Tin tức
on Monday 12-04-2021 10:57am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Võ Minh Tuấn – IVFMD Tân Bình
Hiện nay, ước tính có khoảng 20% các trường hợp vô sinh ở nam giới là Azoospermia (Bocca và cộng sự, 2017). Đối với các trường hợp vô tinh do tắc và không do tắc, kĩ thuật thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn (Testicular sperm extraction – TESE) kết hợp kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) là phương pháp điều trị phù hợp. Trong cơ thể, tinh trùng di chuyển từ ống sinh tinh đến mào tinh, nơi chúng bắt đầu có khả năng di động tiến tới và khả năng thụ tinh. Tuy nhiên, trong các chu kỳ TESE, rất khó để tìm đủ số lượng tinh trùng di động vì tinh trùng chỉ di động trong một thời gian ngắn sau quá trình thám sát và có thể bất động do không được cung cấp đủ năng lượng (Angelopoulos và cộng sự, 1999). Khả năng di dộng của tinh trùng được sử dụng như thông số lâm sàng để đánh giá khả năng sống của tinh trùng trong ICSI. Một số báo cáo cho rằng chỉ có 3% trường hợp có tinh trùng di động sau khi sinh thiết mô tinh hoàn. Vì vậy, việc nuôi cấy tinh trùng in vitro đã được đề xuất từ lâu để cải thiện khả năng di động của tinh trùng trong các chu kỳ TESE-ICSI nhưng các nghiên cứu trước đây về vấn đề này lại cho thấy những kết quả trái ngược nhau. Cụ thể, nghiên cứu của Hu và cộng sự (1999) cho thấy tinh trùng từ các chu kỳ TESE trước ngày chọc hút cho thấy cải thiện khả năng di động và tỉ lệ thụ tinh. Tuy nhiên, nghiên cứu của Karacan và cộng sự (2013) lại cho kết quả trái ngược, ông cho rằng thời gian thực hiện TESE không ảnh hưởng đến kết quả của chu kỳ ICSI. Quan trọng hơn, tại thời điểm đó chưa có hướng dẫn cụ thể nào về thời gian hoặc nhiệt độ nuôi cấy phù hợp để cải thiện khả năng di động của tinh trùng và kết quả lâm sàng trong các chu kỳ TESE-ICSI. Mãi cho đến năm 2017, một nghiên cứu của Hosseini và cộng sự đánh giá khả năng di động của tinh trùng ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình nuôi cấy in vitro và cho thấy khả năng di động của tinh trùng cải thiện đáng kể sau 24 giờ nuôi cấy nhưng bắt đầu giảm vào ngày thứ 2, nghiên cứu này không đề cập đến kết quả lâm sàng. Do đó, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của việc nuôi cấy tinh trùng in vitro trong 24 giờ đến kết quả của chu kì TESE-ICSI.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu gồm 83 chu kì TESE-ICSI ở 46 cặp vợ chồng với chồng có kết quả vô tinh do tắc hoặc không do tắc, được chia làm hai nhóm: nhóm thực hiện TESE vào ngày chọc hút (nhóm A, 65 chu kì ở 33 cặp vợ chồng) và nhóm thực hiện TESE vào trước ngày chọc hút và nuôi cấy tinh trùng in vitro 24 giờ (nhóm B, 18 chu kì ở 13 cặp vợ chồng). Các kết quả chính bao gồm tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng được so sánh giữa hai nhóm.
Kết quả cho thấy tỉ lệ thụ tinh ở nhóm B cao hơn đáng kể so với nhóm A (72,4 ± 32,1% so với 59,2 ± 21,7%, P = 0,045). Nhóm B cũng cho thấy tỉ lệ phôi làm tổ cao hơn (35,0 ± 34,1% so với 14,0 ± 21,5%, P = 0,01), tỉ lệ thai mỗi chu kỳ (80% so với 39%, P = 0,033) và tỉ lệ thai lâm sàng mỗi chu kỳ (80% so với 37,5%, P = 0.024) đều cao hơn so với nhóm A. Ngoài ra, tỉ lệ sẩy thai, tỉ lệ thai ngoài tử cung và tỉ lệ trẻ sinh sống tương đương giữa hai nhóm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các chu kì TESE-ICSI có tinh trùng thu nhận trước ngày chọc hút 24 giờ cho thấy tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn so với các chu kì TESE-ICSI có tinh trùng thu nhận vào ngày chọc hút. Tuy vậy nghiên cứu này vẫn có một vài hạn chế. Cỡ mẫu không đều giữa hai nhóm có thể ảnh hưởng đến kết quả. Hơn thế nữa, mặc dù nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng đã được cải thiện đáng kể khi sử dụng tinh trùng được nuôi cấy in vitro 24 giờ nhưng tác giả không cung cấp dữ liệu về bất kỳ sự thay đổi nào về khả năng di động của tinh trùng trước và sau khi nuôi cấy in vitro. Một hạn chế khác về mặt lâm sàng là ảnh hưởng của các phác đồ điều trị kích thích buồng trứng khác nhau có thể ảnh hưởng đến kết quả thai. Dù sao đi nữa, nghiên cứu này cũng đã bước đầu thành công khi chứng minh việc nuôi cấy tinh trùng phẫu thuật in vitro trong 24 giờ giúp cải thiện kết quả của chu kì TESE-ICSI. Cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn với cỡ mẫu lớn hơn để đưa ra kết luận chắc chắn về vấn đề này, ngoài ra cơ chế về sự cải thiện khả năng di động của tinh trùng khi nuôi cấy in vitro cũng cần được làm rõ.
Nguồn: Lee, J., Yoo, J. H., Lee, J. H., Ahn, H. S., Hwang, K. J., & Kim, M. (2021). Effect of in vitro testicular spermatozoa culture on pregnancy outcomes: an experience at a single university hospital. Yeungnam University Journal of Medicine, 38(1), 53.
Hiện nay, ước tính có khoảng 20% các trường hợp vô sinh ở nam giới là Azoospermia (Bocca và cộng sự, 2017). Đối với các trường hợp vô tinh do tắc và không do tắc, kĩ thuật thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn (Testicular sperm extraction – TESE) kết hợp kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) là phương pháp điều trị phù hợp. Trong cơ thể, tinh trùng di chuyển từ ống sinh tinh đến mào tinh, nơi chúng bắt đầu có khả năng di động tiến tới và khả năng thụ tinh. Tuy nhiên, trong các chu kỳ TESE, rất khó để tìm đủ số lượng tinh trùng di động vì tinh trùng chỉ di động trong một thời gian ngắn sau quá trình thám sát và có thể bất động do không được cung cấp đủ năng lượng (Angelopoulos và cộng sự, 1999). Khả năng di dộng của tinh trùng được sử dụng như thông số lâm sàng để đánh giá khả năng sống của tinh trùng trong ICSI. Một số báo cáo cho rằng chỉ có 3% trường hợp có tinh trùng di động sau khi sinh thiết mô tinh hoàn. Vì vậy, việc nuôi cấy tinh trùng in vitro đã được đề xuất từ lâu để cải thiện khả năng di động của tinh trùng trong các chu kỳ TESE-ICSI nhưng các nghiên cứu trước đây về vấn đề này lại cho thấy những kết quả trái ngược nhau. Cụ thể, nghiên cứu của Hu và cộng sự (1999) cho thấy tinh trùng từ các chu kỳ TESE trước ngày chọc hút cho thấy cải thiện khả năng di động và tỉ lệ thụ tinh. Tuy nhiên, nghiên cứu của Karacan và cộng sự (2013) lại cho kết quả trái ngược, ông cho rằng thời gian thực hiện TESE không ảnh hưởng đến kết quả của chu kỳ ICSI. Quan trọng hơn, tại thời điểm đó chưa có hướng dẫn cụ thể nào về thời gian hoặc nhiệt độ nuôi cấy phù hợp để cải thiện khả năng di động của tinh trùng và kết quả lâm sàng trong các chu kỳ TESE-ICSI. Mãi cho đến năm 2017, một nghiên cứu của Hosseini và cộng sự đánh giá khả năng di động của tinh trùng ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình nuôi cấy in vitro và cho thấy khả năng di động của tinh trùng cải thiện đáng kể sau 24 giờ nuôi cấy nhưng bắt đầu giảm vào ngày thứ 2, nghiên cứu này không đề cập đến kết quả lâm sàng. Do đó, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của việc nuôi cấy tinh trùng in vitro trong 24 giờ đến kết quả của chu kì TESE-ICSI.
Đây là một nghiên cứu hồi cứu gồm 83 chu kì TESE-ICSI ở 46 cặp vợ chồng với chồng có kết quả vô tinh do tắc hoặc không do tắc, được chia làm hai nhóm: nhóm thực hiện TESE vào ngày chọc hút (nhóm A, 65 chu kì ở 33 cặp vợ chồng) và nhóm thực hiện TESE vào trước ngày chọc hút và nuôi cấy tinh trùng in vitro 24 giờ (nhóm B, 18 chu kì ở 13 cặp vợ chồng). Các kết quả chính bao gồm tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng được so sánh giữa hai nhóm.
Kết quả cho thấy tỉ lệ thụ tinh ở nhóm B cao hơn đáng kể so với nhóm A (72,4 ± 32,1% so với 59,2 ± 21,7%, P = 0,045). Nhóm B cũng cho thấy tỉ lệ phôi làm tổ cao hơn (35,0 ± 34,1% so với 14,0 ± 21,5%, P = 0,01), tỉ lệ thai mỗi chu kỳ (80% so với 39%, P = 0,033) và tỉ lệ thai lâm sàng mỗi chu kỳ (80% so với 37,5%, P = 0.024) đều cao hơn so với nhóm A. Ngoài ra, tỉ lệ sẩy thai, tỉ lệ thai ngoài tử cung và tỉ lệ trẻ sinh sống tương đương giữa hai nhóm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các chu kì TESE-ICSI có tinh trùng thu nhận trước ngày chọc hút 24 giờ cho thấy tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn so với các chu kì TESE-ICSI có tinh trùng thu nhận vào ngày chọc hút. Tuy vậy nghiên cứu này vẫn có một vài hạn chế. Cỡ mẫu không đều giữa hai nhóm có thể ảnh hưởng đến kết quả. Hơn thế nữa, mặc dù nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai lâm sàng đã được cải thiện đáng kể khi sử dụng tinh trùng được nuôi cấy in vitro 24 giờ nhưng tác giả không cung cấp dữ liệu về bất kỳ sự thay đổi nào về khả năng di động của tinh trùng trước và sau khi nuôi cấy in vitro. Một hạn chế khác về mặt lâm sàng là ảnh hưởng của các phác đồ điều trị kích thích buồng trứng khác nhau có thể ảnh hưởng đến kết quả thai. Dù sao đi nữa, nghiên cứu này cũng đã bước đầu thành công khi chứng minh việc nuôi cấy tinh trùng phẫu thuật in vitro trong 24 giờ giúp cải thiện kết quả của chu kì TESE-ICSI. Cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn với cỡ mẫu lớn hơn để đưa ra kết luận chắc chắn về vấn đề này, ngoài ra cơ chế về sự cải thiện khả năng di động của tinh trùng khi nuôi cấy in vitro cũng cần được làm rõ.
Nguồn: Lee, J., Yoo, J. H., Lee, J. H., Ahn, H. S., Hwang, K. J., & Kim, M. (2021). Effect of in vitro testicular spermatozoa culture on pregnancy outcomes: an experience at a single university hospital. Yeungnam University Journal of Medicine, 38(1), 53.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự giảm biểu hiện mir-149 trong tinh trùng có liên quan đến chất lượng của phôi phát triển giai đoạn sớm trong thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển - Ngày đăng: 12-04-2021
So sánh hiệu quả lâm sàng của việc làm mỏng hay đục thủng màng trong suốt khi hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser - Ngày đăng: 06-04-2021
Tác động của thời gian nuôi cấy sau rã đến kết quả lâm sàng ở chu kì chuyển đơn phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 06-04-2021
Ảnh hưởng của tuổi chồng lên kết quả phôi và kết quả thai khi chuyển đơn phôi nguyên bội: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 03-04-2021
Kết quả lâm sàng và sơ sinh khi hỗ trợ thoát màng bằng laser ở bệnh nhân chuyển đơn phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 03-04-2021
Nguồn gốc tinh trùng không ảnh hưởng đến kết quả ICSI ở những bệnh nhân bị tổn thương nặng quá trình sinh tinh - Ngày đăng: 03-04-2021
Cơ chế và tác động của các yếu tố môi trường đến sinh sản nam giới - Ngày đăng: 02-04-2021
Chuyển ty thể từ tế bào iPS giúp cải thiện tiềm năng phát triển của phôi thụ tinh trong ống nghiệm ở phụ nữ lớn tuổi - Ngày đăng: 02-04-2021
Những thay đổi về chiều dài telomere và các dấu hiệu lão hóa trong quá trình bảo quản lạnh mô buồng trứng ở người - Ngày đăng: 02-04-2021
Hội chứng nang trống trong hỗ trợ sinh sản và sự liên quan với các nguyên nhân vô sinh khác nhau ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi - Ngày đăng: 02-04-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK