Tin tức
on Wednesday 30-09-2020 12:20pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. VŨ ĐOAN MỸ TRINH – IVFMD BÌNH DƯƠNG
Kể từ khi em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, ngày càng nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có con nhờ phương pháp này. Azoospermia (tình trạng không có tinh trùng trong tinh dịch) được phát hiện ở khoảng 5% cặp vợ chồng vô sinh và 10% ở nam giới vô sinh. Nhờ kỹ thuật ICSI, các cặp vợ chồng vô sinh do azoospermia có thể có con bằng cách sử dụng tinh trùng thu nhận từ mào tinh (PESA) hay tinh hoàn (TESA). ICSI với tinh trùng không xuất tinh đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều trung tâm, nhưng mối lo ngại về chất lượng tinh trùng, sự tổn thương và tình trạng trưởng thành DNA khi được thu nhận bằng thủ thuật có thể khác với tinh trùng trong tinh dịch. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra với tinh trùng không xuất tinh có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn trong khi các nghiên cứu khác lại đưa ra quan điểm ngược lại. Do đó, Lei và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu so sánh kết quả lâm sàng và tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sinh ra với ICSI từ tinh trùng không xuất tinh PESA và TESA so với tinh trùng xuất tinh.
Nghiên cứu hồi cứu đã được tiến hành với tổng cộng 10.520 bệnh nhân trải qua ICSI với tinh trùng thu nhận bằng PESA (n=1841) và TESA (n=288); tinh trùng từ tinh dịch (n=8391). Vào ngày chọc hút noãn, PESA hay TESA được thực hiện. Nhóm ICSI với tinh trùng từ tinh dịch là tinh trùng từ bệnh nhân oligozoospermia nặng (≤5 triệu tinh trùng / mL). Nghiên cứu loại trừ các trường hợp chuyển phôi trữ.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ làm tổ của nhóm tinh trùng không xuất tinh (52,4% & 37,2%) cao hơn đáng kể so với nhóm tinh trùng xuất tinh (43,2% & 29,8%; P <0,001). Không có sự khác biệt đáng kể về phương pháp sinh, tuổi thai trung bình, tỷ lệ sinh non và cân nặng trẻ giữa nhóm tinh trùng không xuất tinh và nhóm tinh trùng xuất tinh (P> 0,05). Ngoài ra, các kết quả sơ sinh giữa nhóm PESA và nhóm TESA là tương tự nhau (P> 0,05). Không có sự khác biệt đáng kể được tìm thấy trong tỷ lệ dị tật bẩm sinh giữa nhóm tinh trùng không xuất tinh và nhóm tinh trùng xuất tinh ở cả nhóm sinh đơn hay sinh đôi.
Nghiên cứu đã cho thấy rằng không có nguy cơ gia tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh trong kết quả sơ sinh của trẻ được sinh ra từ ICSI bằng tinh trùng không xuất tinh PESA hoặc TESA.
Nguồn: Jin, L., Li, Z., Gu, L. et al. Neonatal outcome of children born after ICSI with epididymal or testicular sperm: A 10-year study in China. Sci Rep 10, 5145 (2020). https://doi.org/10.1038/s41598-020-62102-y
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tỷ lệ làm tổ và sinh sống của phôi có màng ZP được làm mỏng hoặc đục lỗ bằng laser - Ngày đăng: 30-09-2020
Đi du lịch trong thai kỳ cần lưu ý gì? - Ngày đăng: 30-09-2020
Sinh thưa có giúp phụ nữ giảm mắc đái tháo đường thai kỳ? - Ngày đăng: 30-09-2020
Vitamin D có quan trọng cho sự thành công của IVF? - Ngày đăng: 30-09-2020
Bắt đầu chụp nhũ ảnh từ 40 tuổi nhằm dự phòng tử vong do ung thư vú - Ngày đăng: 29-09-2020
Biến chứng của đa thai - Ngày đăng: 29-09-2020
Quan hệ tình dục trong tam cá nguyệt thứ ba thai kỳ - Ngày đăng: 29-09-2020
Sự đồng bộ nội mạc tử cung-phôi không tối ưu là một yếu tố nguy cơ của thai ngoài tử cung trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 29-09-2020
Cha hút thuốc và hiện tượng chết tế bào mầm: Cơ chế ảnh hưởng của khói thuốc lên quá trình sinh tinh và di chứng lâu dài trên thế hệ con - Ngày đăng: 29-09-2020
Nồng độ caspase-3 và glycoprotein giàu histidine trong hệ tiết chế của phôi là dấu ấn sinh học của phôi ngày 2 và phôi nang chất lượng tốt - Ngày đăng: 29-09-2020
Ảnh hưởng của chiến lược chuyển phôi trữ tự chọn hay chuyển phôi tươi lên tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn - Ngày đăng: 29-09-2020
Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ liên quan đến sự thiếu hụt Vitamin D trong thai kỳ - Ngày đăng: 26-09-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK