Tin tức
on Friday 20-11-2020 9:30am
Danh mục: Tin quốc tế
CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương
Với việc được hợp pháp hoá rộng rãi, sử dụng cần sa trong thai kỳ ngày càng trở nên phổ biến. Cần sa có thể đi qua nhau thai và vào sữa mẹ, dẫn đến phơi nhiễm cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Nhiều phụ nữ viện lý do y tế cho việc sử dụng cần sa trước khi sinh như buồn nôn và nôn khi mang thai, lo âu và đau mãn tính. Những phụ nữ này cần được tư vấn rõ hơn nhằm cân bằng giữa lợi ích và tác hại của việc sử dụng cần sa trong thai kỳ.
Do các dữ liệu khoa học liên quan đến cần sa trong thai kỳ không được tách biệt trong các nghiên cứu và vẫn chưa có kết luận chính xác, các nhân viên y tế thường bối rối khi tư vấn cho phụ nữ về những rủi ro khi sử dụng. Ngoài ra, có rất ít tài liệu liên quan đến việc sử dụng cần sa trong thai kỳ và khi cho con bú. Các nghiên cứu về thai kỳ hiện tại chủ yếu là đoàn hệ hồi cứu dựa trên tự báo cáo về phơi nhiễm, nên có thể đánh giá không đầy đủ việc sử dụng cần sa của người khai. Nhiều nghiên cứu không thể điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu quan trọng như sử dụng thuốc lá và sự khác biệt về nhân khẩu học.
Bất chấp những hạn chế của bằng chứng hiện có, có những dữ liệu về động vật và con người cho thấy tác hại tiềm tàng của việc sử dụng cần sa. Những tác hại này là hợp lý về mặt sinh học do vai trò của hệ thống endocannabinoid trong quá trình làm tổ, hình thành bánh nhau và phát triển thần kinh của thai nhi. Hai tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp gần đây đã tìm thấy mối liên quan giữa việc sử dụng cần sa và các kết quả chu sinh bất lợi, đặc biệt là ở người nghiện cần sa nặng. Ngoài ra, ba nghiên cứu đoàn hệ theo chiều dọc chứng minh ảnh hưởng có thể có của việc tiếp xúc với cần sa trước khi sinh đối với kết quả hành vi thần kinh lâu dài. Sử dụng cần sa có thể liên quan đến thai chậm tăng trưởng, thai chết lưu, sinh non tự phát và nhập đơn vị hồi sức sơ sinh. Do đó, phụ nữ nên hạn chế sử dụng cần sa trong thai kỳ và cho con bú.
Nguồn: Metz T.D & Borgelt L.M (2018). Marijuana Use in Pregnancy and While Breastfeeding. Obstetrics and Gynecology, 132(5), 1198–1210.
https://doi.org/10.1097/AOG.0000000000002878.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của chuyển phôi trữ lên tỉ lệ song thai cùng trứng: nghiên cứu hồi cứu trên 8459 chu kỳ chuyển phôi - Ngày đăng: 20-11-2020
Tác động của đông lạnh tinh trùng thu nhận từ mào tinh và tinh hoàn lên kết quả ICSI của những bệnh nhân vô tinh bế tắc: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 20-11-2020
Ảnh hưởng của cần sa lên khả năng sinh sản ở người - Ngày đăng: 20-11-2020
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 19-11-2020
Kết hợp sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp nâng cao khả năng dự đoán chính xác ngày phóng noãn - Ngày đăng: 19-11-2020
Tăng nguy cơ cổ tử cung bất toàn ở nhóm phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Ngày đăng: 19-11-2020
Mối liên hệ giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và kết quả sinh sản ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) trong điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 19-11-2020
Ảnh hưởng của nồng độ Vitamin D lên kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 17-11-2020
Kết quả thai và sơ sinh của quá trình hoạt hóa noãn nhân tạo ở những bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 11-11-2020
Inhibin B trong ống sinh tinh của tinh hoàn ở nam giới sinh sản bình thường và vô sinh nguyên phát - Ngày đăng: 11-11-2020
Những thay về tình trạng tế bào Leydig ở nam giới lớn tuổi - Ngày đăng: 11-11-2020
Hiệu quả của phương pháp thủy tinh hóa đối với noãn hiến tặng - Ngày đăng: 11-11-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK