng một vai trò quan trọng trong mối liên hệ giữa rối loạn chức năng CKKN và nguy cơ mắc ĐTĐ type 2. CKKN không đều và kéo dài là những dấu hiệu điển hình của tăng insulin máu, có thể kết hợp với gonadotropins của tuyến yên để kích thích sản xuất androgen trong tế bào vỏ của nang noãn buồng trứng, làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ mắc ĐTĐ type 2.
Mặc dù thời gian theo dõi lâu dài và cỡ mẫu lớn, yếu tố dân tộc/chủng tộc và nền tảng giáo dục có thể làm hạn chế khả năng khái quát hoá của kết quả nghiên cứu. Độ chính xác của thông tin thu thập từ việc nhớ lại bị giảm đối với các nhóm tuổi trẻ hơn, nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao hơn đặc biệt được quan sát thấy ở những phụ nữ cho biết có CKKN dài hoặc không đều sau này.
Tuy nhiên, phát hiện của nghiên cứu đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc xem xét các đặc điểm CKKN trong suốt độ tuổi sinh sản như một dấu hiệu độc lập khi đánh giá nguy cơ rối loạn chuyển hóa của bệnh nhân và chỉ ra các can thiệp để ngăn ngừa sự phát triển ĐTĐ type 2 ở phụ nữ.
Nguồn: Wang Y, Shan Z, Arvizu M, et al. Associations of Menstrual Cycle Characteristics Across the Reproductive Life Span and Lifestyle Factors With Risk of Type 2 Diabetes. JAMA Netw Open. 2020;3(12):e2027928. doi:10.1001/jamanetworkopen.2020.27928
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tiềm năng phát triển của các noãn thụ tinh bất thường và một số kết cục lâm sàng liên quan - Ngày đăng: 19-04-2021
Mẹ uống cà phê khi có thai có thể làm thai nhỏ - Ngày đăng: 16-04-2021
Tư vấn theo phương pháp “Mindfulness” giúp giảm trầm cảm ở nhóm phụ nữ điều trị IVF - Ngày đăng: 16-04-2021
Bổ sung sắt và acid folic hằng ngày trong thai kỳ - Ngày đăng: 16-04-2021
Ảnh hưởng của tuổi cha lên kết quả ICSI ở những bệnh nhân thiểu tinh (cryptozoospermia): Sử dụng tinh trùng từ tinh dịch hay tinh hoàn? - Ngày đăng: 16-04-2021
So sánh hiệu quả chuyển phôi trữ và chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 13-04-2021
Ảnh hưởng của việc chuyển phôi khảm đến kết quả thai lâm sàng - Ngày đăng: 13-04-2021
Các chất được tiết ra từ tế bào hMSC giúp tăng sinh tế bào hạt ở người, hình thành steroid và phục hồi chức năng buồng trứng trên mô hình chuột suy buồng trứng nguyên phát - Ngày đăng: 13-04-2021
Quercetin thúc đẩy quá trình trưởng thành noãn trong ống nghiệm của noãn người và chuột cái già - Ngày đăng: 13-04-2021
Nuôi cấy tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn trước ngày chọc hút cải thiện kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 12-04-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK