Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 17-11-2020 2:01pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CNSH. Phan Thị Nhật Vy – Chuyên viên phôi học IVFAS
 
Vitamin D là một nội tiết tố steroid tan trong chất béo, được sản xuất nội sinh bởi sự chuyển hóa 7-dehydrocholesterol dưới tác dụng của tia cực tím β. Khoảng 80% vitamin được tổng hợp qua da, phần còn lại được hấp thụ qua thức ăn. Vitamin D có vai trò trong việc điều hòa sự cân bằng nội mô và thúc đẩy quá trình khoáng hóa xương. Trong hệ sinh sản nữ, vitamin D cũng có một số chức năng như điều hòa buồng trứng, tăng sinh nội mạc tử cung và biểu hiện gen cần thiết cho quá trình tiếp nhận phôi của nội mạc tử cung. Ngoài ra nó còn giúp điều hòa sự chiêu mộ nang noãn thông qua quá trình điều hòa sản xuất nội tiết tố AMH. Khoảng 15% dân số vô sinh có mức vitamin D thấp, và xuất hiện thường xuyên ở nữ giới. Một số nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa thiếu hụt vitamin D và tỉ lệ phôi, tỉ lệ thai lâm sàng và thai diễn tiến giảm. Tuy nhiên các nghiên cứu khác cho thấy không có mối liên hệ giữa vitamin D và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của nồng độ vitamin D lên kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Nghiên cứu đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp tất cả các nghiên cứu về ảnh hưởng của vitamin D lên kết quả điều trị IVF (tỉ lệ trẻ sinh sống (LBR)/ tỉ lệ thai diễn tiến (OPR), tỉ lệ thai lâm sàng (CPR) và tỉ lệ sẩy thai (MR)). Tài liệu được tìm kiếm từ PubMed, MEDLINE, EMBASE, Global Health và The Cochrane Library với từ khóa gồm vitamin D và các thuật ngữ sử dụng cho hỗ trợ sinh sản như IVF, ICSI, ART. Tiêu chuẩn nhận: các nghiên cứu đã được công bố gồm nghiên cứu hồi cứu, tiến cứu, nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu cắt ngang, trong đó mức vitamin D được phân thành 3 nhóm: nhóm thiếu hụt nhiều (<20ng/ml), nhóm không đủ (20-30ng/ml) và nhóm đầy đủ (>30ng/ml).

Nghiên cứu dựa trên 14 nghiên cứu bao gồm 4382 bệnh nhân với 7 nghiên cứu hồi cứu và 7 nghiên cứu tiến cứu, 3 nghiên cứu bao gồm trường hợp xin noãn.

Tỉ lệ thai lâm sàng: Phụ nữ có nồng độ vitamin D ≥ 30ng/ml có tỉ lệ CPR cao hơn so với dưới < 30ng/ml. So sánh các trường hợp khác: trường hợp không đủ - thiếu vitamin D (≥ 20ng/ml - < 20ng/ml); trường hợp đủ - không đủ vitamin D (≥30ng/ml - ≥ 20ng/ml); trường hợp đủ - thiếu vitamin D (≥ 30ng/ml - <20ng/ml): không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ thai lâm sàng.

Tỉ lệ sẩy thai: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa các mức đủ - không đủ - thiếu vitamin D.

Tỉ lệ trẻ sinh sống / tỉ lệ thai diễn tiến: Nhóm có nồng độ vitamin D ≥ 30ng/ml cao hơn so với nhóm < 30ng/ml. Các trường hợp khác như ≥ 20ng/ml - <20ng/ml; đủ - thiếu vitamin D ((≥ 30ng/ml - <20ng/ml); … không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Nồng độ vitamin D không ảnh hưởng lên kết quả điều trị IVF ở tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ trẻ sinh sống/ tỉ lệ thai diễn tiến. Cần thêm nghiên cứu cỡ mẫu lớn hơn nhằm đưa ra ngưỡng nồng độ giới hạn của vitamin D ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Hiện tại, vẫn còn thiếu các đồng thuận giữa ngưỡng vitamin D thích hợp để dự đoán kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản so với ngưỡng đươc dùng để đánh giá sức khỏe xương.

Nguồn: Cozzolino, M., Busnelli, A., Pellegrini, L., Riviello, E., & Vitagliano, A. (2020). How vitamin D level influences in vitro fertilization outcomes: results of a systematic review and meta-analysis. Fertility and Sterility.

 
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK