Tin tức
on Thursday 19-11-2020 4:49pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH TRƯƠNG VĂN HẢI - IVFMĐ TÂN BÌNH
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, 80-95% trường hợp vô sinh khi bị PCOS (Broughton và cs, 2017). Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân, béo phì cũng đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng nói chung và phụ nữ nói riêng. Theo ước tính, 40-70% phụ nữ bị PCOS cũng bị thừa cân hoặc béo phì, và tỷ lệ PCOS ở phụ nữ béo phì cao gấp 4 lần phụ nữ có cân nặng bình thường (Álvarez-Blasco và cs, 2016). Ngày càng có nhiều phụ nữ PCOS được điều trị hỗ trợ sinh sản (ART). Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của thừa cân và béo phì đối với kết quả sinh sản của phụ nữ PCOS trải qua thụ tinh trong ống nghiệm / tiêm tinh trùng vào bào tương noãn - chuyển phôi (IVF / ICSI-ET) đã đưa ra những kết quả trái ngược nhau. Sự khác biệt giữa các nghiên cứu này có thể là do nhiều yếu tố, bao gồm kích thước mẫu hạn chế, sự khác biệt về chủng tộc và các biến thể trong quy trình kích thích buồng trứng.
Nghiên cứu hồi cứu này được thực hiện từ 1/2013-1/2018, nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và kết quả IVF / ICSI-ET ở phụ nữ PCOS điều trị bằng phác đồ kích thích buồng trứng siêu dài. Nghiên cứu thực hiện trên các phụ nữ ≤35 tuổi, bao gồm 1782 người chia làm 4 nhóm: 42 người nhẹ cân, 742 người thừa cân, 198 người béo phì và 800 người cân nặng bình thường. Các kết quả được phân tích bao gồm: thời gian và liều lượng gonadotropin, số lượng trứng thu nhận, tỷ lệ làm tổ của phôi, tỷ lệ có thai lâm sàng, tỷ lệ sinh đủ tháng, tỷ lệ trẻ sinh sống, tỷ lệ sẩy thai.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy:
Nghiên cứu hồi cứu này được thực hiện từ 1/2013-1/2018, nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và kết quả IVF / ICSI-ET ở phụ nữ PCOS điều trị bằng phác đồ kích thích buồng trứng siêu dài. Nghiên cứu thực hiện trên các phụ nữ ≤35 tuổi, bao gồm 1782 người chia làm 4 nhóm: 42 người nhẹ cân, 742 người thừa cân, 198 người béo phì và 800 người cân nặng bình thường. Các kết quả được phân tích bao gồm: thời gian và liều lượng gonadotropin, số lượng trứng thu nhận, tỷ lệ làm tổ của phôi, tỷ lệ có thai lâm sàng, tỷ lệ sinh đủ tháng, tỷ lệ trẻ sinh sống, tỷ lệ sẩy thai.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy:
- Liều lượng, thời gian sử dụng gonadotropin giữa nhóm nhẹ cân/cân nặng bình thường (1950-2175 UI, thời gian trung bình 12 ngày) thấp hơn đáng kể so với nhóm thừa cân/béo phì (2637-3375 UI, thời gian trung bình 13 ngày).
- Số lượng noãn thu nhận được ở nhóm nhẹ cân/cân nặng bình thường (18,2-19,6 noãn) cao hơn so với nhóm thừa cân/béo phì (14,95-16,71 noãn).
- Số phôi tốt để chuyển phôi ở nhóm nhẹ cân/cân nặng bình thường (5,75-5,81 phôi cao hơn so với nhóm thừa cân/béo phì (4,48-5,01 phôi).
- Tỷ lệ thai lâm sàng ở nhóm nhẹ cân/cân nặng bình thường (63,6%-71,4%) cao hơn đáng kể so với nhóm thừa cân, béo phì (66,6%-66,9%). Ngược lại, tỷ lệ sẩy thai, ở nhóm nhẹ cân/cân nặng bình thường (21,3%) thấp hơn đáng kể so với nhóm thừa cân, béo phì (34,3%).
- Không có sự khác biệt thống kê giữa 4 nhóm về tỷ lệ cấy phôi, tỷ lệ sinh sống, tỷ lệ sinh đôi, tỷ lệ sinh đơn, tỷ lệ sinh non, sinh đủ tháng và tỷ lệ thai ngoài tử cung.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản kém ở nhóm bệnh nhân PCOS <35 tuổi được điều trị bằng phác đồ kích thích buồng trứng siêu dài và chỉ số khối phản ánh cân nặng của cơ thể. Những phụ nữ mắc PCOS có chỉ số cân nặng cao có thể gặp một số bất lợi trong quá trình điều trị. Do đó, trước và trong quá trình điều trị hỗ trợ sinh sản, bác sĩ và chuyên viên phôi học nên đưa ra lời khuyên khuyến khích bệnh nhân giảm cân, có chế độ tập luyện và ăn uống hợp lý.
Nguồn: BioMed Research International. Han Zhou, Dan Zhang, Zhuoye Luo, Aimin Yang, Na Cui, Guimin Hao and Wei Wang. “Association between Body Mass Index and Reproductive Outcome in Women with Polycystic Ovary Syndrome Receiving IVF/ICSI-ET” (2020).
Nguồn: BioMed Research International. Han Zhou, Dan Zhang, Zhuoye Luo, Aimin Yang, Na Cui, Guimin Hao and Wei Wang. “Association between Body Mass Index and Reproductive Outcome in Women with Polycystic Ovary Syndrome Receiving IVF/ICSI-ET” (2020).
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của nồng độ Vitamin D lên kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 17-11-2020
Kết quả thai và sơ sinh của quá trình hoạt hóa noãn nhân tạo ở những bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 11-11-2020
Inhibin B trong ống sinh tinh của tinh hoàn ở nam giới sinh sản bình thường và vô sinh nguyên phát - Ngày đăng: 11-11-2020
Những thay về tình trạng tế bào Leydig ở nam giới lớn tuổi - Ngày đăng: 11-11-2020
Hiệu quả của phương pháp thủy tinh hóa đối với noãn hiến tặng - Ngày đăng: 11-11-2020
Kết quả phương pháp trưởng thành trứng non ở nhóm bệnh nhân đa nang buồng trứng - Ngày đăng: 11-11-2020
Trầm cảm sau sinh có thể tồn tại kéo dài đến ba năm - Ngày đăng: 11-11-2020
Dấu ấn sinh học apoptosis trên tế bào cumulus có tương quan với chất lượng phôi ở bệnh nhân PCOS - Ngày đăng: 09-11-2020
Phân mảnh DNA tinh trùng là dấu ấn sinh học mới cho sẩy thai sớm - Ngày đăng: 09-11-2020
Hệ sản phẩm phiên mã trên tế bào cumulus có tương quan với chất lượng phôi - Ngày đăng: 09-11-2020
Hội chứng Asherman và đo bề dày nội mạc tử cung trước khi chuyển phôi - Ngày đăng: 09-11-2020
Mô hình tiên lượng phôi dựa trên sự biểu hiện gen của tế bào cumulus - Ngày đăng: 09-11-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK