Tin tức
on Friday 23-04-2021 3:26pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận
Chất lượng phôi là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định sự thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON), và chịu tác động bởi các yếu tố từ nữ, nam giới và điều kiện nuôi cấy…. Chất lượng của noãn có quan hệ chặt chẽ với chất lượng của phôi. Chất lượng noãn là một yếu tố quan trọng trong khả năng sinh sản của phụ nữ, có vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh và phát triển phôi sau này. Chất lượng noãn được quyết định chủ yếu bởi hàm lượng nhân, chức năng của ti thể và sự trưởng thành của tế bào chất, và tất cả phụ thuộc vào tuổi, nguyên nhân gây vô sinh và vi môi trường được cung cấp bởi buồng trứng và nang noãn có thể làm thay đổi quá trình dịch mã, do vậy mà phụ thuộc vào các phác đồ kích thích buồng trứng và nguyên nhân vô sinh.
Tuy nhiên, sự đóng góp của tinh trùng đối với sự phát triển sớm của phôi vẫn còn ít rõ ràng. Một vài năm trước đây, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi và tỷ lệ mang thai có tương quan nghịch với số lượng tinh trùng chưa trưởng thành cao và tỷ lệ tinh trùng dị bội cao. Tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi giảm khi sự phân mảnh DNA của tinh trùng hoặc nồng độ protamine tăng lên theo tuổi hoặc vô sinh. Ngoài ra, phân mảnh DNA tinh trùng có ảnh hưởng xấu đến chất lượng phôi ở tất cả các giai đoạn phát triển, dẫn đến giảm tỷ lệ làm tổ và thai lâm sàng và tăng tỉ lệ sẩy thai. Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp khác và hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ hiện không khuyến nghị xét nghiệm phân mảnh DNA của tinh trùng thường quy ở những bệnh nhân điều trị TTTON. Điều quan trọng là, một báo cáo gần đây cho thấy không có ảnh hưởng của các thông số tinh dịch lên kết quả IVF/ICSI và kết quả sản khoa trong các chu kỳ xin noãn. Tuổi bố không ảnh hưởng đáng kể kết quả điều trị trong các chu kỳ xin noãn. Nhưng nếu tuổi bố lớn sẽ làm tăng nguy cơ đột biến đơn gen và một số dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn còn thấp và chưa được xác nhận bởi các nghiên cứu khác. Đáng lưu ý, cho đến nay không có ảnh hưởng đáng kể nào của tuổi bố đến việc in dấu di truyền.
Mặt khác, các thông số tinh dịch như thể tích, độ di động và hình dạng tinh trùng bình thường đã được chứng minh là sẽ giảm khi tuổi nam giới tăng, còn về mật độ tinh trùng vẫn còn tranh cãi. Rất ít nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của tuổi bố đến hình thái phôi. Nam giới > 50 tuổi ảnh hưởng đáng kể đến kết quả mang thai và tỷ lệ tạo phôi nang nhưng hình thái phôi giai đoạn phân chia không bị ảnh hưởng trong chu kỳ xin noãn. Còn theo một nghiên cứu chia đôi noãn cho 2 nguồn nhận khác nhau, hình dạng tinh trùng bình thường có tương quan thuận với tỉ lệ tạo phôi phân chia trong chu kỳ IVF cổ điển; nhưng nghiên cứu này không báo cáo tuổi nam giới. Một nghiên cứu bệnh chứng chia đôi noãn hiến đã cho thấy không có ảnh hưởng đáng kể của mẫu tinh trùng dị dạng hoàn toàn đối với tỷ lệ thụ tinh, thai lâm sàng trong các chu kỳ ICSI.
Do đó nghiên cứu này thực hiện nhằm mục đích đánh giá xem có bất kỳ thông số tinh dịch nào theo WHO 2010 hoặc tuổi nam giới (> 50 tuổi) có liên quan đến sự phát triển của phôi trong các chu kỳ xin noãn-ICSI. Để tăng thêm ý nghĩa và độ mạnh cho nghiên cứu, nhóm đã sử dụng lặp đi lặp lại noãn hiến với các nguồn tinh dịch khác nhau.
Những người hiến noãn ≤ 30 tuổi được ẩn danh. Tinh trùng xuất tinh có xét nghiệm tinh dịch đồ theo WHO 2010, bao gồm tổng số lượng tinh trùng di động (TMC) và hình thái tinh trùng. Đối với các mẫu tinh trùng đông lạnh, các thông số tinh dịch đồ được lấy theo kết quả tinh dịch đồ trước đông lạnh. Theo WHO 2010, thì Tổng số tinh trùng di động (TMC) bình thường phải ≥10 × 106 còn bất thường là < 10 × 106; tỉ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường ≥4% là bình thường, còn bất thường là < 4% . Các mẫu tinh trùng được chia làm 4 nhóm dựa vào TMC và hình dạng bình thường của tinh trùng: (1) TMC bất thường và hình dạng bất thường (n=37), TMC bất thường và hình dạng bình thường (n=14), TMC bình thường và hình dạng bất thường (n=84), TMC bình thường và hình dạng bình thường (n=140). Kết quả chính là hình thái phôi vào ngày 3 và ngày thứ 5-6 (phôi nang). Các kết quả phụ là tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ 2PN, tạo phôi nang, làm tổ, thai lâm sàng, trẻ sinh sống.
Các kết quả ghi nhận được là:
Nguồn: Assessing the impact of semen quality on embryo development in an egg donation model, Fertil Steril, Vol. 2, No. 1, https://doi.org/10.1016/j.xfre.2020.10.012
Chất lượng phôi là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định sự thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON), và chịu tác động bởi các yếu tố từ nữ, nam giới và điều kiện nuôi cấy…. Chất lượng của noãn có quan hệ chặt chẽ với chất lượng của phôi. Chất lượng noãn là một yếu tố quan trọng trong khả năng sinh sản của phụ nữ, có vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh và phát triển phôi sau này. Chất lượng noãn được quyết định chủ yếu bởi hàm lượng nhân, chức năng của ti thể và sự trưởng thành của tế bào chất, và tất cả phụ thuộc vào tuổi, nguyên nhân gây vô sinh và vi môi trường được cung cấp bởi buồng trứng và nang noãn có thể làm thay đổi quá trình dịch mã, do vậy mà phụ thuộc vào các phác đồ kích thích buồng trứng và nguyên nhân vô sinh.
Tuy nhiên, sự đóng góp của tinh trùng đối với sự phát triển sớm của phôi vẫn còn ít rõ ràng. Một vài năm trước đây, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi và tỷ lệ mang thai có tương quan nghịch với số lượng tinh trùng chưa trưởng thành cao và tỷ lệ tinh trùng dị bội cao. Tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi giảm khi sự phân mảnh DNA của tinh trùng hoặc nồng độ protamine tăng lên theo tuổi hoặc vô sinh. Ngoài ra, phân mảnh DNA tinh trùng có ảnh hưởng xấu đến chất lượng phôi ở tất cả các giai đoạn phát triển, dẫn đến giảm tỷ lệ làm tổ và thai lâm sàng và tăng tỉ lệ sẩy thai. Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp khác và hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ hiện không khuyến nghị xét nghiệm phân mảnh DNA của tinh trùng thường quy ở những bệnh nhân điều trị TTTON. Điều quan trọng là, một báo cáo gần đây cho thấy không có ảnh hưởng của các thông số tinh dịch lên kết quả IVF/ICSI và kết quả sản khoa trong các chu kỳ xin noãn. Tuổi bố không ảnh hưởng đáng kể kết quả điều trị trong các chu kỳ xin noãn. Nhưng nếu tuổi bố lớn sẽ làm tăng nguy cơ đột biến đơn gen và một số dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn còn thấp và chưa được xác nhận bởi các nghiên cứu khác. Đáng lưu ý, cho đến nay không có ảnh hưởng đáng kể nào của tuổi bố đến việc in dấu di truyền.
Mặt khác, các thông số tinh dịch như thể tích, độ di động và hình dạng tinh trùng bình thường đã được chứng minh là sẽ giảm khi tuổi nam giới tăng, còn về mật độ tinh trùng vẫn còn tranh cãi. Rất ít nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của tuổi bố đến hình thái phôi. Nam giới > 50 tuổi ảnh hưởng đáng kể đến kết quả mang thai và tỷ lệ tạo phôi nang nhưng hình thái phôi giai đoạn phân chia không bị ảnh hưởng trong chu kỳ xin noãn. Còn theo một nghiên cứu chia đôi noãn cho 2 nguồn nhận khác nhau, hình dạng tinh trùng bình thường có tương quan thuận với tỉ lệ tạo phôi phân chia trong chu kỳ IVF cổ điển; nhưng nghiên cứu này không báo cáo tuổi nam giới. Một nghiên cứu bệnh chứng chia đôi noãn hiến đã cho thấy không có ảnh hưởng đáng kể của mẫu tinh trùng dị dạng hoàn toàn đối với tỷ lệ thụ tinh, thai lâm sàng trong các chu kỳ ICSI.
Do đó nghiên cứu này thực hiện nhằm mục đích đánh giá xem có bất kỳ thông số tinh dịch nào theo WHO 2010 hoặc tuổi nam giới (> 50 tuổi) có liên quan đến sự phát triển của phôi trong các chu kỳ xin noãn-ICSI. Để tăng thêm ý nghĩa và độ mạnh cho nghiên cứu, nhóm đã sử dụng lặp đi lặp lại noãn hiến với các nguồn tinh dịch khác nhau.
Những người hiến noãn ≤ 30 tuổi được ẩn danh. Tinh trùng xuất tinh có xét nghiệm tinh dịch đồ theo WHO 2010, bao gồm tổng số lượng tinh trùng di động (TMC) và hình thái tinh trùng. Đối với các mẫu tinh trùng đông lạnh, các thông số tinh dịch đồ được lấy theo kết quả tinh dịch đồ trước đông lạnh. Theo WHO 2010, thì Tổng số tinh trùng di động (TMC) bình thường phải ≥10 × 106 còn bất thường là < 10 × 106; tỉ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường ≥4% là bình thường, còn bất thường là < 4% . Các mẫu tinh trùng được chia làm 4 nhóm dựa vào TMC và hình dạng bình thường của tinh trùng: (1) TMC bất thường và hình dạng bất thường (n=37), TMC bất thường và hình dạng bình thường (n=14), TMC bình thường và hình dạng bất thường (n=84), TMC bình thường và hình dạng bình thường (n=140). Kết quả chính là hình thái phôi vào ngày 3 và ngày thứ 5-6 (phôi nang). Các kết quả phụ là tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ 2PN, tạo phôi nang, làm tổ, thai lâm sàng, trẻ sinh sống.
Các kết quả ghi nhận được là:
- Tổng số có 205 nam giới với 275 chu kỳ xin cho noãn đã được đưa vào phân tích. Tuổi trung bình của những người cho noãn là 25,31 ± 2,81 tuổi, với số lượng nang noãn trung bình là 28,09 ± 10,5. Tuổi trung bình của nam giới là 43,25 ± 6,65 tuổi. Các thông số tinh dịch trung bình của WHO 2010 lúc ICSI là mật độ 55,8 × 106 ± 44,3 × 106 tinh trùng/ ml, độ di động 44,8% ± 20,2% và hình dạng bình thường 6,9% ± 5,3%.
- Tuổi nam giới và hình dạng tinh trùng đều không liên quan đến hình thái phôi.
- Tổng tinh trùng di động có liên quan đáng kể với hình thái phôi ngày 3, cụ thể là tổng tinh trùng di động bất thường sẽ có số lượng tế bào cao hơn ở phôi ngày 3 (với khác biệt dự đoán là 0,32; 95% CI: 0,01 – 0,64; P=0,04) và cơ hội phôi bào đồng đều nhau thấp hơn 1,56 lần so với tổng tinh trùng di động bình thường. Nhưng TMC và hình dạng tinh trùng lại không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về tỉ lệ thụ tinh, phôi nang, thai lâm sàng, sẩy thai hoặc tỷ lệ trẻ sinh sống.
Nguồn: Assessing the impact of semen quality on embryo development in an egg donation model, Fertil Steril, Vol. 2, No. 1, https://doi.org/10.1016/j.xfre.2020.10.012
Các tin khác cùng chuyên mục:
Khả năng áp dụng mô hình lựa chọn phôi sử dụng các thông số động học của time -lapse giữa các labo IVF: một phân tích cộng gộp-tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 23-04-2021
Oxytocin liều cao không làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai so với liều tiêu chuẩn - Ngày đăng: 23-04-2021
Liệu trì hoãn chuyển phôi trữ lạnh sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có làm tăng khả năng có thai? - Ngày đăng: 23-04-2021
Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt liên quan đến nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 - Ngày đăng: 23-04-2021
Tiềm năng phát triển của các noãn thụ tinh bất thường và một số kết cục lâm sàng liên quan - Ngày đăng: 19-04-2021
Mẹ uống cà phê khi có thai có thể làm thai nhỏ - Ngày đăng: 16-04-2021
Tư vấn theo phương pháp “Mindfulness” giúp giảm trầm cảm ở nhóm phụ nữ điều trị IVF - Ngày đăng: 16-04-2021
Bổ sung sắt và acid folic hằng ngày trong thai kỳ - Ngày đăng: 16-04-2021
Ảnh hưởng của tuổi cha lên kết quả ICSI ở những bệnh nhân thiểu tinh (cryptozoospermia): Sử dụng tinh trùng từ tinh dịch hay tinh hoàn? - Ngày đăng: 16-04-2021
So sánh hiệu quả chuyển phôi trữ và chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 13-04-2021
Ảnh hưởng của việc chuyển phôi khảm đến kết quả thai lâm sàng - Ngày đăng: 13-04-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK