Tin tức
on Friday 23-04-2021 3:22pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Đinh Thanh Nhân
Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình (Family Hospital)
Hiện nay, các chiến lược thúc đẩy chuyển dạ, đặc biệt là bằng oxytocin, được sử dụng rộng rãi để cố gắng hỗ trợ cho các thai phụ sinh ngả âm đạo thuận lợi hơn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị SMFM (Society of Maternal and Fetal Medicine) năm 2021, việc sử dụng oxytocin liều cao không làm giảm đáng kể tỷ lệ mổ lấy thai ở phụ nữ chuyển dạ sinh lần đầu so với liều tiêu chuẩn.
Thử nghiệm mù đôi đơn trung tâm này thực hiện trên 1003 phụ nữ con so trong giai đoạn chuyển dạ tự nhiên và cần oxytocin để thúc đẩy chuyển dạ. Những thai phụ này được chia nhóm ngẫu nhiên sử dụng oxytocin liều cao (6 mUI/phút; n = 502) hoặc liều tiêu chuẩn (2 mUI/phút; n = 501) và được theo dõi, chăm sóc sản khoa thường quy. Kết quả chính của nghiên cứu là tỷ lệ mổ lấy thai ở từng nhóm.
Những phụ nữ được chỉ định sử dụng oxytocin liều cao hoặc liều tiêu chuẩn không có sự khác biệt về tỷ lệ mổ lấy thai (14,5% so với 14,4%; nguy cơ tương đối [RR] = 1,01; p = 0,94). Về kết cục của thai phụ, nhóm được sử dụng oxytocin liều cao có thời gian chuyển dạ ngắn hơn đáng kể (9,1 so với 10,5 giờ; p < 0,001) và tỷ lệ mắc viêm ối - màng ối thấp hơn (10,4% so với 15,6%; RR, 0,67; p = 0,01) so với nhóm sử dụng oxytocin liều tiêu chuẩn. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về tỷ lệ mắc viêm nội mạc tử cung sau sinh (0,6% so với 1,0%; RR, 0,60; p = 0,48) và băng huyết sau sinh (5,8% so với 4,6%; RR, 1,26; p = 0,40). Không có trường hợp nào bị vỡ tử cung, cắt tử cung hoặc tử vong mẹ trong nghiên cứu.
Về kết quả chu sinh, tỷ lệ toan hoá máu động mạch rốn trẻ sơ sinh thấp hơn đáng kể ở nhóm dùng liều cao so với nhóm dùng liều tiêu chuẩn (3,7% so với 7,1%; RR, 0,52; p = 0,04). Tỷ lệ Apgar ≤ 3 sau 5 phút (0,6% so với 0,8%; RR, 0,75; p = 0,70) và toan hoá máu động mạch rốn (3,7% so với 7,1%; RR, 0,52; p = 0,04) là tương đương ở hai nhóm. Tỷ lệ nhập NICU (5,8% so với 6,6%; RR, 0,88; p = 0,59) và bệnh suất chu sinh nặng (1,0% so với 1,4%; RR, 0,71; p = 0,56) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Không có trường hợp tử vong chu sinh nào được ghi nhận.
Như vậy, việc sử dụng oxytocin liều cao để thúc đẩy chuyển dạ không làm thay đổi tỷ lệ mổ lấy thai khi so sánh với liều tiêu chuẩn. Tuy nhiên, thời gian chuyển dạ ngắn hơn đáng kể và bằng chứng cho thấy các biến chứng ở thai phụ và chu sinh thấp hơn đã được quan sát ở nhóm dùng oxytocin liều cao. Do đó, dữ liệu của nghiên cứu ủng hộ quan điểm rằng phác đồ oxytocin liều cao là an toàn và có thể được ưu tiên ở nhóm bệnh nhân chuyển dạ sinh lần đầu.
Nguồn: Son, M., Roy, A., Stetson, B.T., Grady, N.T., Vanecko, M.C., Bond, N., Swanson, K., Miller, E.S., Peaceman, A.M., 2021. 6 High-dose versus standard-dose oxytocin regimens to augment labor in nulliparas: a double-blind randomized clinical trial. Am. J. Obstet. Gynecol. 224, S4. https://doi.org/10.1016/j.ajog.2020.12.108
Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình (Family Hospital)
Hiện nay, các chiến lược thúc đẩy chuyển dạ, đặc biệt là bằng oxytocin, được sử dụng rộng rãi để cố gắng hỗ trợ cho các thai phụ sinh ngả âm đạo thuận lợi hơn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được trình bày tại hội nghị SMFM (Society of Maternal and Fetal Medicine) năm 2021, việc sử dụng oxytocin liều cao không làm giảm đáng kể tỷ lệ mổ lấy thai ở phụ nữ chuyển dạ sinh lần đầu so với liều tiêu chuẩn.
Thử nghiệm mù đôi đơn trung tâm này thực hiện trên 1003 phụ nữ con so trong giai đoạn chuyển dạ tự nhiên và cần oxytocin để thúc đẩy chuyển dạ. Những thai phụ này được chia nhóm ngẫu nhiên sử dụng oxytocin liều cao (6 mUI/phút; n = 502) hoặc liều tiêu chuẩn (2 mUI/phút; n = 501) và được theo dõi, chăm sóc sản khoa thường quy. Kết quả chính của nghiên cứu là tỷ lệ mổ lấy thai ở từng nhóm.
Những phụ nữ được chỉ định sử dụng oxytocin liều cao hoặc liều tiêu chuẩn không có sự khác biệt về tỷ lệ mổ lấy thai (14,5% so với 14,4%; nguy cơ tương đối [RR] = 1,01; p = 0,94). Về kết cục của thai phụ, nhóm được sử dụng oxytocin liều cao có thời gian chuyển dạ ngắn hơn đáng kể (9,1 so với 10,5 giờ; p < 0,001) và tỷ lệ mắc viêm ối - màng ối thấp hơn (10,4% so với 15,6%; RR, 0,67; p = 0,01) so với nhóm sử dụng oxytocin liều tiêu chuẩn. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về tỷ lệ mắc viêm nội mạc tử cung sau sinh (0,6% so với 1,0%; RR, 0,60; p = 0,48) và băng huyết sau sinh (5,8% so với 4,6%; RR, 1,26; p = 0,40). Không có trường hợp nào bị vỡ tử cung, cắt tử cung hoặc tử vong mẹ trong nghiên cứu.
Về kết quả chu sinh, tỷ lệ toan hoá máu động mạch rốn trẻ sơ sinh thấp hơn đáng kể ở nhóm dùng liều cao so với nhóm dùng liều tiêu chuẩn (3,7% so với 7,1%; RR, 0,52; p = 0,04). Tỷ lệ Apgar ≤ 3 sau 5 phút (0,6% so với 0,8%; RR, 0,75; p = 0,70) và toan hoá máu động mạch rốn (3,7% so với 7,1%; RR, 0,52; p = 0,04) là tương đương ở hai nhóm. Tỷ lệ nhập NICU (5,8% so với 6,6%; RR, 0,88; p = 0,59) và bệnh suất chu sinh nặng (1,0% so với 1,4%; RR, 0,71; p = 0,56) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Không có trường hợp tử vong chu sinh nào được ghi nhận.
Như vậy, việc sử dụng oxytocin liều cao để thúc đẩy chuyển dạ không làm thay đổi tỷ lệ mổ lấy thai khi so sánh với liều tiêu chuẩn. Tuy nhiên, thời gian chuyển dạ ngắn hơn đáng kể và bằng chứng cho thấy các biến chứng ở thai phụ và chu sinh thấp hơn đã được quan sát ở nhóm dùng oxytocin liều cao. Do đó, dữ liệu của nghiên cứu ủng hộ quan điểm rằng phác đồ oxytocin liều cao là an toàn và có thể được ưu tiên ở nhóm bệnh nhân chuyển dạ sinh lần đầu.
Nguồn: Son, M., Roy, A., Stetson, B.T., Grady, N.T., Vanecko, M.C., Bond, N., Swanson, K., Miller, E.S., Peaceman, A.M., 2021. 6 High-dose versus standard-dose oxytocin regimens to augment labor in nulliparas: a double-blind randomized clinical trial. Am. J. Obstet. Gynecol. 224, S4. https://doi.org/10.1016/j.ajog.2020.12.108
Các tin khác cùng chuyên mục:
Liệu trì hoãn chuyển phôi trữ lạnh sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có làm tăng khả năng có thai? - Ngày đăng: 23-04-2021
Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt liên quan đến nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 - Ngày đăng: 23-04-2021
Tiềm năng phát triển của các noãn thụ tinh bất thường và một số kết cục lâm sàng liên quan - Ngày đăng: 19-04-2021
Mẹ uống cà phê khi có thai có thể làm thai nhỏ - Ngày đăng: 16-04-2021
Tư vấn theo phương pháp “Mindfulness” giúp giảm trầm cảm ở nhóm phụ nữ điều trị IVF - Ngày đăng: 16-04-2021
Bổ sung sắt và acid folic hằng ngày trong thai kỳ - Ngày đăng: 16-04-2021
Ảnh hưởng của tuổi cha lên kết quả ICSI ở những bệnh nhân thiểu tinh (cryptozoospermia): Sử dụng tinh trùng từ tinh dịch hay tinh hoàn? - Ngày đăng: 16-04-2021
So sánh hiệu quả chuyển phôi trữ và chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 13-04-2021
Ảnh hưởng của việc chuyển phôi khảm đến kết quả thai lâm sàng - Ngày đăng: 13-04-2021
Các chất được tiết ra từ tế bào hMSC giúp tăng sinh tế bào hạt ở người, hình thành steroid và phục hồi chức năng buồng trứng trên mô hình chuột suy buồng trứng nguyên phát - Ngày đăng: 13-04-2021
Quercetin thúc đẩy quá trình trưởng thành noãn trong ống nghiệm của noãn người và chuột cái già - Ngày đăng: 13-04-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK