Tin tức
on Wednesday 30-09-2020 12:17pm
Danh mục: Tin quốc tế
NHS Vũ Thị Phương Thảo – Phòng khám Ngọc Lan
Ngày nay, với các biện pháp phòng ngừa thích hợp và trang bị thông tin về thời điểm đi du lịch, tiêm chủng và bảo hiểm du lịch, hầu hết phụ nữ có thể đi du lịch an toàn trong thai kỳ.
Bất cứ đến nơi nào, thai phụ cần tìm hiểu về các cơ sở y tế nơi đó trong trường hợp phải nhập viện khẩn cấp. Thai phụ nên mang theo sổ khám thai để có thể cung cấp cho bác sĩ những thông tin cần thiết.
Đảm bảo bảo hiểm du lịch chi trả trong mọi trường hợp, chẳng hạn như các dịch vụ y tế liên quan đến thai nghén trong quá trình chuyển dạ, sinh non và chi phí do thay đổi lịch trình nếu thai phụ chuyển dạ.
Đi du lịch thời điểm nào trong thai kỳ là hợp lí?
Một số phụ nữ không muốn đi du lịch trong 12 tuần đầu của thai kỳ vì nghén, hay buồn nôn, nôn và cảm thấy rất mệt mỏi trong giai đoạn đầu này. Nguy cơ sẩy thai cũng cao hơn trong 3 tháng đầu.
Đi du lịch trong những tháng cuối của thai kỳ cũng có thể mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy, nhiều phụ nữ nhận thấy thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch là 3 tháng giữa thai kỳ, từ 4 đến 6 tháng.
Sarah Reynolds, chuyên gia tư vấn sản phụ khoa tại Bệnh viện Bedford NHS Trust cho biết: “Đi du lịch khi mang thai là mối quan tâm của nhiều phụ nữ. Nhưng nếu thai kỳ không có biến chứng thì không có lý do gì không thể đi du lịch an toàn, miễn là có những biện pháp phòng ngừa phù hợp."
Dưới đây là một số lời khuyên chung để đảm bảo mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh trong chuyến du lịch.
Đi máy bay trong thai kỳ:
Đi máy bay không có hại cho mẹ hoặc thai nhi. Thai phụ có thể tư vấn bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe hoặc biến chứng thai kỳ với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trước khi bay.
Cơ hội chuyển dạ tự nhiên có thể cao hơn nếu thai sau 37 tuần (khoảng 32 tuần nếu mang song thai), vì vậy một số hãng hàng không sẽ không cho phép bay vào cuối thai kỳ. Nên hỏi rõ với hãng hàng không để biết chính sách về điều khoản này.
Sau tuần 28 của thai kỳ, hãng hàng không có thể yêu cầu bác sĩ hoặc nữ hộ sinh gửi giấy xác nhận ngày dự sinh và xác nhận thai phụ không có nguy cơ bị biến chứng.
Di chuyển đường dài (hơn 4 giờ) có nguy cơ hình thành cục máu đông nhỏ (huyết khối tĩnh mạch sâu). Nếu đi máy bay, hãy uống nhiều nước và di chuyển thường xuyên - cứ sau 30 phút hoặc lâu hơn. Thai phụ có thể mang vớ hỗ trợ co giãn (vớ y khoa giúp nén các tĩnh mạch và ngăn máu chảy ngược) giúp giảm sưng chân.
Du lịch bằng ô tô trong thai kỳ:
Tốt nhất nên tránh những chuyến đi dài bằng ô tô nếu đang mang thai. Tuy nhiên, nếu không thể tránh được, hãy đảm bảo là xe có thể thường xuyên dừng lại và thai phụ nên xuống xe để duỗi người và di chuyển một chút.
Thai phụ cũng có thể thực hiện một số động tác thể dục trong xe (khi không lái xe), chẳng hạn như xoay bàn chân và cử động các ngón chân. Điều này sẽ giúp cho máu lưu thông qua chân và giảm bớt cảm giác cứng và khó chịu. Mang vớ y khoa khi đi đường dài (hơn 4 giờ) cũng có thể làm tăng lưu lượng máu ở chân và giúp ngăn ngừa cục máu đông.
Mệt mỏi và chóng mặt là các triệu chứng thường xảy ra trong thời kỳ mang thai, vì vậy điều quan trọng trong các chuyến hành trình bằng ô tô là thường xuyên uống nước và ăn các thực phẩm tự nhiên chẳng hạn như trái cây và các loại hạt.
Giữ cho không khí lưu thông trong xe, thắt dây an toàn bằng dây đeo chéo giữa ngực và dây đeo ngang qua xương chậu, không đeo ngang qua thai.
Tai nạn đường bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây thương tích ở phụ nữ mang thai. Nếu phải đi một chuyến đi dài, đừng đi du lịch một mình. Thai phụ nên để người khác lái xe.
Đi tàu thuyền trong thai kỳ:
Các công ty du lịch đường sông có những hạn chế riêng và có thể từ chối chở phụ nữ mang thai lớn (thường ngoài 32 tuần). Kiểm tra chính sách của công ty trước khi đặt chỗ.
Đối với những chuyến đi dài hơn bằng tàu thuyền, chẳng hạn như du ngoạn trên biển, nên tìm hiểu xem liệu có các phương tiện trên tàu có thể giải quyết các dịch vụ y tế tại các cảng cập bến hay không.
Thực phẩm:
Cẩn thận để tránh các tình trạng xấu do thức ăn và nước uống, chẳng hạn như rối loạn dạ dày và tiêu chảy khi du lịch. Một số loại thuốc để điều trị chứng rối loạn dạ dày và tiêu chảy cho khách du lịch không phù hợp với phụ nữ mang thai.
Kiểm tra nước trên máy bay có an toàn để uống không. Nếu nghi ngờ, có thể uống nước đóng chai. Nếu thai phụ đang bị ốm, hãy uống đủ nước và tiếp tục ăn uống vì sức khỏe của thai nhi, ngay cả khi không đói.
Tiêm phòng khi mang thai:
Hầu hết các loại vaccine sử dụng vi khuẩn hoặc virus sống đều không được khuyến khích trong thai kỳ vì lo ngại chúng có thể gây hại cho thai nhi.
Tuy nhiên, một số vaccine sống có thể được xem xét trong thời kỳ mang thai nếu nguy cơ khi không tiêm còn lớn hơn nguy cơ tiêm chủng vaccine sống.
Vaccine bất hoạt sử dụng an toàn trong thai kỳ.
Nếu phải đi du lịch đến những khu vực cần tiêm chủng thì nên tiêm thuốc. Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn nhiều so với nguy cơ do tiêm phòng.
Nên hỏi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để được tư vấn về việc tiêm chủng cụ thể khi đi du lịch.
Nguồn: https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/travel-pregnant/
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sinh thưa có giúp phụ nữ giảm mắc đái tháo đường thai kỳ? - Ngày đăng: 30-09-2020
Vitamin D có quan trọng cho sự thành công của IVF? - Ngày đăng: 30-09-2020
Bắt đầu chụp nhũ ảnh từ 40 tuổi nhằm dự phòng tử vong do ung thư vú - Ngày đăng: 29-09-2020
Biến chứng của đa thai - Ngày đăng: 29-09-2020
Quan hệ tình dục trong tam cá nguyệt thứ ba thai kỳ - Ngày đăng: 29-09-2020
Sự đồng bộ nội mạc tử cung-phôi không tối ưu là một yếu tố nguy cơ của thai ngoài tử cung trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 29-09-2020
Cha hút thuốc và hiện tượng chết tế bào mầm: Cơ chế ảnh hưởng của khói thuốc lên quá trình sinh tinh và di chứng lâu dài trên thế hệ con - Ngày đăng: 29-09-2020
Nồng độ caspase-3 và glycoprotein giàu histidine trong hệ tiết chế của phôi là dấu ấn sinh học của phôi ngày 2 và phôi nang chất lượng tốt - Ngày đăng: 29-09-2020
Ảnh hưởng của chiến lược chuyển phôi trữ tự chọn hay chuyển phôi tươi lên tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn - Ngày đăng: 29-09-2020
Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ liên quan đến sự thiếu hụt Vitamin D trong thai kỳ - Ngày đăng: 26-09-2020
Tăng huyết áp trong thai kỳ - Ngày đăng: 26-09-2020
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK